Powered by Techcity

Chiến công ghi mãi ngàn năm

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, anh hùng dân tộc Lê Hoàn không chỉ là người có những đóng góp to lớn trong công cuộc đánh Tống, bình Chiêm, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Anh hùng dân tộc Lê Hoàn: Chiến công ghi mãi ngàn nămĐền thờ Lê Hoàn tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân). Ảnh: Nguyễn Đạt

Theo sử sách ghi lại: Lê Hoàn (941-1005) quê ở Xuân Lập, châu Ái (nay là xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân). Tuổi thơ của Lê Hoàn trải qua hoàn cảnh ngặt nghèo, cơ cực. Lọt lòng không biết mặt cha, năm sáu tuổi đã mồ côi mẹ, nhưng ông may mắn được một vị quan họ Lê cưu mang và nhận nuôi. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn đã cùng chúng bạn đứng trong hàng ngũ quân đội của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh, tham gia dẹp loạn 12 sứ quân. Với tài năng, lại túc trí đa mưu, được lòng quân sĩ, ông được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng và giao cai quản 2.000 quân sĩ. Đến năm 971 khi tròn 30 tuổi, Lê Hoàn được Đinh Bộ Lĩnh cất nhắc lên đến chức Thập đạo tướng quân, tổng chỉ huy quân đội trong cả nước. Đây cũng chính là sự ghi nhận công lao, đóng góp của ông.

Suốt 9 năm giữ chức Thập đạo tướng quân, Lê Hoàn đã toàn tâm, toàn ý xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh, một lòng phò tá nhà Đinh. Lúc bấy giờ trong nước yên bình, một phần cũng do cái tâm, cái tài của người làm tướng nuôi quân. Thế nhưng, công cuộc xây dựng quốc gia thống nhất, ổn định chính quyền chưa được bao lâu thì cuối năm 979, xảy ra một biến cố lớn. Đỗ Thích, vì ảo mộng làm vua đã sát hại vua Đinh Tiên Hoàng và con trưởng Đinh Liễn. Sau đó, triều đình đưa con thứ là Đinh Toàn lên làm vua và Lê Hoàn được cử làm phó vương nhiếp chính. Một số quan lại lo sợ Lê Hoàn sẽ lấn át Đinh Toàn nên đã tìm cách phản đối, họ đã rời khỏi Hoa Lư toan gây bạo loạn. Song, với tài trí thông minh của mình, Lê Hoàn đã nhanh chóng dập tắt những âm mưu nội loạn.

Loạn trong vừa dẹp, thì lại lập tức xảy ra thù ngoài. Hay tin Đinh Tiên Hoàng mất, Đinh Toàn kế nghiệp còn nhỏ tuổi, triều thần lại bất hòa đánh giết lẫn nhau, nhà Tống thừa cơ đưa quân sang xâm chiếm nước ta. Trong thời điểm sự tồn vong của quốc gia dân tộc rơi vào tình thế ngặt nghèo, trọng trách chèo lái con thuyền quốc gia Đại Cồ Việt được Thái hậu Dương Vân Nga và các tướng lĩnh tin tưởng trao vào tay Lê Hoàn. Năm 980, Lê Đại Hành hoàng đế lên ngôi, mở đầu cho triều đại Tiền Lê và việc đầu tiên của ông là ổn định tình hình triều chính và tổ chức gấp rút cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Về phía quân Tống, đã phát động chiến tranh xâm lược nước ta từ tháng 6 năm Canh Thìn (980), huy động 3 vạn quân với nhiều tướng lĩnh có kinh nghiệm trận mạc. Đến tháng 2 năm Tân Tỵ (981), quân Tống tràn sang nước ta. Tháng 3 năm 981, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hung đem quân vào Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ đem quân đến Tây Kết; Lưu Trừng đem đội thủy quân tiến vào cửa sông Bạch Đằng.

Về phía ta, vua xuất chinh làm tướng ra chặn giặc. Phía đường thủy, vua cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt. Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên quân Tống buộc phải rút về nước. Thừa thắng, quân ta tiếp tục truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Đạo quân do Trần Khâm Tộ chỉ huy tiến vào Tây Kết, nghe tin hai đạo quân thủy – bộ của Hầu Nhân Bảo và Lưu Trùng bị đánh tan, thì hoảng sợ dẫn quân quay trở về. Vua dẫn quân chặn đánh, quân Trần Khâm Tộ thua to, bị giết quá nửa, thây giặc ngổn ngang đầy đồng, ta bắt được hai tướng giặc là Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân đem về kinh thành Hoa Lư. Chỉ trong một thời gian ngắn, với tài năng quân sự kết hợp với ngoại giao khôn khéo, vua Lê Đại Hành đã chỉ huy quân sĩ phá tan 3 đạo quân xâm lược nhà Tống, bẻ gãy dã tâm xâm lược nước ta.

Sau khi thắng quân Tống, Lê Đại Hành nghĩ ngay đến việc trừng phạt Chiêm Thành, một nước luôn gây hấn với Đại Cồ Việt ở phía Nam. Năm 982, thủy quân nước ta do Lê Hoàn chỉ huy vượt biển tiến vào Nam đánh thẳng vào kinh đô Chiêm là Indrapura. Đây là cuộc Nam phạt đầu tiên trong lịch sử dựng nước của Nhân dân ta. Vua Chiêm từ ấy hằng năm phải triều cống và xưng thần, củng cố thêm một bước nền độc lập của Đại Cồ Việt. Sự nghiệp phá Tống, bình Chiêm của Lê Hoàn là một sự nghiệp hiển hách trong lịch sử dân tộc.

Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua đánh đâu được đấy, chém vua Chiêm Thành để rửa cái sỉ nhục phiên di bắt giữ sứ thần, phá tan quân Triệu Tống để bẻ cái mưu vua tôi ăn chắc, có thể gọi là bậc anh hùng nhất đời vậy”.

Với những chiến công hiển hách đó, Lê Đại Hành hoàng đế đã biểu lộ một tài năng quân sự xuất sắc, võ công tuyệt vời và là một vị tướng bách chiến, bách thắng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhưng thiên tài của ông không phải chỉ ở lĩnh vực quân sự, mà dưới sự trị vì của Lê Đại Hành hoàng đế, nước Đại Cồ Việt thời ấy còn đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa…

Trong lĩnh vực văn hóa, vua Lê Đại Hành đặc biệt quan tâm đến đời sống “tư tưởng văn hóa” bảo vệ và phát huy vốn cổ văn hóa dân tộc, những nghệ nhân múa hát tài hoa thời bấy giờ như Dương Thị Như Ngọc, Phạm Thị Trâm được nhà vua phong chức “Ưu Bà” và sai dạy cho binh sĩ múa hát, vừa phát huy giữ gìn được vốn cổ văn hóa của ông cha, lại động viên được tinh thần tướng sĩ gắn bó bản thân với cuộc đời binh nghiệp.

Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ, các nghề rèn đúc, nghề gốm và dệt tơ lụa cũng được mở mang phát triển đều ở các châu lộ, kịp thời phục vụ đời sống dân sinh và phục vụ cho quốc phòng (theo An Nam chí lược, năm 985 Lê Đại Hành hoàng đế đã dùng tới một tấn lụa trắng dùng trong nghi lễ ngoại giao với nhà Tống. Như thế đủ biết nghề tơ lụa thời ấy rất thịnh hành).

Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên được sử sách ghi chép về việc có chủ trương đào sông, đắp đường. Tại Thanh Hóa, sông nhà Lê, đoạn chảy qua thị xã Nghi Sơn, giáp tỉnh Nghệ An là dòng kênh đào đầu tiên, được hình thành dưới thời vua Lê Đại Hành để kết nối giao thông đường thủy từ kinh đô Hoa Lư tới đèo Ngang – biên giới giữa Đại Cồ Việt và Chăm Pa. Dưới thời phong kiến, kênh nhà Lê có vai trò quan trọng vận tải quân lương, mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phát triển nông nghiệp. Trải qua thời gian, đến nay kênh nhà Lê vẫn là một hệ thống đường thủy có giá trị lớn.

Cũng bởi cách lãnh đạo đất nước Đại Cồ Việt một cách tài tình và toàn diện trên tất cả các mặt, nên khi nhận xét về thế nước Đại Cồ Việt cũng như công việc phát triển kinh tế văn hóa, xã hội đất nước của vua Lê Đại Hành, các sử gia, bác học Ngô Thì Sĩ rồi Phan Huy Chú đều thống nhất đánh giá: “Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ,… có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”.

Với tài mưu lược xuất chúng, Lê Đại Hành hoàng đế không chỉ là vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt trong việc đánh Tống, bình Chiêm mà còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bản lề của thế kỷ X, để mở ra một thời đại mới huy hoàng và xán lạn hơn cho dân tộc. Những tài năng và đức độ của ông sẽ lưu danh cùng sử sách, mãi là tấm gương sáng để lớp lớp con cháu đi sau thêm tự hào và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc đồng lòng, chung sức để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Nguyễn Đạt

Bài viết có sử dụng tư liệu trong các cuốn “Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn” (NXB Hà Nội), “Vua Lê Đại Hành và quê hương làng Trung Lập” (NXB Thanh Hóa – 2013).

Nguồn

Cùng chủ đề

Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Luận Văn

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024), chiều 3/11, đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa đã đến dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ và Nhân dân thôn Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân). Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo...

Hiệu quả từ những khu vườn mẫu

Mô hình khu vườn mẫu giúp người dân tăng thu nhập, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương và XDNTM. Nhằm khuyến khích các hộ gia đình nông thôn khai thác tối đa diện tích đất vườn của mình để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đồng thời tạo không gian xanh, sạch, đẹp, xây dựng vườn mẫu được sự hưởng ứng mạnh mẽ của chính quyền các địa phương và người dân.Khu vườn...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 3/11/2024

Hôm nay (3/11), đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Thọ Xuân; Liên đoàn Yoga tổ chức Festival mùa thu tỉnh Thanh Hóa 2024.NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-3-11-2024-229324.htm

Thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 –...

Tại phiên họp ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025.Một góc TP Thanh Hoá.Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 82,87 km2, quy mô dân số là...

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt

Trong thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có lĩnh vực trồng trọt nói riêng được ban hành đã tạo động lực thu hút người dân, doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm trên diện tích canh tác.Người dân xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa) chăm sóc cây màu vụ đông.Thực hiện Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 19/12/2021 của HĐND huyện...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất