Powered by Techcity

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang 

Mã giang – dòng sông văn hóa, tâm linh nơi xứ Thanh “địa linh nhân kiệt”. Trên dọc dài hành trình xuôi về với biển, nơi nào sông Mã đi qua mà không soi bóng những ngôi đền, chùa, miếu mạo… Như ngôi chùa Hồng Ân (còn có tên gọi khác là chùa Kiểu, xã Yên Trường (cũ), huyện Yên Định) vẫn hướng mặt về sông mà vang tiếng chuông ngân…

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang Chùa Hồng Ân sau khi được trùng tu.

Xã Yên Trường trước hay sau khi sáp nhập vào xã Yên Bái, vẫn là vùng quê ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, mang đậm nét mộc mạc, thanh bình với những giá trị văn hóa truyền thống, di tích độc đáo. Tại đây các di tích tiêu biểu như: đền Hổ Bái, bia ký Hoàng Giáp thượng thư Trịnh Cảnh Thụy, đền thờ Trương Công Mỹ, chùa Hồng Ân, đã góp phần tô điểm thêm cho truyền thống, mạch nguồn lịch sử – văn hóa, tâm linh trên mảnh đất này.

Chùa Hồng Ân tọa lạc nơi có địa thế “tựa sơn hướng thủy”, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình. Chùa có lưng tựa vào núi Long Sơn, hướng mặt ra dòng sông Mã êm đềm nước chảy. Đứng ở vị trí của chùa, ngước mắt trông về dãy núi Xuân Đài (Vĩnh Lộc), đối diện là dãy Tam Thai nổi danh có đền Đồng Cổ, hai bên là hai ngọn núi thấp tựa như voi chầu. Ngay bên cạnh chùa là đền thờ Phò mã Đô đốc Trương Công Mỹ – vị tướng thời Trần, người có công dàn trận thủy chiến đánh quân Nguyên Mông.

Ngôi chùa gắn với nhiều giai thoại về cuộc đời, công đức của một số nhân vật tiêu biểu thời Trần. Trong bài viết “Chùa Hồng Ân” của Ths. Trịnh Quốc Tuấn (Chùa Xứ Thanh, tập 2, 2010, NXB Thanh Hóa) thuật lại chi tiết: Phò mã Đô đốc Trương Công Mỹ là dị tướng kỳ tài, tóc vàng mắt sáng, quê ở trang Vĩnh Niên, huyện Quỳnh Côi, phủ Thái Bình (nay là tỉnh Thái Bình). Ngay từ thuở nhỏ, ông đã rất chăm lo học hành, làm việc thiện và lễ Phật. Ông đã từng hành hương đến chùa Hương lễ cầu, rồi đến chùa Cổ Lễ (tỉnh Nam Định) quy Phật trì kinh trong vòng 3 năm. Năm 18 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người trai ấy giã biệt quê hương hành trình về phương Nam. Đến vùng núi Long Sơn bên dòng sông Mã, ông nhận thấy nơi đây là mảnh đất phong thủy tốt nên quyết định cư ở đây, sống trên chùa Linh Cảnh Sơn trì kinh, niệm Phật và tiếp tục rèn đức luyện tài. Trai tráng trong vùng nghe danh nên tìm đến rất đông, bày tỏ ý nguyện được ông truyền dạy văn võ.

Chùa Hồng Ân soi bóng Mã giang Cảnh sắc sông Mã phía trước chùa Hồng Ân và đền thờ Trương Công Mỹ.

Thời ấy, vào đầu triều Trần, công chúa con vua Trần Thái tông (1225 – 1258) dong thuyền trên dòng sông Mã tìm người tài giỏi giúp dân, giúp nước. Đến ghềnh Kiểu, thấy cảnh non kỳ, thủy tú, nàng cập bến, dạo chơi, vào Linh Cảnh Sơn tự lễ Phật. Cảm mến người con trai dung mạo khôi ngô, tài hoa họ Trương, công chúa đem lòng yêu mến, nguyện kết tình. Cũng chính hai người đã đồng lòng hợp sức chiêu mộ dân binh, hợp quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, sau đó cùng du ngoạn ghềnh Kiểu và cùng bị cuốn vào hang, mất tích. Vua Trần nghe tin buồn rất đau lòng, dong thuyền về viếng và làm thơ điếu. Vua Trần cấp tiền cho dân lập đền thờ tế tự, đồng thời cho trùng tu, tôn tạo lại ngôi chùa trên núi. Nhớ ơn vua đã cho dựng lại chùa ban phúc cho dân, người dân nơi đây đặt tên chùa là Hồng Ân.

Ngôi chùa lặng lẽ hiện diện, song hành cùng đời sống của các thế hệ người dân nơi đây. Một thời sôi nổi trên bến dưới thuyền, đò dọc đi qua khu vực Kiểu vẫn tâm linh mà vọng bái lên chùa, văng vẳng điệu hò: “Thuyền tôi ván táu chênh vênh/ Trông ra bến Kiểu gập ghềnh nao nao/ Phật cho mát mái chắc sào/ Tu nhân tích đức, ai nào chẳng thương”.

Trước những biến động thời cuộc, lịch sử làng, xã ghi lại sự kiện: Ngày 19/5/1950, giữa lúc chợ Kiểu đang họp đông đúc, thực dân Pháp đưa 4 máy bay đến ném bom, sau đó quân giặc tiếp tục vòng trở lại ném bom tiếp gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng con người, tài sản. Ngôi chùa Hồng Ân cũng bị tàn phá nặng nề trong đợt ném bom này.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, để làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng địa phương, năm 2015 chùa được trùng tu. Trong đó, ngôi tổ đường có diện tích 315m2, được xây dựng theo kiến trúc chữ đinh gồm 7 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, nền móng được nâng cao tạo độ thông thoáng. Phần khung được kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, phần mái được làm bằng ngói mũi hài; các phần hoành, xà, câu đầu và một số cấu kiện trên mái được thiết kế theo phong cách truyền thống với cách chồng rường, kẻ bảy. Hoa văn trang trí mang đậm tín ngưỡng Phật giáo. Ngoài ra, chùa còn có giảng đường, nhà ăn và một số công trình phụ trợ khác. Tháng 4/2022, chùa đã tổ chức lễ rót đồng đúc đại hồng chung với trọng lượng 1 tấn, cao hơn 2m, miệng chuông rộng 1,2m với các họa tiết trang trí tinh tế. Từ đây, tiếng chuông chùa Hồng Ân lại mênh mang cùng dòng sông Mã…

Trong bức tranh sông núi hữu tình, chùa Hồng Ân, đền thờ Trần Công Mỹ như những nét chấm phá độc đáo, tăng thêm linh khí. Sông vẫn chảy đời sông, núi vẫn lặng im đời núi, ngôi chùa vẫn mãi là niềm tự hào, biểu tượng cho nét đẹp, đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đất và người nơi đây.

Bài và ảnh: Hoàng Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi

Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB...

Ngọc Lặc phát triển phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng

Phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc ngày càng phát triển sâu rộng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút đông đảo người dân tham gia luyện tập, từ đó góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.Hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao được UBND xã Thạch Lập tổ chức, thu hút đông...

Thường Xuân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người, gồm 3 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 55.000 người. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thường Xuân đã và đang gìn giữ các giá...

“Sắc màu hội tụ” tại đất thiêng Quảng Trị

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 13-16/12 tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 16 tỉnh, thành phố.Tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn...

Trên đất làng cổ Quần Thanh

Làng cổ Quần Thanh thuộc xã Khuyến Nông (Triệu Sơn) ngày nay. Nơi đây có đền thờ Thành hoàng làng là võ tướng Trần Huệ - người đã có công khai khẩn lập nên vùng đất này.Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Quần Thanh.Ảnh: Khắc CôngThế kỷ thứ III, cuộc khởi nghĩa do anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh khởi xướng lấy vùng núi Nưa làm căn cứ. Để bảo vệ căn...

Cùng tác giả

Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều 15/1, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, HHDL tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thu hút khách du lịch đến Thanh Hóa.Đáng chú ý là các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch như: tham gia gian hàng, tổ chức các chương trình...

Nhiều người nhập viện vì viêm phổi nặng, phải lọc máu, thở máy

Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các bệnh nhân ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Ông Nguyễn Văn T., (62 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở nghiêm trọng, môi...

Thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính

Chiều 15/1, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC năm 2024; phương hướng, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước.Toàn cảnh phiên họp...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr chúc Tết tại vùng cao tỉnh Thanh Hóa

Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Vụ Tuyên truyền, Vụ Chính sách dân tộc (UBDT); lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện Quan Hóa, Thường Xuân. Tại huyện Quan Hóa, Đoàn công tác thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hiền Kiệt, đồng thời trao tặng 7 suất quà cho Người có uy tín và 160 suất quà Tết cho hộ đồng bào DTTS...

Tư lệnh Quân khu 4 thăm, tặng quà tại huyện Thường Xuân

Sáng 15/1, Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4 đã đến thăm, tặng quà nhân dịp đón xuân Ất Tỵ cho các hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khan; kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu và tặng quà một số đơn vị LLVT trên địa bàn huyện Thường Xuân. Tham gia đoàn có Đại tá Lê Văn Trung, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh cùng cấp ủy, chính quyền...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất