Powered by Techcity

“Chính Nhân dân mới là người tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần”

Chấp nhận lời “khiêu chiến” của thực dân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử được Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Trong đó, công tác hậu cần, vận chuyển quân lương và mở đường, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

“Chính Nhân dân mới là người tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần”Với nhiều hình thức sáng tạo, Nhân dân đã vận chuyển hàng vạn tấn lương thực phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. (Ảnh chụp tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ).

“Liệu Việt Minh có thể duy trì được sức chiến đấu ở Điện Biên Phủ được bao lâu?”. Đó là câu hỏi đã được giới lãnh đạo quân Pháp đặt ra khi đã xác định “Việt Minh sẽ có khả năng tiến đánh Điện Biên Phủ”. Bằng những phân tích dựa trên những con số cụ thể, họ đã đưa ra nhận định: Họ (quân ta – PV) có 7.000 binh lính chiến đấu cách xa các căn cứ hậu phương 400km và cách các cửa khẩu Trung Quốc là nơi tiếp tế hậu cần khoảng từ 600 – 700km. Hàng vạn tấn đạn dược, lương thực phải chuyển vận bằng 500 xe tải trên con đường duy nhất là Quốc lộ 41 đang bị hư hại vì máy bay thường xuyên bắn phá. Đối với một tiểu đoàn bộ binh, mỗi ngày cần phải có 1.000kg gạo, tức 30 tấn mỗi tháng, tức 15 xe chuyên chở trong suốt 20 ngày… Vậy thì phải huy động tới 300 xe tải chuyên để lo ăn cho bộ đội, tức là toàn bộ số xe mà Việt Minh có thể có được. Ngoài lương thực, Việt Minh còn phải chuyển vận đạn dược, chất nổ, xăng dầu, thuốc men và tất cả mọi thứ cần dùng cho một đội quân chiến đấu. Cũng phải tính đến những chuyện chậm trễ vì con đường độc đạo thường xuyên bị ném bom, phải chở các vật liệu tới để sửa chữa nối liền những đoạn đường bị cắt phá. Vì vậy Việt Minh phải có ít nhất 2.000 xe tải để chở nhiều tấn lương thực, các dụng cụ sửa đường, hàng ngàn mét khối xăng dầu, hàng ngàn tấn đạn dược…

Những tính toán của người Pháp không phải không hợp lý. Bởi thực tế, việc chuẩn bị các điều kiện về lương thực, đạn dược phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là việc không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là gian nan trăm bề. Chiến trường ở xa hậu phương tới 500 – 600km, trên địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, không có đường thủy, thời tiết khí hậu thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu…

Trước thách thức đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”. Đồng thời, Chính phủ quyết định tổ chức Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch và Hội đồng cung cấp mặt trận các cấp.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng”, việc chuẩn bị các mặt cho trận quyết chiến chiến lược tại Điện Biên Phủ được tiến hành một cách khẩn trương, tích cực ngay từ đầu tháng 12/1953. Trong đó, việc tổ chức vận chuyển đường dài từ các vùng tự do lên Điện Biên Phủ được Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy quy định cụ thể: Hội đồng Cung cấp mặt trận phụ trách vận chuyển lương thực, thực phẩm và đưa dân công lên giao cho Tổng cục Cung cấp tiền phương (hướng từ Việt Bắc sang giao ở Ba Khe; hướng từ Liên khu 3 và Liên khu 4 lên giao ở Suối Rút). Tổng cục Cung cấp hậu phương phụ trách chuyển vũ khí, đạn dược, xăng dầu… lên tới Ba Khe thì giao lại cho Tổng cục Cung cấp tiền phương. Tổng cục Cung cấp tiền phương phụ trách vận chuyển từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ. Đồng thời, tổ chức các tổng kho dự trữ ở quanh thị xã Sơn La và các kho trung tuyến ở khoảng từ cây số 31 đến cây số 87, đường Tuần Giáo – Điện Biên Phủ. Cùng với đó, việc sửa chữa, bảo đảm đường sá, từ Ba Khe qua Việt Bắc (dài khoảng 300km) và Suối Rút về vùng tự do Liên khu 3, 4 do Hội đồng Cung cấp mặt trận phụ trách; còn từ Ba Khe, Suối Rút trở lên do Tổng cục Cung cấp tiền phương cùng Khu ủy và Ủy ban Kháng chiến Khu Tây Bắc phụ trách.

Việc làm đường được Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh xác định là một trọng tâm của công tác chuẩn bị. Con đường Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ dài hơn 80km nhỏ hẹp, nhiều đoạn bị sụt lở và hơn 100 cây cầu lớn, nhỏ đều hỏng. Muốn xe ôtô và xe pháo của Đại đoàn 351 lên được Điện Biên Phủ phải gấp rút mở đường này. Do đó, 2 trung đoàn bộ binh và trung đoàn công binh 151 đã được huy động tập trung làm suốt ngày đêm. Sau những nỗ lực vượt bậc, đường Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ đã được khai thông. Tuy nhiên, con đường độc đạo lên Điện Biên Phủ cũng trở thành mục tiêu đánh phá dữ dội của địch, khiến việc vận chuyển, đi lại gặp nhiều trở ngại.

Đầu tháng 1/1954, giữa lúc việc vận chuyển đạn, gạo đang diễn ra khẩn trương thì Đại đoàn 351 pháo binh tiến vào tuyến đường Tuần Giáo – Điện Biên Phủ. Đường phải dành ưu tiên cho pháo. Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh phải tổ chức một ban chỉ huy đường, quy định nghiêm ngặt giờ giấc hành quân của từng bộ phận và việc che giấu xe pháo ở những nơi tạm dừng. Nhờ việc tổ chức và tính toán giờ giấc một cách tỉ mỉ, vừa không để ảnh hưởng tới việc kéo pháo của bộ đội, vừa không để lãng phí thì giờ và công sức của dân công.

Vì thế khi bộ đội và pháo vào tới các trận địa xung quanh lòng chảo Điện Biên Phủ, thì đạn, gạo cũng đã có đủ để có thể sẵn sàng cho ngày nổ súng.

Tác giả Jean Pouget trong tác phẩm “Tướng Na-va với trận Điện Biên Phủ”, đã “vẽ lại” bức tranh sinh động về con đường tiếp vận lên chiến trường Điện Biên Phủ: “Mang theo những chiếc rổ nhỏ bé, những cuốc xẻng, họ (dân công – PV) lấp các hố bom dưới ánh sáng của những ngọn đuốc. Không gì có thể cản trở được sức lao động của họ: mệt mỏi, đói rét, bệnh tật và cả những quả bom nổ chậm, hoặc những quả bom cạm bẫy gọi là “bom bướm” vừa chạm nhẹ vào đã phát nổ ngay lập tức. Cũng không gì có thể ngăn nổi luồng gạo và đạn suốt đêm từ từ chảy ngược lên phía tập đoàn cứ điểm của đế quốc Pháp. Đêm nào cũng có tới hàng chục ngàn người đen kịt, đông như kiến, gồng gánh tiếp vận trên tuyến đường thiêng liêng. Đến khi trời sáng, máy bay Pháp bay lên chụp ảnh thì con đường đã vắng ngắt, phi công chỉ nhìn thấy rất rõ các đoạn bị bom phá hoại đã được sửa chữa xong”.

Sau khi Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đổ sụp, trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Jean Ferran (đăng trên tờ Paris Match số 370, ngày 12/5/1956), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nói: “Việc người Pháp chọn thung lũng Điện Biên Phủ là có suy nghĩ. Họ có cân nhắc kỹ mặt tốt, mặt xấu. Họ đã tính toán hợp lý: Điện Biên Phủ nằm rất xa các hậu cứ của quân đội Việt Minh, và cũng xa các hậu cứ của Pháp. Nhưng Pháp sẽ giải quyết vấn đề bằng không quân. Quân Việt không có máy bay. Họ không thể tự tiếp lương thực được. Tính toán như vậy là rất hợp lý”. Song, “Sự tính toán hợp lý vẫn chưa phải đã có giá trị. Chính Nhân dân mới là người tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần”. Cũng bởi vậy mà, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lấy điểm tựa từ Nhân dân. Đó là chân lý đã được chứng minh.

Bài và ảnh: Lê Phượng

(Bài viết có sử dụng các tư liệu trong cuốn “Điện Biên Phủ – mốc vàng thời đại; NXB Thông tin và Truyền thông; cuốn “Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954)”, NXB Chính trị quốc gia).

Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Đoàn đại biểu Hội LHPN hai tỉnh Thanh Hóa

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hoá, sáng 26/11, Đoàn đại biểu Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) và Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá và đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm...

“Ngân hàng tại làng”

Với giá trị cốt lõi “gần gũi, thân thiện, hiệu quả”, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ tài chính mà được xem như người bạn đồng hành với khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, yếu thế, mang lại niềm tin và động lực cho khách hàng, đặc biệt là phụ nữ và các hộ thu nhập thấp tại khu vực nông thôn, miền núi.Giá trị cốt lõi...

Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024)

Tối 16/11, tại Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” Cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau); Nhà hát thành phố Hải Phòng (Hải Phòng), Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Tình sâu nghĩa nặng”.Toàn cảnh điểm Cầu Thanh Hóa....

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Cùng tác giả

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Cùng chuyên mục

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Đại biểu Quốc hội lo nước dừa cũng bị đánh thuế, Phó thủ tướng trấn an

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) – Ảnh: Quochoi.vn Chiều 27-11, tại phiên thảo luận ở hội trường về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội. Bổ sung diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng cần làm rõ đối tượng Nhất trí bổ sung nước giải khát có đường theo...

[Bản tin 18h] Tối thiểu 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025

27/11/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Tối thiểu 122.250 tỷ đồng phát triển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất