Powered by Techcity

Cho những cánh rừng thêm xanh


Ngược miền biên viễn, dưới cái nắng mùa hè như đổ lửa chúng tôi mới cảm nhận hết được giá trị của những tán rừng xanh mát. Để cho những triền đồi bao năm trơ trụi cùng sỏi đá được hồi sinh thì nhiều địa phương ở khu vực miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều giải pháp để cho những vạt rừng thêm xanh.

Cho những cánh rừng thêm xanhĐồn Biên phòng Trung Lý (Mường Lát) hướng dẫn người dân về phương pháp trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Hơn 10 năm trước, ai đã từng lên với Mường Lát, chắc hẳn rằng hình ảnh những triền đồi trơ trụi cùng sỏi đá vẫn còn in đậm trong tâm trí. Những đồi cỏ tranh, lau lách thi nhau mọc, chỉ cần một đốm lửa nhỏ là có thể thiêu rụi cả một vùng đồi rộng lớn. Vào mùa nắng nóng, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân rất vất vả trong việc phòng, chống cháy rừng… Thế nhưng hôm nay, những đồi đất trống năm xưa đã được che phủ bởi màu xanh ngút ngàn. Rừng xanh đã đem lại nguồn nước cho đồng ruộng, chống hạn cho lúa, hoa màu, cây ăn quả. Đồng bào sống bên sườn đồi núi vì thế mà cũng yên tâm phần nào bởi không còn lo lở đất, lở núi…

Hơn mười năm trước, 4ha đồi trọc, hoang hóa, quanh năm cây dại mọc um tùm đã được gia đình ông Hà Văn Lá ở khu phố 4, thị trấn Mường Lát khai hoang, phục hóa để trồng cây lâu năm lấy gỗ như xoan, lát, trẩu. Dưới tán rừng kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ông Lá cho biết: Khi gia đình vào đồi cải tạo đất để phát triển kinh tế, nhiều người trong bản không tin về sự thành công của mô hình trang trại trên vùng đất hoang hóa. Thế nhưng các thành viên trong gia đình luôn động viên nhau bám trụ đến cùng, bỏ công, bỏ sức chăm sóc cây trồng, vật nuôi… Đất không phụ công người, đến nay, rừng lát, xoan của gia đình đang phát triển rất tốt, phủ kín bởi màu xanh mát mắt, thân cây to cỡ một người ôm. Dưới tán rừng, gia đình ông nuôi 40 con trâu, bò và hàng trăm con gia cầm, mang lại thu nhập từ 350 đến 400 triệu đồng/năm.

Đồng chí Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát cho biết: Xác định rừng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bởi vậy trong những năm qua, địa phương đã tập trung thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hằng năm, thị trấn phối hợp với kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), tuần tra, kiểm soát lâm sản, kiện toàn các Tổ bảo vệ và PCCCR ở các thôn, khu phố. Bên cạnh đó, thị trấn cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, các chính sách hỗ trợ để phát triển kinh tế rừng… Từ những giải pháp trên đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng… Trong 2 năm (2023-2024), thị trấn Mường Lát đã trồng mới được gần 87ha rừng, trong đó có các loại cây như trẩu, tếch, măng bát độ. Ngoài ra, địa phương đã khoanh nuôi, bảo vệ được 1.674ha rừng…

Đồng chí Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát cho biết: Trồng rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, bởi vậy thời gian qua, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai kế hoạch trồng rừng mới. Chỉ tính riêng trong năm 2024, huyện có kế hoạch trồng 400ha rừng, trong đó có 295ha rừng sản xuất, 105ha rừng phòng hộ. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã trồng mới được gần 300ha rừng sản xuất, gần 100ha rừng phòng hộ; phấn đấu đến tháng 10/2024 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2024.

Còn tại huyện biên giới Quan Sơn, cùng với các giải pháp trồng rừng và phát triển rừng gắn với các chính sách hỗ trợ, giao đất rừng cho người dân canh tác, trồng các loại cây như luồng, vầu, keo… thì lực lượng kiểm lâm đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng kiểm lâm cũng tham mưu cho Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn rà soát những khu vực trọng điểm về an ninh rừng; xây dựng và triển khai phương án bảo vệ, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”; phối hợp với các địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp… Qua tìm hiểu, huyện Quan Sơn có 85.918,94ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng tự nhiên 71.099,50ha, rừng trồng đã thành rừng 11.596,49ha, rừng trồng chưa thành rừng 3.222,95ha…

Trao đổi về công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng chí Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn cho biết: Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội; cùng với đó là huy động mọi nguồn lực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Huyện cũng xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy hoạch về bảo vệ, phát triển rừng bền vững gắn với chế biến lâm sản… Từ các giải pháp trên, đến nay độ che phủ rừng của huyện Quan Sơn đạt trên 89%, cao nhất tỉnh Thanh Hóa.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh ta đã trồng rừng tập trung được 64.723ha và hơn 19 triệu cây phân tán các loại. Hằng năm, các địa phương cũng đã thực hiện trồng rừng gỗ lớn được 3.500ha, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn hơn 700ha. Cùng với đó là chú trọng việc khai thác sử dụng rừng trồng đạt hiệu quả, gắn với công tác bảo vệ rừng… Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt gần 54%; tình trạng cháy rừng giảm qua từng năm; không xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, an ninh rừng được giữ ổn định… góp phần làm cho những cánh rừng thêm xanh.

Bài và ảnh: Xuân Minh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/cho-nhung-canh-rung-them-xanh-224015.htm

Cùng chủ đề

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII sẽ được tổ chức vào ngày mai (9/4)

Chiều 8/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Phiên họp thứ 33 để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVIII và một số nội dung quan trọng khác.Toàn cảnh phiên họp.Dự phiên họp có các đồng...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Phát triển sản phẩm lưu niệm thủ công gắn với hoạt động du lịch miền núi

Sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và lan tỏa hình ảnh du lịch cộng đồng khu vực miền núi xứ Thanh. Trong đó, các sản phẩm lưu niệm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tạo nên sức hút đặc biệt đối với đông đảo du khách.Quầy hàng lưu niệm tại khu nghỉ dưỡng PuLuong Retreat (Bá Thước) với...

Cùng tác giả

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Cùng chuyên mục

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn

Trước thực trạng tiến độ của một số dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành nông nghiệp và môi trường đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao...

Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024

Tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương tổ chức tại trụ sở Chính phủ diễn ra vào chiều 8/4, có 10 tỉnh, thành được xếp hàng dẫn đầu cả nước, trong đó Thanh Hóa đứng ở vị trí thứ 2.Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index. Ảnh: BTCTheo...

Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và Nhân dân

Ngày 8/4, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cung ứng điện và dịch vụ điện lực năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc; Hiệp hội Doanh...

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT), nhất là cơ sở cho thuê lưu trú, karaoke, cơ sở bar, pub... cũng phát triển nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, các lĩnh vực này đã phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT.Lực lượng công an kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều...

Phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Đó là giải pháp mà nhiều địa phương đang thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo diện mạo mới vùng nông thôn.Nghề đan chao đèn lồng xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn)...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi...

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất