Powered by Techcity

Chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đông

Vụ đông năm 2023-2024 được ngành nông nghiệp tiếp tục xác định là vụ sản xuất chính trong năm với đặc thù và lợi thế có 3 tháng mùa đông lạnh, sự chuyển tiếp nền nhiệt độ đầu vụ và cuối vụ tạo nên sự phong phú, đa dạng về chủng loại đối với cây trồng. Vì vậy, toàn tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng vụ đông 47.000 ha trở lên.

Chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đôngNông dân xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa) chăm sóc vụ đông năm 2022-2023. Ảnh: Lê Hợi

Trong đó, cây ngô 14.000 ha, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng 67.200 tấn; khoai lang 2.000 ha, năng suất 76 tạ/ha, sản lượng 15.200 tấn; cây lạc 1.300 ha, năng suất 21 tạ/ha, sản lượng 2.730 tấn; rau đậu các loại và cây trồng khác 29.700 ha… Tổng giá trị sản xuất vụ đông phấn đấu đạt 3.525 tỷ đồng trở lên, bình quân đạt 75 triệu đồng/ha gieo trồng trở lên. Diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông phấn đấu đạt 8.000 – 10.000 ha trở lên. Nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông, gồm: Ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại. Trong số đó, cây ngô và rau được xem như cây chủ lực trong cả vụ đông, phục vụ mục tiêu lấy hạt và sản xuất thức ăn xanh cho bò sữa, bò thịt, cây rau phục vụ cho tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu tại một số thị trường truyền thống.

Ngành nông nghiệp khuyến khích các địa phương đa dạng hóa các nhóm cây khác trong sản xuất vụ đông, nhất là chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm hiện tượng vừa thừa vừa thiếu. Đồng thời, mở rộng diện tích các đối tượng cây trồng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định, ưu tiên các sản phẩm tiêu thụ, chế biến nội địa như khoai tây chế biến, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, hành tỏi, các loại hoa… gắn sản xuất với chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tuy nhiên, theo nhận định của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây thất thiệt sản xuất có thể xảy ra bất kỳ như hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân trong sản xuất vụ đông… Mặt khác, do ảnh hưởng của mưa bão thường xảy ra vào đầu vụ, nhiều diện tích cây trồng có thể bị ngập, thiệt hại, nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn để mua giống. Sâu bệnh hại vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại nặng trên ngô và nhiều loại cây trồng khác làm giảm năng suất và sản lượng nếu không được phòng, chống kịp thời. Giá cả các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người sản xuất. Doanh nghiệp tham gia liên kết bao tiêu sản phẩm hoặc đầu tư sản xuất vụ đông còn thiếu và yếu do hiệu quả sản xuất nông nghiêp còn thấp, tính rủi ro cao. Lao động trong nông thôn ngày càng thiếu do đi làm ăn xa hoặc lao động tại các khu công nghiệp trong khi thời vụ triển khai sản xuất vụ đông yêu cầu rất khẩn trương, vừa thu hoạch cây trồng vụ thu mùa vừa gieo trồng cây vụ đông trong cùng một thời điểm.

Chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây trồng vụ đôngNông dân xã Thiệu Tiến (Thiệu Hóa) trồng ngô vụ đông.

Lường trước được những khó khăn đó, ngay từ những ngày đầu tháng 9-2023, các địa phương đã tổ chức thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa và cây trồng vụ thu mùa khi đến thời điểm chín để bảo đảm năng suất và sản lượng, tạo quỹ đất tiến hành gieo trồng cây màu vụ đông trong khung thời vụ sớm nhất. Đối với cây lúa, khi đã chín trên 80% các địa phương nên tập trung hướng dẫn nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi huy động máy thu hoạch, nhân lực tổ chức thu hoạch nhanh, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để đảm bảo an toàn và tạo quỹ đất gieo trồng cây vụ đông; chủ động các giải pháp trong thu hoạch như tổ chức tốt dịch vụ máy thu hoạch lúa trên địa bàn, không để hiện tượng bảo kê máy, giữ ruộng; huy động các lực lượng giúp Nhân dân thu hoạch khi cần thiết.

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa Vũ Quang Trung, căn cứ phương án sản xuất vụ đông năm 2023-2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cần rà soát lại kết quả thực hiện vụ đông trước, quỹ đất có khả năng sản xuất vụ đông, tình hình thực tế về điều kiện sản xuất, lao động, thị trường… để xây dựng kế hoạch phân giao cụ thể cho từng xã, thị trấn về diện tích và cơ cấu các cây trồng chủ lực. Trên những diện tích có kế hoạch sản xuất vụ đông, các địa phương cần chủ động tiêu nước trước khi thu hoạch cây trồng vụ thu mùa để tạo điều kiện giải phóng đất. Nông dân thu hoạch cây trồng vụ thu mùa đến đâu, tiến hành vệ sinh đồng ruộng (dọn cỏ dại, cắt rơm rạ, nhổ bỏ gốc cây) và giải phóng đất ngay đến đó. Đối với nhóm cây ưa ẩm, gieo trồng vụ đông sớm, thời vụ gieo trồng kết thúc trước ngày 10-10-2023. Đối với nhóm cây ưa lạnh, người dân gieo trồng sau ngày 10-10-2023, cây khoai tây tập trung trồng từ 20-10-2023 đến 15-11-2023. Ngoài ra, các địa phương cần tính toán và khuyến cáo quy mô sản xuất từng loại cây trồng, bố trí rải vụ phù hợp để đảm bảo nguồn cung, hạn chế tình trạng dư thừa trong thời gian chính vụ. Cùng với đó, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tham gia liên kết sản xuất có chính sách hỗ trợ nông dân mở rộng sản xuất vụ đông, đầu tư ứng trước vật tư phục vụ sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Hợi

Nguồn

Cùng chủ đề

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 16/11/2024

Hôm nay (16/11) diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng; các đồng chí lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri và dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại một số địa phương.NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-16-11-2024-230499.htm

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 25/11/2024: Không khí lạnh tràn đến, Bắc Bộ mưa rét từ đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (24/11), bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Tới khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Cùng chuyên mục

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư

23/11/2024 14:50 (Baothanhhoa.vn) - Chương trình OCOP là một trong những động lực quan trọng giúp xã...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Nơi biến thời gian nông nhàn thành giá trị kinh tế

Hợp tác xã (HTX) Tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, nằm tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, là một mô hình kinh tế nổi bật, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo ra những giá trị xã hội và kinh tế hiệu quả, ý nghĩa.Với việc tập trung vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, chế biến sản phẩm thủ công, HTX Tiểu thủ công...

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất