Powered by Techcity

“Chát” với bạn bè xứ Thanh


Cuối năm, tôi ngồi bấm đốt ngón tay nhẩm tính… Tôi về xứ Thanh đã bao nhiêu lần không nhớ nữa.

“Chát” với bạn bè xứ ThanhChân dung những người bạn xứ Thanh. (Tranh của Huỳnh Dũng Nhân)

Gọi là về xứ Thanh vì tôi được sinh ra ở Thanh Hóa đầu năm 1955 trong chuyến ba mẹ tôi tập kết ra Bắc cách đây đúng 70 năm.

Nhưng gia đình tôi chỉ ở Thanh Hóa đúng một năm thì chuyển ra Hà Nội, rồi năm 1975 chuyển vào TP Hồ Chí Minh sinh sống làm việc đến tận bây giờ.

Ba năm trở lại đây, với nhiều công việc và cơ duyên, tôi có nhiều dịp về lại Thanh Hóa, khi thì dạy lớp tập huấn báo chí, khi dự các sự kiện kỷ niệm 70 năm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Cũng có những lần tôi chỉ về với mục đích tìm lại nơi mà mẹ đã sinh ra tôi ở bệnh viện Thanh Hóa.

Có lần, khi biết tin tôi về dạy lớp tập huấn ở Thanh Hóa, nhà báo – nhà văn Xuân Ba, nguyên phóng viên Báo Tiền Phong đã viết thư như một lời giới thiệu về tôi gửi lớp tập huấn:

“Huỳnh Dũng Nhân là ai vậy?

Hắn đích là họ Hoàng! Gia nhân hắn hành phương Nam mưu sinh nên hắn thuận phép tắc của tiền nhân kiêng kỵ việc chúa tiên khởi Nguyễn Hoàng mang gươm đi mở cõi nên Hoàng thành Huỳnh vậy! Còn lại, cụm từ DŨNG NHÂN thì chẳng phải bàn.

Mảng (thoạt) nghe hắn tìm lại cố hương nơi chôn nhau (rau) cắt rốn? Ấy là một chiều muộn, có bà mẹ miền Nam tập kết vỡ ối tạt vội vô Bệnh viện “thậy” (thị) xã Thanh Hóa, nơi trước đó không lâu có tên là nhà thương “thậy” xã sinh hạ ra hắn.

Đất ấy, xứ ấy rồi nghề ấy mới nảy nòi ra thứ Huỳnh Dũng Nhân từng nhuốm nhiễm linh khí xứ Thanh khi vương cái rau cùng cọng rốn đất này?

Sinh Trung phát Nam (Thanh là địa đầu miền Trung). Nam là thành phố mang tên Cụ Hồ. Huỳnh Dũng Nhân chả hổ danh nơi mình sanh hạ. Hắn đã gắng gỏi bao nhiêu để chi chít cùng tên với tuổi. Mà tinh những danh hiệu LÀNH của cái nghề BÁO!

Nếu có những sắc (thắc) mắc này nọ rằng sao trong chuyến BẮC HÀNH hắn lại chọn xứ Thanh có lẽ cũng vì lẽ ấy chăng?”.

Tôi khoái cái thư này của nhà báo, nhà văn Xuân Ba, vì nó tựa như một chứng thư khẳng định rằng tôi thuộc về xứ Thanh.

Một nhà báo nữa – anh Cao Ngọ, cũng rất nhiệt tình hướng dẫn tôi đi thăm xứ Thanh, dù cho điều kiện xa gần hay sớm muộn thế nào đi nữa. Chính anh hò hẹn, tự lái xe đưa đón tôi đi thăm đây đó, đi làm quen với bạn bè đồng nghiệp. Đến đâu anh cũng rổn rảng sôi nổi giới thiệu về tôi: “Lão này sinh ra ở Thanh Hóa mình!”. Nhờ anh mà tôi mới cập nhật được tình hình đất và người xứ Thanh, mới biết được Thanh Hóa đã thay đổi hiện đại thế nào, mới được thưởng thức các món đặc sản ở đây: “Muốn ăn về ngã ba Môi. Muốn ngẫm sự đời về ngã Ba Bia”. Anh đưa tôi đi thăm khu du lịch Bến En nơi được mệnh danh là “Hạ Long xứ Thanh”, đi thăm lò cao Hải Vân đúc gang thời kháng chiến, tiền thân của ngành quân giới quân đội Việt Nam, thăm huyện Nông Cống quê anh…

Lại nhớ có lần đích thân anh lái xe ra sân bay Thọ Xuân đón tôi, trước khi đi còn rửa xe cẩn thận. Anh là người ít làm thơ, nhưng hôm đó anh về hý hoáy làm mấy câu thơ tặng tôi.

Mấy lần sau, gặp lại tại xứ Thanh, biết tôi đang bị tai biến vẫn chống gậy thực hiện chương trình “Xin một tuổi” (dành 1 năm đi thăm bạn bè và các địa danh nhiều kỷ niệm), anh lại làm một bài thơ gan ruột nghĩa tình…

Xưa nay làm báo, phương châm tác nghiệp của tôi là đã đi là phải đến, đến phải gặp, gặp phải hỏi, phải hiểu cặn kẽ mọi điều. Trong những lần về Thanh Hóa, tôi đã đạt được tất cả những điều đó là nhờ gặp những con người thật thân thiện quý mến.

Một thổ công nữa đã giúp tôi tìm hiểu về Sầm Sơn rất cặn kẽ là nhà thơ Đinh Ngọc Diệp. Anh lơ ngơ về công nghệ, về số nhà, tên đường… nhưng lại có một trí nhớ và khả năng đọc thơ thật tuyệt vời. Mỗi bài thơ của anh không khác gì những tình sử của xứ Thanh, nghe và thấm. Anh đưa tôi lên một quán quen trên núi và… đọc thơ. Anh đọc sang sảng, bất kể xung quanh có khách lạ.

Hôm đến thăm nhà anh, tôi tặng bà xã anh chiếc khăn rằn đặc trưng của Nam bộ. Chỉ có thế thôi mà hôm sau anh đã có cảm hứng làm ngay bài thơ tặng tôi, có câu: “Người thơ tặng thiếu nữ Sầm Sơn chiếc khăn rằn thương nhớ/ Mai gió mùa khăn choàng nhẹ vai ai”…

Xứ Thanh là đất “Địa linh nhân kiệt”, là vùng đất của lịch sử “vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, và là nơi sâu đậm dày dặn trầm tích văn hóa để tạo ra những tên tuổi các văn nghệ sĩ nổi tiếng. Tôi ngờ rằng không chỉ văn nghệ sĩ mà cả những người dân xứ Thanh bình thường cũng yêu cháy bỏng mảnh đất quê hương, sẵn sàng biến thành một hướng dẫn viên du lịch, một cộng tác viên của báo, đài để thể hiện tình yêu quê hương của mình. Tôi có anh bạn Lê Trung Anh, vốn là trưởng khoa dược của một bệnh viện ở TP Thanh Hóa. Anh cũng là một cộng tác viên tích cực của nhiều báo đài, nhất là báo “Thuốc và sức khỏe”. Khi tôi về Thanh Hóa còn nhiều bỡ ngỡ, anh lái xe đưa tôi đi thăm cầu Hàm Rồng, núi Trường Lệ, hòn Trống Mái… và giới thiệu với tôi như một hướng dẫn viên du lịch thật sự. Để rồi khi rời Thanh Hóa tôi đã viết bài thơ về địa danh này để cảm ơn người hướng dẫn viên du lịch đặc biệt.

Trống Mái

Đất nước mấy ngàn năm rồi vẫn tích xưa Trống Mái

Tôi đi hết đời rồi Trống Mái có tuổi đâu

Thương nhau bạc đầu vẫn vẹn thề chung thủy

Có giận có hờn Trống Mái chẳng rời nhau

Đá với đá đâu? Ta với em đấy chứ

Mái ngực kia, bờ vai ấy ngày nào

Chỉ có nước mới tạo hình được đá

Cứ trong nhau và cứ ấp ôm nhau

Ừ Trống Mái cho trời trên, đất dưới

Có âm dương mới nếp tẻ cuộc đời

Có Trống Mái đá phôi thai hạnh phúc

Để thụ tinh một huyền thoại lứa đôi

Trống như núi, Mái như rừng, giao phối

Ai đặt tên núi Trường Lệ thêm buồn

Dằng dặc xanh giọt lệ rơi mắt núi

Đôi vợ chồng nào đang đốt lửa bên nương

Ta nghe tiếng những trang xưa tích cũ

Vẫn thét gào khát vọng của tình yêu

Đời sẽ thế nào nếu không còn Trống Mái

Có khi là anh chẳng có em đâu”…

Tôi đăng những câu thơ viết về Thanh Hóa không phải để khoe thơ mà là để khoe những người bạn Thanh Hóa của tôi. Mà ngay cả những người dân mà tôi chưa quen biết nhiều, cũng đã để lại cho tôi những tình cảm thật đáng nhớ. Đó là anh lái taxi đưa tôi đi đền Độc Cước, biết tôi là nhà báo được sinh ra ở Thanh Hóa 70 năm ngày tập kết trước đây, anh cứ nhất định không lấy tiền xe. Đó là những cô gái lái xe điện xinh đẹp ở Sầm Sơn, sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch và sẵn sàng đợi khách rẽ ngang, về tắt dọc đường đi mà không tính tiền công chờ. Đó là người tình nguyện trông coi bảo quản Khu Di tích lò cao Hải Vân. Đó là 3 bà cụ khách mời đêm tổ chức Cầu Truyền hình trực tiếp ở Sầm Sơn về Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, biết tôi là cái đứa “tập kết trong bụng mẹ” đã ân cần thăm hỏi tôi như những đứa con xa trở về… Những tình cảm ân cần đó khiến cho tôi, một “thai nhi say sóng dưới bụng tàu tập kết”, một kẻ đã cùng cha mẹ vượt biển tập kết suốt hải trình “Cà Mau say sóng, Thanh Hóa say bờ” 70 năm trước, cứ tiếc mãi sao những ngày được ở xứ Thanh quá ngắn, quá nhanh… Nhưng chỉ ít ngày đó thôi cũng có những cảm xúc quá đỗi yêu thương, quá đỗi dâng tràn để tôi viết những câu thơ khi chia tay xứ Thanh trở về Sài Gòn: “Con về thôi, biết trở lại nữa không/ Bến bờ ơi, nợ nần chưa dám hẹn/ Giong nhớ thương như cánh buồm về muộn/ Với thủy triều, con tập kết đời con”…

Huỳnh Dũng Nhân



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/chat-voi-ban-be-xu-thanh-238008.htm

Cùng chủ đề

Mảnh đất tình người

Tôi sinh ra ở chiến khu Việt Bắc, hai tuổi về sống ở Hà Nội. Mãi tới năm lên bảy mới biết đến một tỉnh khác, đó là Thanh Hóa. Và có một cái duyên nào đó khiến cho Thanh Hóa trở thành nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với gia đình tôi.Minh họa: Lê Hải AnhĐầu năm 1954, bố tôi khi ấy là cán bộ trong Ban Chỉ huy Thanh niên xung phong Trung ương được cử...

Đẩy mạnh quảng bá tạo đột phá cho du lịch phát triển

Từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng khách cũng như tổng doanh thu. Để có được kết quả đó, cùng với việc đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã có nhiều cách làm mới trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch.Lễ hội bánh...

Tương lai  của thành phố biển…

Định danh Sầm Sơn gợi nhớ về một phức hợp những giá trị thiên tạo và nhân tạo. Bàn tay tạo hóa khéo léo sắp đặt nên cuộc tự tình, giao hữu của sóng nước, đất đai, đá núi... để làm nên thắng cảnh Sầm Sơn say đắm lòng người. Trải qua hàng ngàn năm “quai đê, lấn biển”, các thế hệ người dân Sầm Sơn đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” lập nên làng, xã, hăng hái...

Họa sĩ Đỗ Chung ra mắt sách

Sáng 16/10, Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa đã tọa đàm sách ảnh “Họa sĩ Đỗ Chung”. Tham dự có họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, các văn nghệ sĩ xứ Thanh và bạn bè, gia đình họa sĩ Đỗ Chung.Toàn cảnh buổi tọa đàm giới thiệu sách của họa sĩ Đỗ Chung.Với hơn 10 triển lãm mỹ thuật cá nhân tổ chức tại Thanh Hóa, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,...

Du lịch biển mùa đông có gì?

Với nhiều người, mùa đông là mùa lãng mạn nhất trong năm để du lịch biển, là khoảng thời gian thích hợp để trải nghiệm du lịch “chữa lành”. Khác với mọi năm, du lịch biển xứ Thanh mùa đông năm nay hứa hẹn sẽ sôi động hơn với đa dạng hoạt động trải nghiệm mới, mang đến cho du khách những kỳ nghỉ hấp dẫn.Nhiều chương trình âm nhạc hấp dẫn lần đầu tiên được tổ chức vào...

Cùng tác giả

Người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng vay vốn Agribank

Trong suốt 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) đã trở thành “lá chắn”, là người bạn đồng hành tin cậy của nông dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ABIC Thanh Hóa không chỉ cung cấp bảo hiểm thiết yếu, bảo vệ khách hàng, mà còn chứng minh giá trị nhân văn của mình qua việc hỗ trợ...

Thành phố Thanh Hóa – Rộng mở tương lai

Ngày 1/1/2025 là thời khắc huyện Đông Sơn chính thức sáp nhập về TP Thanh Hóa. Sau 220 năm hình thành và phát triển, chưa bao giờ TP Thanh Hóa có được thế và lực như hôm nay. Trên hành trình bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, TP Thanh Hóa càng vững tin hòa nhịp cùng cả nước hướng tới tương lai rạng rỡ!Thừa ủy quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc...

Khẳng định vai trò “Bưu điện là của Nhân dân”

Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, thông qua việc triển khai các dịch vụ bảo đảm nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm, hiệu quả và linh hoạt, Bưu điện tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định vai trò chủ đạo, vị thế dẫn đầu trong ngành bưu chính tại địa phương. Trên hành trình đó, với vai trò là doanh nghiệp bưu chính công ích được nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ chi trả các dịch...

Gieo niềm tin, mầm hy vọng đến với hộ nghèo, gia đình chính sách

Gần 22 mùa xuân đồng hành với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, ủy thác của các tổ chức, đoàn thể, bảo đảm nguồn vốn đến đúng người thụ hưởng. Với phương châm “nơi nào có người nghèo, nơi đó có mạch nguồn tín dụng ưu đãi”, các cán bộ NHCSXH Thanh Hóa đang...

Khát vọng mùa xuân – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới với bao khát vọng đang mở ra khi thiên nhiên rạo rực non tơ đâm chồi nảy lộc mới, khi lòng người hồ hởi với bao náo nức trước những thành quả đã đạt được qua một năm.Cùng với cả nước, Thanh Hóa đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Hoàng ĐôngĐó chính là những tiền đề đặt ra và kế tiếp hành trình phát huy sức mạnh...

Cùng chuyên mục

Một năm với nhiều dấu ấn

Với chủ đề công tác năm: “Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích”, năm 2024 ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, triển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ đề ra. Nhờ đó, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh...

Mảnh đất tình người

Tôi sinh ra ở chiến khu Việt Bắc, hai tuổi về sống ở Hà Nội. Mãi tới năm lên bảy mới biết đến một tỉnh khác, đó là Thanh Hóa. Và có một cái duyên nào đó khiến cho Thanh Hóa trở thành nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với gia đình tôi.Minh họa: Lê Hải AnhĐầu năm 1954, bố tôi khi ấy là cán bộ trong Ban Chỉ huy Thanh niên xung phong Trung ương được cử...

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”

Chợ Thiều ở làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày 26 tháng Chạp. Được xem là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên ai cũng náo nức với phiên chợ độc đáo này.Một góc chùa Sùng Ân ở làng Thiều Xá.Tích truyệnNằm bên hữu ngạn dòng sông Lèn, bên kia là núi Bình Lâm, làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) là vùng đất...

Tết ơi, tết à!

Tết - một danh từ rất chung mà cũng rất riêng, là tiếng gọi thiêng liêng của đất trời, lòng người. Để rồi hôm nay và mãi về sau, dẫu người già hay con trẻ, miền xuôi hay miền ngược hoặc bất kỳ nơi đâu, những người con đất Việt sẽ cùng hòa chung vào mạch nguồn văn hóa thẳm sâu, hướng về nguồn cội trong những ngày tết đến xuân sang, cùng hát vang khúc ca đón chào...

Cơ hội phát triển du lịch mới trong năm 2025

Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa (Thọ Xuân) với đa dạng trải nghiệm, dịch vụ đẳng cấp mới được đưa vào khai thác phục vụ du khách.Một trong những lợi thế của du lịch Thanh Hóa là...

Cầu vồng trong đêm

Sự xuất hiện của một “vật thể bay” đã làm xôn xao cả cộng đồng yêu du lịch, khiến bất cứ ai cũng phải tò mò. “Vật thể bay” ấy chẳng phải phi thuyền từ hành tinh xa xôi, mà là tòa tháp “UFO” mới tinh tại LAMORI Resort & Spa.Tọa lạc giữa những điểm đến danh giáTòa tháp UFO án ngữ tại vị trí đắc địa gần sân bay Sao Vàng và Khu di tích Lam Kinh, hệt...

Để mùa xuân văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển

Năm 2025 tỉnh Thanh Hóa dự kiến tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó mùa xuân gắn với các lễ hội truyền thống và các hoạt động tái hiện tết xưa phục vụ du khách dịp đầu xuân.Việc làm này cho thấy hoạt động văn hóa tổ chức trong mùa xuân có vai trò hết sức quan trọng đối với “ngành...

Du xuân trên vùng đất sử thi

Chào đón mùa xuân mới vùng đất Thanh Hóa mang trong mình sức sống bừng nở, tựa đuôi khổng tước rực rỡ vươn dài trên tấm thảm ba màu: đất, trời và nước.Tỏa hương sắc chuẩn bị sang xuân.“Vịnh ngọc” giao mùaTừ trên cao nhìn xuống, LAMORI Resort & Spa xòe rực rỡ bên hồ Vua Lê trong veo. Dường như mọi đường nét kiến trúc ở đây đều chú trọng tôn vinh vẻ đẹp nguyên sơ, kết nối...

Đài không lưu phiên bản Galaxy

Nhắc đến huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), hầu như ai cũng nghĩ ngay đến Lam Kinh – mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi từng in dấu những trang sử hào hùng của dân tộc qua các triều đại thời Hậu Lê rực rỡ. Thế nhưng, giữa không gian cổ kính ấy, giờ đây lại xuất hiện một “vật thể bay” khiến bao người ngỡ ngàng: Tháp UFO tại LAMORI Resort & Spa như một nét chấm phá hiện...

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài cuối)

“Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất