Powered by Techcity

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa


Quá trình phát triển kinh tế – xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaNghi thức rước kiệu tại lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước năm 2024.

Mảnh đất nơi cửa biển Sầm Sơn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Nổi bật trong đó phải kể đến Quần thể di tích, danh thắng Sầm Sơn đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia tại Quyết định số 313-VH/VP, ngày 28/4/1962. Đây là khu vực thiên nhiên rất đa dạng về sinh học (rừng đặc dụng). Đồng thời, có nhiều công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử – văn hóa, như đền Độc Cước tọa lạc trên hòn Cổ Giải, đền Tô Hiến Thành, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái… với những truyền thuyết lung linh sắc màu huyền thoại, gắn liền với những lễ hội truyền thống độc đáo như lễ hội đền Độc Cước, lễ hội Cầu ngư, lễ hội tình yêu Hòn Trống Mái… Với những giá trị đặc sắc đó, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho Quần thể di tích, danh lam thắng cảnh Sầm Sơn.

Tọa lạc trên di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích, danh lam thắng cảnh Sầm Sơn là danh thắng Hòn Trống Mái. Hòn Trống Mái nằm trên sườn dốc thoai thoải của núi Trường Lệ, vốn là phiến đá lớn được tạo hóa sắp đặt đã tồn tại bao đời nay. Một hòn lớn nằm bằng phẳng phía dưới như bệ đỡ vững chãi, để hai khối đá tựa hình đôi chim ngự lên. Trên khối đá đó có một hòn đầu nhọn, dáng vươn cao tựa như con trống, một hòn nhỏ hơn đối diện có dáng nép vào con trống, tựa như con mái. Đặc biệt Hòn Trống Mái còn gắn liền với một câu chuyện đẹp về mối tình thủy chung, sống chết bên nhau của cặp vợ chồng trẻ sau đại nạn hồng thủy, đến các nàng tiên du ngoạn nơi trần gian phải động lòng cảm phục cho hóa thành đôi Chim Đá để ngày ngày quấn quýt bên nhau. Trải qua thời gian, Hòn Trống Mái đứng sừng sững giữa đất trời và trở thành biểu trưng cho tình yêu son sắt, tình cảm đôi lứa chung thủy. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn du khách mỗi dịp về với Sầm Sơn xinh đẹp.

Theo thống kê, TP Sầm Sơn hiện có 50 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nằm trong danh mục kiểm kê. Trong đó có 39 di tích được xếp hạng (gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt; 8 di tích cấp quốc gia là đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, đền Cá Lập, đền Đề Lĩnh, đền thờ Vua An Dương Vương và Công chúa Mỵ Châu, Bia Chùa Kênh, danh thắng Hòn Trống Mái; 30 di tích cấp tỉnh; 11 di tích chưa được xếp hạng; 5 di tích được công nhận điểm du lịch.

Để các di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo, thành phố đã huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn. Theo đó, tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2014-2024 trên toàn địa bàn là 114.689 tỷ đồng (trong đó có ngân sách dành cho bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa). Ngoài ra, thành phố cũng xây dựng, triển khai nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn di sản văn hóa, cũng như giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội. Điển hình như triển khai thực hiện Kết luận số 82-KL/TU, ngày 30/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2025”; Kết luận số 02-KL/TU, ngày 21/11/2016 về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/12/2007 về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng một số lĩnh vực về văn hóa trên địa bàn thị xã Sầm Sơn đến năm 2020”; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 19/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; tiếp thu tinh hoa văn hóa các vùng miền, văn hóa nhân loại, xây dựng hình ảnh người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè, du khách…

Là địa phương ven biển, vì vậy, trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Sầm Sơn là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, bởi giặc có thể từ biển đổ bộ vào nội địa Thanh Hóa, qua cửa ngõ Sầm Sơn. Nhận thức được vị trí quan trọng đó, quân và dân Sầm Sơn đã tham gia chiến đấu chống giặc, đóng góp nhiều sức người, sức của góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu (1954) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975). Trong những đóng góp của quân, dân Sầm Sơn, có sự góp sức của các chiến sĩ du kích Quảng Tường trong việc đánh đắm Thông báo hạm A-mi-ô-đanh-vin trên vùng biển Sầm Sơn. Nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Lợi đã anh dũng hy sinh. Để tưởng nhớ công lao của chị, năm 2017, TP Sầm Sơn phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa tiến hành xây dựng tượng đài nữ Anh hùng – Liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi trên bãi biển Sầm Sơn. Tượng được chế tác từ đá nguyên khối cao 7,5m, đứng trên chiến hạm Pháp trước lúc bị đánh đắm; trong khuôn viên rộng 530m2.

Năm 1960, Sầm Sơn vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác lưu lại Sầm Sơn từ ngày 17 đến 19/7/1960. Năm 2017, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, TP Sầm Sơn đã tiến hành tôn tạo bia lưu niệm nơi Bác Hồ đến thăm và kéo lưới cùng ngư dân (khu phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn); phục dựng lại bệ phía Tây đền Cô Tiên, trang hoàng lại nhà khách đền Cô Tiên nơi Bác Hồ lưu lại khi về thăm Sầm Sơn. Cũng năm 2017, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập chi bộ Đảng đầu tiên – tiền thân của Đảng bộ thành phố (2/9/1947 – 2/9/2017), thành phố tiến hành giải phóng mặt bằng, trùng tu, tôn tạo lại ngôi nhà diễn ra Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích gần 1.300m2 với tổng mức đầu tư trên 5,146 tỷ đồng. Trong đó, nhà chính được bài trí làm nơi thờ các đồng chí đảng viên đầu tiên tham gia thành lập Chi bộ Cố Gắng; nhà ngang được bài trí thành nhà truyền thống nơi trưng bày các kỷ vật và tranh ảnh, sách, báo về quá trình hình thành, phát triển của Đảng bộ thành phố, những thành tựu đạt được trong quá trình lãnh đạo xây dựng đổi mới, phát triển TP Sầm Sơn ngày nay.

Bên cạnh di sản vật thể, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được thành phố chú trọng. TP Sầm Sơn có 3 lễ hội văn hóa truyền thống cấp thành phố và 24 lễ hội truyền thống cấp xã, phường gắn liền với các di tích. Các lễ hội được tổ chức thường niên chủ yếu vào mùa xuân (trừ lễ hội Bánh Chưng – Bánh Giày và lễ hội Cầu ngư – Bơi trải tổ chức vào tháng 5 âm lịch). Các lễ hội đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, cũng như đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân và du khách. Trong giai đoạn 2017-2023, thành phố đã tổ chức thành công 1 lễ hội văn hóa gắn với danh thắng là lễ hội Tình yêu Hòn Trống Mái (tổ chức thường niên); 1 lễ hội được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là lễ hội Cầu phúc đền Độc Cước. Ngoài ra, nhiều xã, phường đã phục dựng lại các lễ hội, các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống…, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Có thể nói, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP Sầm Sơn đã và đang được bảo tồn, phát huy giá trị. Từ đó, phục vụ hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng cho mỗi người dân nơi đây. Đồng thời, trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xây dựng Sầm Sơn trở thành trung tâm du lịch của cả nước.

Bài và ảnh: Trần Hằng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/chu-trong-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-226025.htm

Cùng chủ đề

Ngành VH, TT&DL Thanh Hóa xác định mục tiêu đề ra cho năm 2025 có tính phấn đấu cao và giải pháp thực hiện...

Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024,...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 25/12/2024

Hôm nay (25/12), Thanh Hóa công bố các sự kiện văn hóa, du lịch năm 2025 và liên kết hợp tác du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước; Yên Định đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Cổ...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-25-12-2024-234713.htm

Quân đội Nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành (22/12/1989

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội ta đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt...

Các cơ quan báo chí cần định hướng tuyên truyền hiệu quả, toàn diện các mặt của đời sống xã hội

Chiều 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trao giấy chứng nhận cho 4 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phát động, hưởng ứng...

Hà Trung gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu 

Sáng 18/12, huyện Hà Trung đã gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).Các đại biểu dự buổi gặp mặt.Tại buổi gặp mặt, các đại biểu và 158 cán bộ Quân đội, Công an đã nghỉ hưu trên địa bàn huyện cùng nhau ôn lại truyền thống...

Cùng tác giả

Tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18). Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Hồng Đức, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức diễn đàn khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với KH&CN vươn lên trở thành động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2025-2030”.Các đại biểu dự diễn đàn.Theo báo...

[E-Magazine] – Những anh hùng trên xứ sở của những bản hùng ca Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) - Ở cái tuổi "xưa nay hiếm", trí nhớ đã mai một nhưng ký ức về chuỗi ngày cùng đồng đội trải qua “mưa dầm, cơm vắt” của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Xuân Sinh vẫn còn vẹn nguyên. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/e-magazine-nhung-anh-hung-tren-xu-so-cua-nhung-ban-hung-ca-thanh-hoa-234875.htm

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất