Powered by Techcity

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ảnh minh hoạ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường.

Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, bất cập; việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực chưa đủ sức răn đe; tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chưa tinh gọn, hoạt động chưa hiệu quả; một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham nhũng sẽ diễn biến phức tạp, tinh vi. Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Kế thừa những thành tựu đã đạt được và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp gồm:

1- Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

2- Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.

3- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

4- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

5- Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Trong đó, rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt.

Đẩy mạnh công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Chiến lược được thực hiện theo 2 giai đoạn

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026), trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 – 2026 và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.

Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030), phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 – 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.

Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược.

Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp Chính phủ triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030”; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này./.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Hùng Tiến

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), chiều 2/11, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ và Nhân dân thôn Hùng Tiến, xã Xuân Bình (Như Xuân); dự công bố Quyết định công nhận thôn Hùng Tiến đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Đảm bảo cấp điện phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết...

Tối 27/10, Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đã đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng đại biểu và đông đảo người dân. Trong suốt thời gian trước, trong và sau sự kiên, Điện lực TP Sầm Sơn - Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định, góp phần vào thành công của sự kiện hết...

Sầm Sơn đổi mới

Những ngày cuối tháng 10 này, Sầm Sơn bỗng trở nên náo nhiệt, khi thành phố biển vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. “Những vị khách đặc biệt” từng đặt chân đến Sầm Sơn cách đây tròn 7 thập kỷ, đã có dịp trở lại để tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 6/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 6/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-6-11-2024-229577.htm

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của...

Chiều 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thống nhất với Báo cáo...

Trường đại học Cần Thơ dẫn đầu số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Số lượng ứng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 theo ngành – Đồ họa: MINH GIẢNG Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách 615 ứng viên của 28 hội đồng giáo sư ngành, liên ngành được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư. Trường đại học Cần...

Thực hiện quy trình bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ ĐUQS tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 5/11, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị thực hiện quy trình bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ ĐUQS tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Đại tá Lê Văn Trung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.Quang cảnh hội nghị.Tham gia hội nghị có đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh và các...

Cùng chuyên mục

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 6/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 6/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-6-11-2024-229577.htm

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của...

Chiều 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thống nhất với Báo cáo...

Trường đại học Cần Thơ dẫn đầu số lượng ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2024

Số lượng ứng viên được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 theo ngành – Đồ họa: MINH GIẢNG Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách 615 ứng viên của 28 hội đồng giáo sư ngành, liên ngành được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024. Trong đó có 45 ứng viên giáo sư, 570 ứng viên phó giáo sư. Trường đại học Cần...

Thực hiện quy trình bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ ĐUQS tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 5/11, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị thực hiện quy trình bầu bổ sung Ủy viên Ban Thường vụ ĐUQS tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Đại tá Lê Văn Trung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.Quang cảnh hội nghị.Tham gia hội nghị có đại diện Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự tỉnh và các...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn

Sáng 5/11, tại xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lương Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn; Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đã có buổi tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Phó Bí thư Tỉnh...

Tập huấn công tác đảm bảo an ninh biên giới

Sáng 5/1, tại huyện Quan Sơn, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn về an ninh biên giới cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã, chỉ huy đồn biên phòng trên địa bàn các huyện biên giới của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy dự và phát biểu chỉ đạo.Đồng chí Nguyễn...

Cử tri huyện Quảng Xương kiến nghị nhiều vấn đề về phát triển kinh tế

Nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm; cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu; các chính sách hỗ trợ giáo dục; chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách... là những vấn đề nóng mà cử tri huyện Quảng Xương gửi tới các đại biểu HĐND tỉnh - đơn vị bầu cử số 18.Các đại hiểu HĐND tỉnh và các cử...

Bỏ phố về quê lương 20 triệu vẫn ngập ngừng muốn trở lại thành phố

Bạn trẻ rời phố về quê một phần để gần gũi gia đình và cuộc sống nhẹ nhàng hơn, nhưng không ít người cũng muốn quay lại thành phố – Ảnh minh họa: Y.TRINH Học hết cấp 3, theo định hướng của gia đình, N.M. (27 tuổi) theo học kế toán ở một trường đại học nổi tiếng tại Hà Nội. Lương 5 triệu không đủ tiền đi mừng cưới Sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế,...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 5/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-5-11-2024-229478.htm

Khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh tiếp tục tìm chủ đầu tư

Khu đô thị hơn 3.200 tỷ đồng ở Mê Linh tiếp tục tìm chủ đầu tưHiện chỉ có một doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu sơ bộ thực hiện dự án khu đô thị mới Mê Linh. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã gia hạn thời gian đăng ký để tiếp tục tìm thêm nhà đầu tư. Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã gia hạn đăng ký thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất