Powered by Techcity

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm Rồng

Nằm trong không gian của làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), tọa lạc trên triền núi Lợn Vàng, “nhìn” ra núi “con Voi, con Mèo” (theo cách gọi của người dân địa phương), chùa Đông Sơn tĩnh lặng như điểm nhấn cho “bức tranh” làng cổ thêm giàu giá trị.

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm RồngChùa cổ Đông Sơn trên đất Hàm Rồng được tôn tạo khang trang.

Nằm bên bờ sông Mã, làng cổ Đông Sơn dựa lưng vào núi Rồng. Nơi đây thuở xưa có ruộng sâu, ruộng cạn, vùng thấp núi cao, hang động, bến sông tấp nập, cảnh quan hữu tình… Phía trước làng là cánh đồng rộng màu mỡ, xung quanh được bao bọc bởi những núi đá nhỏ, đồi đất thấp xen kẽ nhau, dáng hình kỳ lạ. Trong đó “phía Đông của làng là hệ thống núi đất kéo dài từ Ngã ba Đầu – nơi sông Chu chạy theo bờ Nam, gặp sông Mã. Phía Nam làng là hệ thống đồi đất cao có nhiều ngọn núi, trong đó tiêu biểu nhất là núi Cánh Tiên với huyền thoại về những nàng tiên giáng thế. Phía Bắc làng là hệ thống núi Phượng, núi con Voi, có động tiên và chùa Tiên Sơn”…

Hình thành và phát triển từ rất sớm, làng cổ Đông Sơn còn được ví như một “đại diện” về sự phát triển liên tục, từ buổi đầu dựng nước của các vua Hùng cho đến ngày hôm nay. Đặc biệt, tròn 100 năm trước, làng Đông Sơn cũng là địa điểm đầu tiên các nhà khảo cổ đã tìm ra dấu vết của nền văn hóa kim khí rực rỡ – văn hóa Đông Sơn. Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển dựa trên nền tảng của quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa “Tiền Đông Sơn” trước đó. Và chủ nhân của văn hóa Đông Sơn chính là người Lạc Việt.

Nằm trong không gian làng cổ, chùa Đông Sơn (còn được biết đến với tên gọi chùa Phạm Thông, chùa Vân Am) cũng có lịch sử khởi dựng từ khá sớm. Căn cứ trên những tư liệu được lưu giữ, người ta tin rằng, chùa Đông Sơn được khởi dựng vào thời Trần. Ngôi chùa cổ trên đất làng Đông Sơn còn gắn liền với những truyền thuyết hấp dẫn về các bậc đại sư, còn được lưu truyền đến ngày nay.

Dẫn chúng tôi tham quan di tích, Đại đức Thích Nguyên Phong, trụ trì chùa Đông Sơn giới thiệu: “Qua khảo cứu các thư tịch cổ, như cuốn Nam Ông mộng lục” của Hồ Nguyên Trừng cho hậu thế biết thêm các thông tin về ngài Quán Viên. Ngài là một nhà tu hành ở chùa Đông Sơn, cũng đồng thời là danh y thời Trần. Ngài đã có công chữa bệnh cho vua Trần Anh tông và được phong Quốc sư. Cùng với đó, ngài còn giúp dân trừ tà, mang lại cuộc sống bình yên”.

Theo sách “Nam Ông mộng lục”, chuyện chữa bệnh cho vua Trần được kể lại khá ly kỳ: Sư chùa Đông Sơn tên Quán Viên, giới hạnh thanh bạch, mắt tuệ vẹn tròn, nhiều năm liền không xuống núi. Khi vua Trần đau mắt đã hơn một tháng, chữa thuốc không khỏi khiến ngày đêm nhức mỏi. Một lần, nhà vua mộng thấy có một nhà sư đến, lấy tay xoa mắt cho ngài. Khi vua hỏi tên tuổi nhà sư thì được biết tên Quán Viên, đến để chữa mắt cho vua. Thần kỳ hơn, khi vua Trần tỉnh mộng thì thấy mắt đã được chữa khỏi. Cho là điều kỳ lạ, vua cho người đi khắp nơi dò hỏi, quả nhiên có một nhà sư tên Quán Viên tu ở chùa Đông Sơn, liền sai người mời đến. Khi gặp mặt, vua Trần thấy dáng vẻ nhà sư giống hệt người đã chữa mắt cho ngài trong mộng, liền phong Quốc sư và ban thưởng rất hậu hĩnh. Tuy nhiên, nhà sư Quán Viên đem hết tài sản tặng cho dân nghèo, còn mình vẫn chỉ quần áo giản đơn, một mình vân du.

Lại có truyền thuyết kể rằng, khoảng thế kỷ XIV, có một người họ Phạm vốn dòng dõi nhà quan, xuất gia tu hành ở am núi Thanh Lương. Ngài thường mặc y phục khổ hạnh, giữ giới luật nghiêm khắc, đạo hạnh cao siêu, được người đời kính nể, đã được vua Trần ban cho hiệu “Tuệ thông Đại sư”. Lúc già, ngài dời về tu ở chùa Đông Sơn. Ngoài 80 tuổi, Tuệ thông Đại sư ngồi suốt 21 ngày đêm trong rừng sâu để thiền. Tuy nhiên, hổ báo kéo đến rất đông nhưng chỉ ngồi chầu xung quanh. Đến khi nhà sư quay trở về chùa, trong một buổi đang giảng đạo cho đệ tử thì bất ngờ hóa (qua đời). Thương tiếc bậc chân tu, về sau người đời gọi nơi ngài tu là chùa Phạm Thông (tức chùa Đông Sơn).

Không chỉ nổi tiếng với những truyền thuyết hấp dẫn, chùa cổ Đông Sơn còn tọa lạc trong không gian thiên nhiên hài hòa, núi sông hữu tình, vì thế khi xưa nơi đây còn là chốn dừng chân vãn cảnh, làm thơ của nhiều bậc tao nhân mặc khách. Trong đó, có bài thơ chữ Hán “Đông Sơn tự hồ thượng lâu” (lầu ở trên hồ chùa Đông Sơn) của Phạm Sư Mạnh được cho là viết về chùa Đông Sơn trên đất Hàm Rồng: “Trì viên cổ tự quỳnh dao một/ Tùng trúc nhất sơn phong vũ lai/ Chí kim bạch phát ngôn tiền tẩu/ Do đạo Thái sư bình tặc hồi”, đại ý: “Vẻ ngọc hồ xưa đã mất rồi/ Trúc thông đầy núi gió mưa vùi/ Người già trong thôn vẫn thường kể/ Chuyện Thái sư năm xưa đánh giặc về qua đây”.

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm RồngVăn bia được lưu giữ tại chùa cổ Đông Sơn.

Cũng theo Đại đức Thích Nguyên Phong: “Qua nghiên cứu các văn bia còn lưu giữ tại chùa Đông Sơn, suốt quá trình từ khi chùa được khởi dựng vào thời Trần đến thời Nguyễn hầu như không thấy tài liệu nào nhắc đến việc trùng tu, sửa chữa chùa. Còn từ thời Nguyễn đến khoảng giữa thế kỷ XIX, chùa Đông Sơn được người dân nhiều lần phát tâm công đức trùng tu. Trong đó, dòng họ Lương ở đất Đông Sơn có nhiều đóng góp cho việc trùng tu, tôn tạo chùa”.

Còn theo truyền ngôn được các bậc cao niên trong làng cổ Đông Sơn kể lại: Chùa Đông Sơn khi xưa được xây dựng khá kiên cố, tường được xếp gạch, mái xếp đá kiểu “chèn ép” khá công phu. Đáng tiếc, do bị bom đạn chiến tranh tàn phá và nhiều nguyên do khác khiến cho ngôi cổ tự bị hư hỏng nặng nề, chỉ còn lại hậu cung.

Năm 2014, chùa cổ Đông Sơn từng bước được trùng tu, tôn tạo trên nền móng cũ. Với nhiều nỗ lực đóng góp, phát tâm công đức của người dân và phật tử, đến nay ngôi chùa cổ trên đất Hàm Rồng đã có diện mạo khá hoàn chỉnh. Đặc biệt, khi đến chùa, du khách sẽ có dịp chiêm ngắm nhiều hiện vật quý liên quan đến văn hóa Đông Sơn và các giai đoạn về sau.

Ghé thăm chùa Đông Sơn, tôi tình cờ gặp cụ bà Lương Thị Hoan (90 tuổi) – người dân làng cổ Đông Sơn đang có mặt tại đây, được cụ chia sẻ: “Mỗi ngày, bà thường đi bộ từ nhà ra chùa để vãn cảnh, nghe câu kinh lời kệ, tiếng chuông chùa ngân vang, những lúc khỏe thì lại làm công quả, quét dọn để chùa sạch sẽ”.

Rộng hơn 3.000m2, tọa lạc trong không gian làng cổ yên bình với nhiều truyền thuyết kỳ ảo về các bậc chân tu được lưu truyền, chùa Đông Sơn chắc chắn là điểm nhấn tham quan, chiêm bái hấp dẫn cho du khách khi về với đất Hàm Rồng cổ kính trong những ngày tết đến, xuân về.

Bài và ảnh: Trang Bùi

Nguồn

Cùng chủ đề

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

“Gọn” để “Tinh”, “Mạnh”

Thời khắc chuyển giao năm 2024 bước sang năm mới 2025 là một dấu mốc quan trọng, với việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Cùng với TP Thanh Hóa, thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương trong tỉnh cũng đã khẩn trương triển khai việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, quy mô dân...

Dáng vóc đô thị “tựa núi, bên sông,  hướng biển”

Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, TP Thanh Hóa địa thế “rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân thành”. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, TP Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng tự hào. Đặc biệt, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, quy mô diện tích và dân số của TP Thanh...

Điển hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Trên các cánh đồng thôn Triệu Tiền, Triệu Xá và nhiều khu đồng khác ở xã Đông Tiến (Đông Sơn), những mô hình nông nghiệp trong nhà lưới, nhà kính đang mang lại diện mạo hiện đại cho nông nghiệp địa phương.Mô hình trồng lan công nghệ cao của anh Nguyễn Xuân Thiên.Điển hình nhất phải kể đến mô hình trồng hoa công nghệ cao của anh Nguyễn Xuân Thiên ở thôn Triệu Tiền với doanh thu những năm...

Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

Nói về vị trí đắc địa và vẻ đẹp trữ tình của vùng đất Hạc Thành xưa, TP Thanh Hóa nay, người xưa có câu: “Thanh Hoa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”. Để rồi, trải qua hàng nghìn năm với vô vàn biến thiên, vùng đất cổ trên lưng chim Hạc vẫn là cội nguồn phát tích của những truyền thống, những vẻ đẹp đắm say lòng người.Cây cầu huyền thoại Hàm...

Cùng tác giả

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất