Powered by Techcity

Chất vấn để giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đặt ra

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần xây dựng, trách nhiệm, qua quá trình hoạt động thực tiễn, làm rõ đến cùng việc thực hiện kiến nghị về vấn đề đã được giám sát.

Chất vấn để giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đặt ra

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 6/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Thực hiện các “lời hứa”, cam kết

Phát biểu tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV và là lần thứ tư kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.

“Thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa,” cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành. Việc tái giám sát, chú trọng giám sát những vấn đề sau giám sát, theo dõi đến cùng các vấn đề đã giám sát, đã chất vấn nhằm giúp Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành có cơ hội báo cáo với Quốc hội, cử tri và nhân dân về những việc mình đã làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đã đặt ra,” Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mặc dù không phải lời hứa, cam kết, nhiệm vụ nào cũng có thể giải quyết nhanh chóng, có thể làm được ngay, nhưng Quốc hội, cử tri và nhân dân có quyền được biết về tình hình, tiến độ thực hiện và quan trọng nhất, những gì đã hứa trước Quốc hội, cử tri và nhân dân, những nhiệm vụ Quốc hội đã giao cần phải được hoàn thành.

Đồng thời, thông qua hoạt động tái giám sát, sẽ khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần xây dựng, trách nhiệm, qua quá trình hoạt động thực tiễn, làm rõ đến cùng việc thực hiện kiến nghị về những vấn đề đã được giám sát, chất vấn.

Trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc tổ chức giám sát lại theo Khoản 6 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đối với các thành viên Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành, đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và nhân dân cả nước để làm rõ thực trạng tình hình, những kết quả nổi bật đã làm được, những việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt; chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện để tạo chuyển biến căn bản, thực chất trong từng lĩnh vực được chất vấn.

Quốc hội sẽ chất vấn 4 nhóm lĩnh vực, cụ thể là nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.

Nhóm lĩnh vực kinh tế ngành gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường.

Nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.

Nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.

Nỗ lực hơn nữa trong triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.

Chất vấn để giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đặt ra

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tài chính; ngân hàng, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, các giải pháp về công tác quy hoạch, đầu tư, tài chính, tiền tệ, tín dụng và đạt được nhiều kết quả quan trọng…

Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng bảo đảm tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không để dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công được tăng cường; giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh; thu hút vốn FDI, ODA và vốn vay ưu đãi đạt được nhiều kết quả tích cực…

Kỷ luật tài chính-ngân sách Nhà nước được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là đối với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép của Quốc hội.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá phù hợp, sát thực tiễn, góp phần kiểm soát lạm phát. Thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiều chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá cơ bản ổn định. Từ đầu năm 2023, đã 4 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%; triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, 15 nghìn tỷ đồng cho lâm sản, thủy sản; tập trung vốn tín dụng cho các động lực tăng trưởng, lĩnh vực ưu tiên…

Về các lĩnh vực công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung hoàn thiện, ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII) và đang tập trung hoàn thiện Kế hoạch thực hiện; kịp thời triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng quốc gia.

Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về các đập, hồ chứa thủy điện. Phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, tham gia đầu tư vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, hiệu quả cao; kim ngạch xuất khẩu nông sản 10 tháng năm 2023 đạt 43,08 tỷ USD, xuất siêu 9,3 tỷ USD; dự kiến cả năm 2023 đạt 43 triệu tấn lúa, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo sửa đổi đồng bộ cơ chế quản lý, tài chính, phương thức đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022. Khuyến khích liên kết, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp; rà soát, sắp xếp, đẩy mạnh cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập…

Xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật và tổ chức thi hành là một nhiệm vụ trọng tâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo kịp thời thể chế hóa những chủ trương, định hướng chính sách, nghị quyết của Đảng, Quốc hội; chú trọng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn , đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đề ra.

Trong đó, nhiều nhiệm vụ đã hoàn thành, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực và một số nhiệm vụ mang tính thường xuyên, lâu dài đang được triển khai quyết liệt.

Tuy nhiên, một số nhiệm vụ triển khai còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan và tiếp tục cần thời gian để hoàn thành.

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực hơn nữa trong triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn./.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tiếp xúc cử tri huyện Quảng Xương

Chiều 27/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Mạnh Linh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; Trần Văn Thức, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Quảng Xương trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.Các ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tại hội nghị tiếp xúc cử...

Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Quảng Trị: Cấm lợi dụng hội phụ huynh để thu các khoản ngoài quy định Cần “liều thuốc đặc trị” căn bệnh lạm thu gây nhức nhối trong ngành giáo dục Xã hội hóa và lạm thu: Ranh giới mong manh Bước vào năm học mới, cả nước lại phấn khởi, vui mừng chào ngày khai giảng, các em học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học được đến trường với cờ đỏ sao vàng trên tay, cùng được nghe tiếng...

Hơn 180 doanh nghiệp tham gia đối thoại với cơ quan hải quan

Chiều 20/9, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đối thoại và ký kết đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên làm thủ tục tại các cơ quan hải quan trên địa bàn tỉnh.Quang cảnh hội nghị.Dự hội nghị có lãnh đạo Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

“Đạp bằng chông gai đi tới”…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đã hơn một lần nhấn mạnh về bài học thành công, rằng “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân”. Đây cũng chính là bài học để Thanh Hóa soi vào và tiếp tục hành trình “dụng thế”, “tạo lực” mà “đạp bằng chông gai đi tới”...Thủ tướng...

“Phá đề” tư duy và tầm nhìn

Khát vọng về một Thanh Hóa giàu đẹp, xứng với bề dày truyền thống lịch sử hào hùng và chiều sâu trầm tích văn hóa, vốn dĩ là khát vọng cháy bỏng tha thiết của bao lớp người đã sinh ra, lớn lên rồi “trở về” với mảnh đất này. Để rồi, chỉ khi được soi rọi bằng ánh sáng của một nghị quyết mang tính “mở đường”, với những cơ chế, chính sách đặc thù; đồng thời, được...

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Huyện Kon Rẫy hiện nay đang triển khai thực hiện 08/10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện được bố trí kinh phí hơn 129 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Để đảm bảo nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả, UBND huyện Kon Rẫy đã soát, xác định nhu cầu tình hình thực tế của từng địa phương để phân bổ vốn một cách hợp lý,...

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – NamKết quả nghiên cứu mới nhất của tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam khoảng 4 km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát là 1.541 km. Ảnh minh họa Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/9 đến 4/10

* Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/10/2024. * Ngày 11/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng...

Người dân ngồi thẫn thờ bên gốc đào và những ruộng lúa chín vàng trên Lào Cai

Các tuyến phố, những vị trí trang trọng ở Hà Nội những ngày này được trang hoàng rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Ảnh: Lê Hiếu. Xem chi tiết bài tại đây: Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô So với các làng đào Nhật Tân và Phú Thượng, làng đào La Cả ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, ngập...

Công tác kinh doanh và dịch vụ góp phần đưa ngành điện đến gần hơn với khách hàng

Lấy khách hàng làm trọng tâm, cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng.Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.Thực hiện dịch vụ điện trực tuyếnCùng với công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, đáp ứng đủ điện...

Cùng chuyên mục

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Huyện Kon Rẫy hiện nay đang triển khai thực hiện 08/10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện được bố trí kinh phí hơn 129 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Để đảm bảo nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả, UBND huyện Kon Rẫy đã soát, xác định nhu cầu tình hình thực tế của từng địa phương để phân bổ vốn một cách hợp lý,...

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – NamKết quả nghiên cứu mới nhất của tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam khoảng 4 km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát là 1.541 km. Ảnh minh họa Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/9 đến 4/10

* Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/10/2024. * Ngày 11/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng...

Người dân ngồi thẫn thờ bên gốc đào và những ruộng lúa chín vàng trên Lào Cai

Các tuyến phố, những vị trí trang trọng ở Hà Nội những ngày này được trang hoàng rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Ảnh: Lê Hiếu. Xem chi tiết bài tại đây: Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô So với các làng đào Nhật Tân và Phú Thượng, làng đào La Cả ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, ngập...

Đề xuất giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO – Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao. Trung bình 67km sẽ có một ga Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo gửi Quốc hội về báo cáo nghiên cứu tiền...

Hơn 1.000 vận động viên thi chung kết Giải chạy Báo Hànộimới 2024

Giải chạy Báo Hànộimới 2024 chạy là một sự kiện thể thao mang ý nghĩa chính trị xã hội lớn được tổ chức thường niên. Đây cũng là một trong các hoạt động thể thao trọng điểm của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô; 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Thành phố Vì hòa bình. Chung kết giải...

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch Việt Nam có tiềm năng đa dạng các nguồn NLTT PV: Theo ông vì sao cần phải đẩy mạnh các dạng NLTT, đặc biệt là ĐGNK? TS Dư Văn Toán: Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi khí hậu, nắng nóng và băng tan trên toàn thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nếu không có hành động quyết liệt nào, nhiệt...

Điểm tin nổi bật sáng ngày 29/9

Những thông tin đáng chú ý: Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3; Dự kiến khởi công Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa vào tháng 11; Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh tránh thảm họa sạt lở đất ở Mường Lát... BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/podcast-6am-diem-tin-noi-bat-sang-ngay-29-9-226137.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 29/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 29/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-29-9-2024-226151.htm

Chủ động ứng phó với mưa lớn

Chiều 28/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 124 /PCTT,TKCN&PTDS gửi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Điện lực Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất