Powered by Techcity

Chờ “cởi trói” để phát triển lành mạnh


Dù cơ quan quản lý Nhà nước đã thực hiện quyết liệt các giải pháp ngăn chặn nguy cơ tiêu cực, rủi ro, song thị trường bất động sản vẫn còn gặp không ít vướng mắc, khó khăn.

Quản lý thị trường bất động sản: Chờ cởi trói để phát triển lành mạnh

Một mặt bằng quy hoạch tại thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa) hoàn thành đấu giá đã lâu nhưng tỷ lệ xây dựng còn hạn chế.

Sau khi Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và các văn bản quy phạm hướng dẫn thi hành luật được ban hành, các cấp chính quyền và ngành chức năng đã kịp thời thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến đến chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời khẩn trương, quyết liệt triển khai các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cũng đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong đó, Sở Xây dựng thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh, kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường phát triển “nóng” hoặc đóng băng, tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá lên cao để trục lợi, làm mất cân đối cung – cầu…

Vậy nên, dù trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2024, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các dự án theo danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Báo cáo từ Sở Xây dựng cho thấy, trong năm 2024, các địa phương đã tổ chức đấu giá 316 mặt bằng quy hoạch với diện tích 130,84ha, thu được trên 10,83 nghìn tỷ đồng (bằng 47,4% kế hoạch). Số tiền này được đánh giá là cao gấp 2,4 lần so với năm 2023. Còn theo báo cáo từ các địa phương, trong năm qua chưa xuất hiện trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm. Giá trúng đấu giá có mức tăng trung bình từ 0,2% đến 3% so với giá khởi điểm. TP Thanh Hóa và các huyện: Thiệu Hóa, Hà Trung được xem là những địa phương có kết quả trúng đấu giá tăng so với giá khởi điểm cao nhất từ 28,8% đến 30%.

Theo đánh giá từ Sở Xây dựng, việc giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã hạn chế tình trạng tiêu cực, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và đầu tư trở lại cho hạ tầng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Việc tổ chức đấu giá cũng được thực hiện công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong số mặt bằng quy hoạch đã đấu giá trong nhiều năm trước thì tỷ lệ lấp đầy (hoàn thành xây dựng nhà ở và có người ở) vẫn còn khiêm tốn. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng cho biết, tỷ lệ này ở khu vực TP Thanh Hóa cũng chỉ đạt khoảng 20%. Ở các huyện, khu vực xa trung tâm đô thị thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 10%. Điều này gây lãng phí rất lớn về tài nguyên đất đai.

Nguyên nhân của tình trạng trên thì nhiều, phần do người dân đầu cơ, phần do đất đã trúng đấu giá nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Tuy nhiên, theo Trưởng Phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Tuấn thì nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất rất lớn, trong khi nhu cầu của người dân mua đất để làm tài sản tích trữ, sinh lời đang ở mức rất cao. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến giá đất cứ liên tục tăng, thậm chí, ở cùng một khu vực nhưng có tình trạng mặt bằng quy hoạch sau được đấu giá cao hơn mặt bằng quy hoạch đấu giá trước. Thực trạng này chẳng những khiến người nghèo, người thu nhập thấp hoặc trung bình khó tiếp cận, mua được đất ở mà các địa phương khó thu hút được tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu để đầu tư xây dựng dự án, công trình.

Dẫu biết rằng bất động sản là hàng hóa, phải tuân theo quy luật thị trường, nhưng việc đất trúng đấu giá đã lâu nhưng không xây dựng nhà ở là một sự lãng phí. Để góp phần ngăn chặn tình trạng này, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 (đều có hiệu lực từ 1/8/2024) đã đặt ra quy định khống chế thời gian phải xây dựng công trình nhà ở sau khi đã trúng đấu giá, cùng với chế tài xử phạt. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có quy định cụ thể để luật đi vào thực tiễn.

Một tin vui khác đối với thị trường bất động sản ở phân khúc đất nền là Chính phủ đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi, hoàn thiện kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 161/2024/QH15 ngày 23/11/2024 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, dự kiến Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi; không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế – dân sự… Giải pháp này đang được kỳ vọng “cởi trói” để nhiều dự án đất nền được đầu tư trở lại, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Bài và ảnh: Đồng Thành



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/quan-ly-thi-truong-bat-dong-san-cho-coi-troi-de-phat-trien-lanh-manh-243696.htm

Cùng chủ đề

Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Những năm gần đây, câu chuyện về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP không còn xa lạ với nông dân Thanh Hóa. Nếu như trước đây, nông sản chủ yếu tiêu thụ qua thương lái với giá cả bấp bênh, thì nay việc đạt được các chứng nhận này đang giúp sản phẩm địa phương khẳng định vị thế trên thị trường, từ siêu thị trong nước đến các thị trường quốc tế khó tính. Dù hành trình áp dụng tiêu...

Sức lan tỏa từ DDCI

Khởi động từ năm 2021, Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (DDCI Thanh Hóa) được triển khai xuyên suốt trong giai đoạn 2021-2025. Không chỉ là giải pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, DDCI Thanh Hóa còn là thông điệp thể hiện sự cầu thị, quan tâm của tỉnh đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN), với mong muốn...

Đột phá trong giải phóng mặt bằng

Sầm Sơn là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa về tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội. Để có được kết quả đó, thành phố xác định một trong những khâu đột phá có tính quyết định là triển khai tốt công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).Diện mạo đô thị du lịch Sầm Sơn ngày càng khang trang, hiện đại.Nhiều năm trở lại đây, TP Sầm Sơn đang trở thành điểm...

“Có đi có lại” và “Có đi có lại mới toại lòng nhau”

Độc giả Thanh Hoài hỏi: “Có ý kiến cho rằng câu “Có đi có lại” là bản rút gọn của “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, và hai bản này là đồng nghĩa. Tuy nhiên, có người lại cho rằng đây là hai bản tồn tại độc lập và được dùng với ý nghĩa khác nhau.Vậy, xin chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” cho biết, hai bản nói trên là đồng nghĩa hay khác nghĩa, và...

Về Đông Môn thăm đền thờ nàng Bình Khương

Nằm ở phía Đông Di sản văn hóa thế giới (DSVHTG) Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) có ngôi đền thờ nàng Bình Khương với sự tích đập đầu vào đá đến chết để kêu oan cho chồng. Câu chuyện về ngôi đền được người dân địa phương lưu truyền gắn với nhiều câu chuyện lịch sử xây dựng Thành Nhà Hồ.Đền thờ nàng Bình Khương ở thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Ảnh: Khắc CôngTương truyền, năm...

Cùng tác giả

Hội nghị chuyên đề “Phương pháp xây dựng câu lạc bộ dân ca và nghệ thuật hát chèo”

Hội nghị nói chuyện về chuyên đề “Phương pháp xây dựng câu lạc bộ dân ca và nghệ thuật hát chèo” là hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP Sầm Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Chiều 1/4, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” TP Sầm Sơn đã...

Phường Nam Ngạn gặp mặt kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng

Sáng 1/4, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) tổ chức chương trình gặp mặt kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Ngô Thị Tuyển và các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.Dự buổi gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo TP Thanh Hóa; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Ngô Thị Tuyển; các cựu chiến...

Góp phần cải thiện đời sống của các đối tượng chính sách, người lao động có thu nhập thấp

Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn tỉnh với lãi suất ưu đãi đã và đang giúp hàng nghìn hộ gia đình cán bộ, công chức, người lao động thu nhập thấp ổn định về nơi ở, thực hiện ước mơ “an cư, lạc nghiệp”, cải thiện cuộc...

Hướng tới Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

Không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa còn là nơi lưu giữ rất nhiều ký ức hào hùng về chiến thắng Hàm Rồng thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật, giúp người dân ghi nhớ chiến công lừng lẫy của quân và dân Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống...

Đánh giá tình hình quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025

Ngày 1/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị lần thứ 40, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX được tổ chức...

Cùng chuyên mục

Góp phần cải thiện đời sống của các đối tượng chính sách, người lao động có thu nhập thấp

Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn tỉnh với lãi suất ưu đãi đã và đang giúp hàng nghìn hộ gia đình cán bộ, công chức, người lao động thu nhập thấp ổn định về nơi ở, thực hiện ước mơ “an cư, lạc nghiệp”, cải thiện cuộc...

Hướng tới Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng: Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

Không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa còn là nơi lưu giữ rất nhiều ký ức hào hùng về chiến thắng Hàm Rồng thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật, giúp người dân ghi nhớ chiến công lừng lẫy của quân và dân Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống...

Tăng giá trị nông sản bằng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Những năm gần đây, câu chuyện về tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP không còn xa lạ với nông dân Thanh Hóa. Nếu như trước đây, nông sản chủ yếu tiêu thụ qua thương lái với giá cả bấp bênh, thì nay việc đạt được các chứng nhận này đang giúp sản phẩm địa phương khẳng định vị thế trên thị trường, từ siêu thị trong nước đến các thị trường quốc tế khó tính. Dù hành trình áp dụng tiêu...

Tích cực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Nhằm tạo phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (NLTS) lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp tái tạo phát triển NLTS tại các thủy vực tự nhiên nội địa, hồ chứa và vùng biển ven bờ của tỉnh.Các tổ chức phối hợp với huyện Nga Sơn thả tôm giống khu vực ven biển.Theo thống kê của ngành...

Tăng cường kiểm soát tàu cá trên biển

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5, các lực lượng liên ngành của tỉnh đã tích cực phối hợp tuần tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác...

Bá Thước thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng bền vững

Huyện Bá Thước có 54.781,16ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 39.391,57ha, còn lại là rừng trồng. Rừng trên địa bàn huyện được đánh giá còn giàu về trữ lượng, đa dạng về thành phần loài với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, tập trung trên diện tích rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.Cán bộ, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Bá Thước kiểm tra rừng tại xã Kỳ Tân.Xác định rừng không...

Hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế

Hạ tầng giao thông được xem là “huyết mạch”, “xương sống” của nền kinh tế. Thời gian qua, cùng với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng lực hấp dẫn, thu hút “đại bàng” về làm tổ, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát...

Đưa thương hiệu hàng hóa Thanh Hóa ra thị trường quốc tế

Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đưa hàng hóa sang 68 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 6,3 tỷ USD, Thanh Hóa đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ thương mại toàn cầu. Tận dụng tốt cơ hội “mở” của thị trường, các DN đang tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, thương hiệu sản phẩm;...

Chuyện bán nhà, vay lãi để khởi nghiệp

Tuổi 43, anh Bùi Văn Công ở xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đã có nhà lầu, ô tô tải chuyên dụng, xe con hạng sang và nhiều tài sản giá trị. Không chỉ ở thôn Đông Tân nơi anh sinh sống, mà trên địa bàn toàn xã, anh đã nổi tiếng với thành công trong nuôi chim bồ câu quy mô lớn gắn liên kết đầu ra của sản phẩm.Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp của anh Bùi...

Ứng dụng khoa học – công nghệ, nhân lên những “mùa quả ngọt”

Xác định ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, HTX đầu tư sản xuất nông nghiệp thông minh gắn với phát triển sản phẩm chủ lực nhằm gia tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Từ đó, đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân lên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất