Powered by Techcity

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên

Nếu Đoan Quận công Nguyễn Hoàng – người con của đất Gia Miêu xứ Thanh tiên phong đi mở cõi Tổ quốc về phương Nam thì con trai ông – Nguyễn Phúc Nguyên lại được ngợi ca là vị chúa của những “kỳ công mở cõi… thoát ly sự lệ thuộc với triều đình vua Lê chúa Trịnh”. Ông còn được người đời xưng tụng là chúa Sãi, chúa Phật bởi tấm lòng từ bi, bác ái.

Chúa Sãi Nguyễn Phúc NguyênLàng Gia Miêu xứ Thanh là đất quý hương của các chúa và vua nhà Nguyễn. Ảnh: Khánh Lộc

Sau khi quyết định vào đất phương Nam mở cõi – dựng nghiệp, ngoài việc tránh sự “kìm kẹp” của chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng cũng nuôi khát vọng có thể xây dựng cơ nghiệp của riêng mình. Dẫu vậy, trong tình hình lúc bấy giờ, dù đã Nam tiến song ông vẫn là tướng của triều Lê – Trịnh, vẫn phải cầm quân đi đánh dẹp các tàn dư nhà Mạc ngoài phía Bắc khi được điều động. Về phía triều đình Lê – Trịnh cũng phần nào biết được ý định của “con trai Nguyễn Kim” nên sau này đã tìm mọi cách giữ Nguyễn Hoàng ở lại đất Bắc. Dẫu vậy, năm 1600 nhân cơ hội dẫn quân đi đánh bọn phản loạn, ông đã theo đường biển trở về phương Nam, chính thức “thoát cũi sổ lồng”, không trở lại đất Bắc nữa.

Năm 1613, biết sức khỏe đã yếu, chúa Nguyễn Hoàng liền gọi con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên và các quan đại thần, người thân tín đến bên giường bệnh, dặn dò: “Ta với các ông đồng cam cộng khổ đã lâu, muốn dựng nên nghiệp lớn. Nay ta để lại gánh nặng cho con ta, các ông nên đồng tâm giúp đỡ cho thành cơ nghiệp”. Rồi nhà chúa lại quay sang con trai Nguyễn Phúc Nguyên mà răn dạy: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung; anh em trước hết phải thân yêu nhau. Mày mà giữ được lời dặn đó thì ta không ân hận gì”. Và trước khi trút hơi thở cuối cùng, chúa Nguyễn Hoàng lại trăn trối: “Đất Thuận – Quảng phía Bắc có núi Ngang (tức Hoành Sơn) và sông Gianh (Linh Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia (Thạch Bi sơn) vững bền. Núi sẵn vàng, sắt, biển có cá, muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, đừng bỏ qua lời dặn của ta” (theo Đại Nam thực lục tiền biên).

Sau khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng qua đời, người con thứ 6 của ông là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế nghiệp. Nguyễn Phúc Nguyên sinh năm 1563. Sử sách nhà Nguyễn và lưu truyền dân gian kể rằng, khi mẹ Nguyễn Phúc Nguyên mang thai ông, đã mộng thấy điềm báo lạ. Có vị thần nhân đưa cho bà tờ giấy có viết chữ “Phúc”. Khi tỉnh dậy, bà đem chuyện kể với mọi người thì được cho rằng đó là điềm báo may mắn và nhận được lời khuyên, khi đứa bé ra đời nên đặt tên là “Phúc”. Tuy nhiên, “Bà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói rằng, nếu chỉ đặt tên “Phúc” cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này là chữ lót. Và khi Thế tử ra đời, bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Họ Nguyễn từ đó về sau đều lấy chữ Phúc làm chữ lót là như thế. Cho nên năm Quý Hợi (1563) là năm khởi đầu chữ Phúc trong dòng họ Nguyễn tộc” (sách Nhà Nguyễn chín chúa mười ba vua).

Sau khi kế nghiệp, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã chuyển dinh thự từ đất Vũ Xương chật hẹp, địa thế trống trải vào Phước Yên, huyện Quảng Điền. Dinh thự mới kiên cố, thành cao, hào sâu, đề phòng kẻ địch tấn công. Về mặt nội trị, ông kế thừa đường lối của cha mình – lấy đức mà trị, vỗ về lòng dân, chiêu hiền đãi sĩ… tiếng lành truyền xa, hào kiệt khắp nơi tìm về với chúa Nguyễn mỗi ngày thêm đông. Nhờ đó mà nhà chúa đã gặp được Đào Duy Từ, một nhân tài xứ Thanh kiệt xuất thời bấy giờ.

Thực hiện di nguyện của cha là chúa Tiên Nguyễn Hoàng, sau khi kế nghiệp, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã hiện thực hóa mạnh mẽ khát vọng “thoát ly” khỏi chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài với hàng loạt động thái, như: Không nộp thuế, không về chầu triều đình… Đặc biệt, khi lên nắm quyền, ông cho bãi bỏ Đô ty, Thừa ty, Hiến ty theo thiết chế của nhà Lê. Thay vào đó, ông đặt ra các thiết chế riêng.

Cũng theo sử liệu, bản thân chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên vốn là người tài giỏi nhưng không kiêu ngạo, lại biết “chiêu hiền đãi sĩ”, quý trọng người tài nên ngoài Đào Duy Từ thì ông còn tập hợp được nhiều hiền nhân khác cùng giúp sức, như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến…

Đất phương Nam do chúa Nguyễn trấn giữ mỗi ngày thêm hùng mạnh cũng là mối lo cho các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Mượn cớ họ Nguyễn ở Đàng Trong chậm trễ trong việc nộp thuế, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đã khởi binh đi “hỏi tội”. Trong đó, câu chuyện “Dư bất thụ sắc”- chúa Nguyễn Phúc Nguyên trả lại sắc chỉ cho vua Lê đến nay vẫn được lưu truyền. Việc trả lại sắc cho vua Lê là hành động dứt khoát, khẳng định khát vọng lập một “vùng trời riêng” của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Để xây dựng chính quyền vững mạnh cả về tiềm lực kinh tế và quân sự, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, xây dựng Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất thời bấy giờ. Cùng với đó, nhà chúa cũng đẩy mạnh việc vượt núi, mở mang bờ cõi về phương Nam sâu hơn, rộng hơn. “Công cuộc mở cõi và định cõi Nam bộ thế kỷ XVII – XVIII là một kỳ công tuyệt vời của lịch sử Việt Nam, mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên không chỉ là người có công khai mở, đặt cơ sở ban đầu, mà còn hoạch định mục tiêu, phương thức và những biện pháp cụ thể, chuẩn xác cho các đời sau tiếp nối và thành công”.

Cơ nghiệp vững vàng, tấm lòng từ bi rộng mở, chúa Nguyễn Phúc Nguyên được quan lại, người thân tín mến phục, dân Đàng Trong kính trọng. Vì thế, ông thường được người đời tôn xưng gọi là chúa Sãi, chúa Phật.

Nhận xét về những đóng góp của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc trong bài viết Nguyễn Phúc Nguyên: Vị chúa của những kỳ công mở cõi đầu thế kỷ XVII: “Nguyễn Phúc Nguyên ngay từ nhỏ đã nổi tiếng là người thông minh, dũng lược. Năm 22 tuổi là tướng chỉ huy một đội thủy quân đánh thắng 5 chiếc tàu của ngoại bang đến cướp phá ở vùng Cửa Việt, được khen là bậc “anh kiệt”. Năm 40 tuổi được giao làm trấn thủ Quảng Nam, ông đã mở rộng giao lưu buôn bán với các nước phương Đông và phương Tây (đặc biệt là Nhật Bản), xây dựng Hội An thành cảng thị quốc tế phồn thịnh – mà ngày nay đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Năm 51 tuổi trở thành người đứng đầu chính quyền chúa Nguyễn, ông đã cải cách nền hành chính, phát triển đất nước về mọi mặt, mở mang lãnh thổ xuống tận Mô Xoài, Đồng Nan, Sài Gòn, Bến Nghé… thuộc miền Đông Nam bộ – khởi dựng hình hài lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Ông là người đầu tiên đặt ra đội Hoàng Sa đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài – một hình thức độc đáo của quá trình khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền trên các vùng quần đảo giữa biển Đông. Dưới quan điểm sử học mới, càng ngày chúng ta càng nhận rõ hơn, đầy đủ và chân xác hơn bức chân dung hoàn hảo của ông…”.

Khánh Lộc

(Bài viết có tham khảo, sử dụng nội dung trong các sách Địa chí huyện Hà Trung; nhà Nguyễn chín chúa mười ba vua; và một số bài viết của các nhà nghiên cứu).

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa có chủ nhiệm mới

Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ IX (2024 - 2029), bầu ra Ban Chủ nhiệm mới gồm 5 thành viên. Luật sư Nguyễn Hữu Giang được bầu làm Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh nhiệm kỳ IX.Quang cảnh Đại hội.Trong hai ngày 14 và 15/12, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội toàn thể lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tới dự Đại hội có Luật...

Một số điểm du lịch vẫn còn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”

Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách “cưỡi ngựa xem hoa”. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do, chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành.Du khách tham quan vùng trồng cam trên địa bàn huyện Thạch Thành.Huyện Thạch Thành với rất nhiều điểm đến đã được “định danh” như: thác Voi, thác Mây, Chiến...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Cùng tác giả

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất