Powered by Techcity

Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường


Trong điều kiện nguồn cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng đang ngày càng giảm và được dự báo sẽ thiếu hụt trong tương lai gần thì cát nhân tạo (cát nghiền) được xem là một trong những giải pháp thay thế. Tuy nhiên từ nhiều lý do khác nhau, đến nay việc tiêu thụ loại vật liệu này mới chỉ dừng ở mức độ nội bộ doanh nghiệp.

Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trườngCát nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế được cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng thông thường.

Theo Sở Xây dựng, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 18 dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ đá với tổng công suất 1.390.000m3/năm. Trong đó các doanh nghiệp sở hữu dây chuyền có công suất lớn là Công ty TNHH Hoàng Tuấn, Công ty TNHH MTV Tân Thành 2, Công ty CP Nghi Sơn 36, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Liên… Những doanh nghiệp này đều có dây chuyền sản xuất với công suất đăng ký là 150.000m3/năm và được cấp phép khai thác mỏ đá, hoặc sản xuất bê tông tươi thương phẩm.

Theo một số chủ doanh nghiệp, mức đầu tư mới mỗi dây chuyền có công suất lớn (trên 100.000m3/năm) dao động từ trên 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng, chủ yếu nhập từ nước ngoài. Sản phẩm cát nhân tạo được nghiền từ đá cũng đã được cấp có thẩm quyền công nhận hợp quy theo quy định hiện hành. Trong khi cát nhân tạo được đánh giá là hạt đồng đều hơn, đảm bảo cường độ đá, không có tạp chất vì quá trình nghiền đã được sục rửa nhiều lần, giúp tiết kiệm xi măng và rút ngắn thời gian thi công, tăng tuổi thọ công trình. Tuy vậy việc tiêu thụ sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở mức độ nội bộ doanh nghiệp. Có nghĩa, doanh nghiệp tự sản xuất và tự tiêu thụ cho nhu cầu sử dụng của mình.

Công ty CP Nghi Sơn 36 tại Cụm Công nghiệp Vức, TP Thanh Hóa đã đầu tư và đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất cát nhân tạo từ tháng 9/2023 với trị giá hơn 10 tỷ đồng. Nguồn nguyên liệu đầu vào được công ty chọn lựa khá kỹ từ các mỏ đá tại thị xã Nghi Sơn và thị trấn Yên Lâm (Yên Định). Quá trình sản xuất, đá được sục rửa qua 3 lần nước với áp lực cao để loại bỏ tạp chất cũng như mạt đá. Theo ông Trịnh Đình Sáng, Phó Giám đốc Công ty CP Nghi Sơn 36, mặc dù dây chuyền có thể sản xuất đạt 90m3 – 120m3/h, nhưng trung bình mỗi ngày công ty chỉ vận hành máy trong khoảng 8 tiếng, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu sản xuất bê tông tươi thương phẩm của mình.

Trong khi đó, nếu sản xuất thêm thì nguồn vật liệu xây dựng này sẽ trở nên dư thừa. Bởi cho đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng hay lời hỏi mua cát nhân tạo để sản xuất gạch không nung, hay là cát xây dựng công trình. Lý do theo ông Trịnh Văn Sáng là chủ yếu do tâm lý người tiêu dùng còn e ngại cát nhân tạo, thiên nặng về cát tự nhiên. Trong khi đó, sản phẩm bê tông tươi thương phẩm của Công ty CP Nghi Sơn 36 được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Tương tự, Công ty TNHH MTV Tân Thành 2 với 2 dây chuyền sản xuất cát nhân tạo, tại huyện Cẩm Thủy và Hà Trung cũng chỉ để phục vụ nhu cầu của mình là chính. Dây chuyền đặt tại xã Hà Sơn (Hà Trung) được đầu tư bài bản, hiện đại hơn, có thể nghiền và cho ra 5 loại đá vật liệu xây dựng, trong đó có cát nhân tạo. Việc đầu tư dây chuyền này vừa giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu sản xuất bê tông tươi, vừa tận thu được đá gãy vỡ trong quá trình khai thác đá. Trên dây chuyền, đá nguyên liệu được sục rửa bằng nước áp lực cao trước khi nghiền và tiếp tục rửa sau quá trình nghiền, nên cát nhân tạo khá đồng đều về kích thước hạt và không còn tạp chất.

Tuy nhiên, theo phó giám đốc công ty, ông Lê Đức Vũ, hiện tại sản phẩm cát nghiền chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất bê tông tươi thương phẩm của công ty, một phần được bán ra tỉnh Ninh Bình cho doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi hoặc làm cát xây dựng. Giá bán cát nhân tạo thấp hơn nhiều so với cát tự nhiên, trong khi lại tiết kiệm được xi măng trong quá trình xây dựng. Nhưng cho đến nay, chưa có người dân hoặc doanh nghiệp nào trong tỉnh hỏi hoặc đặt mua cát nhân tạo của công ty về phục vụ xây dựng công trình. Vậy nên, công ty cũng chỉ vận hành dây chuyền trung bình 8h/ngày.

Từ góc độ quản lý Nhà nước, Phó trưởng Phòng Quản lý Vật liệu xây dựng, Sở Xây dựng Nguyễn Hữu Đức, cho biết: “Theo quy hoạch đến năm 2030, trữ lượng cát trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 18 triệu m3, nhưng nhu cầu được dự báo cần khoảng 26,01 triệu m3, còn thiếu khoảng 8,01 triệu m3. Nhu cầu này chưa tính nguồn cát xây dựng cho công trình quốc gia trên địa bàn và nhu cầu xây dựng nhà dân. Để bù vào sự thiếu hụt này, cát nhân tạo đang là một phần của giải pháp. Nguồn vật liệu này còn đóng vai trò làm giảm nhu cầu sử dụng cát tự nhiên, giảm hiện tượng khai thác cát trái phép gây sạt lở lòng sông, đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương có mỏ cát tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn không mặn mà với nguồn cát này.

Cũng do tâm lý e ngại của người tiêu dùng, nên hiện nay các dây chuyền sản xuất cát nhân tạo trên địa bàn tỉnh mới chỉ dừng lại ở sản phẩm cát bê tông. Nếu sản xuất cát xây trát, doanh nghiệp chỉ cần thay mặt sàng với chi phí chưa đầy 100 triệu đồng. Nhưng với tâm lý của người dân chuộng cát tự nhiên như hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, nếu có sản xuất ra cát xây trát nhân tạo, doanh nghiệp cũng chẳng thể bán được.

Với nhiều tính ưu việt, cát nhân tạo đang được đánh giá là giải pháp “xanh” cho ngành xây dựng. Để kích cầu sản xuất, Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách kích thích sản xuất. Ở Thanh Hóa, HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND về “Chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”. Trong nghị quyết này, tỉnh sẽ hỗ trợ tới 30% tổng giá trị đầu tư, bao gồm: Chi phí mua sắm máy móc, thiết bị; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; chi phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo có công suất từ 50 tấn/h trở lên. Tuy nhiên theo Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của chính sách), từ khi nghị quyết có hiệu lực, sở vẫn chưa nhận được hồ sơ đề nghị nào từ phía doanh nghiệp, hoặc tổ chức, cá nhân. Mà nguyên nhân chính, được nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng do tiêu chí được hỗ trợ quá cao, doanh nghiệp chưa thể đáp ứng.

Rõ ràng câu chuyện tâm lý người tiêu dùng đang là yếu tố quyết định sự phát triển của nguồn cát nhân tạo, chứ không hẳn bởi doanh nghiệp không thể đầu tư dây chuyền hiện đại hơn. Bởi nếu được Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư máy móc, trang thiết bị thì doanh nghiệp vẫn phải lo đầu ra cho sản phẩm để phát triển lâu dài. Mà khi tâm lý người dân còn chuộng cát tự nhiên thì tương lai của nguồn vật liệu “xanh” này vẫn còn lắm gian nan.

Bài và ảnh: Đỗ Đức



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/cat-nhan-tao-van-kho-tiep-can-thi-truong-224972.htm

Cùng chủ đề

Tài chính vi mô Thanh Hóa

Trong bức tranh kinh tế Việt Nam, các hộ thu nhập thấp, yếu thế và doanh nghiệp siêu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, rào cản tài chính luôn là trở ngại lớn đối với họ. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa ra đời như một luồng gió mới, mang...

Để du lịch Thanh Hóa được “yêu và thương sâu hơn”

Cùng với phát triển đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, việc xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện luôn được các khu, điểm trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Bởi, để du khách “yêu và thương sâu hơn” và tự kể những câu chuyện hấp dẫn về du lịch xứ Thanh là mục tiêu hướng đến trong hành trình xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh.Du lịch biển Sầm...

Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa kết nối hội viên tháng 2

Chiều 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình thăm và làm việc với DN hội viên. Đây là chương trình định kỳ hàng tháng được tổ chức nhằm giao lưu, kết nối các DN trong hiệp hội.Đại diện Công ty CP Thương mại Xây dựng Thái Long chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa tặng quà lưu niệm cho Công ty CP Thương mại Xây dựng Thái...

Chứng minh vị thế sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngành công nghiệp Thanh Hóa hiện có 19 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đây chính là những động lực quan trọng thúc đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng trên 15% trở lên kể từ năm 2021 đến nay, thuộc tốp đầu của cả nước.Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn với nhiều sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp Thanh Hóa như xăng, dầu, khí hóa lỏng...Kể từ khi Nhà máy Nhiệt...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài cuối)

Như những bài viết trước chúng tôi đã đề cập, tình trạng buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay diễn ra phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ra hệ lụy không nhỏ đối với thành quả của nhà sản xuất, kinh doanh có uy tín, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa chân chính trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của...

Cùng tác giả

Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng

Đi giữa bạt ngàn màu xanh của rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc... chúng tôi được lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện khát vọng làm giàu từ rừng. Nổi bật là các địa phương, đơn vị, người dân đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng (BVR) tận gốc và trồng rừng bằng...

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, quy mô lớn, những năm qua ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.Diện tích sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn tại xã Đồng Thắng (Triệu Sơn). Nắm bắt những vướng...

Các địa phương cơ bản thống nhất với điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện VIII). Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan dự hội nghị.Phó Chủ tịch UBND...

Tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tỉnh Thanh Hóa có sự tăng trưởng mạnh, việc lập phương án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp, giảm tổn thất điện năng và giảm số khách hàng điện áp thấp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cấp điện cho khách hàng.Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa Nghiêm Đình Sơn (đứng giữa) kiểm...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 23/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 23/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-23-2-2025-240547.htm

Cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng

Đi giữa bạt ngàn màu xanh của rừng sản xuất trên địa bàn các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc... chúng tôi được lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện khát vọng làm giàu từ rừng. Nổi bật là các địa phương, đơn vị, người dân đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng (BVR) tận gốc và trồng rừng bằng...

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, quy mô lớn, những năm qua ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.Diện tích sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn tại xã Đồng Thắng (Triệu Sơn). Nắm bắt những vướng...

Tăng cường đầu tư, cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tỉnh Thanh Hóa có sự tăng trưởng mạnh, việc lập phương án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp, giảm tổn thất điện năng và giảm số khách hàng điện áp thấp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cấp điện cho khách hàng.Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa Nghiêm Đình Sơn (đứng giữa) kiểm...

Nâng cấp mở rộng đường giao thông, tạo diện mạo mới cho thành phố

Nhằm hướng tới đồng bộ hạ tầng giao thông, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, TP Thanh Hóa đang tích cực thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến phố trên địa bàn.Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cầu vượt đường sắt và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa).Trong những năm gần...

Tài chính vi mô Thanh Hóa

Trong bức tranh kinh tế Việt Nam, các hộ thu nhập thấp, yếu thế và doanh nghiệp siêu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, rào cản tài chính luôn là trở ngại lớn đối với họ. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa ra đời như một luồng gió mới, mang...

Khẳng định là ngân hàng đi đầu, trách nhiệm với cộng đồng

Nhiều năm qua, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các hoạt động kinh doanh, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh luôn tích cực phát huy trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội như xây nhà tình nghĩa, trường học, tặng quà tết cho hộ nghèo và các gia đình chính sách... được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương...

Đất làng Trinh Hà

Không chỉ nổi tiếng với nghề nhuộm vải, làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa) còn có đền thờ Triệu Việt Vương - vua của nước Vạn Xuân, người kế nghiệp Lý Nam Đế đánh đuổi nhà Lương phương Bắc xâm lược...Đền thờ Triệu Việt Vương. Ảnh: Vân AnhNhững ngày này, không khí xuân vẫn tràn ngập tại làng Trinh Hà. Từ đường làng, ngõ xóm rộn ràng tiếng trống, điệu hát,... để chuẩn bị cho lễ hội...

Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa kết nối hội viên tháng 2

Chiều 19/2, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình thăm và làm việc với DN hội viên. Đây là chương trình định kỳ hàng tháng được tổ chức nhằm giao lưu, kết nối các DN trong hiệp hội.Đại diện Công ty CP Thương mại Xây dựng Thái Long chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp.Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa tặng quà lưu niệm cho Công ty CP Thương mại Xây dựng Thái...

Chứng minh vị thế sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngành công nghiệp Thanh Hóa hiện có 19 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đây chính là những động lực quan trọng thúc đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng trên 15% trở lên kể từ năm 2021 đến nay, thuộc tốp đầu của cả nước.Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn với nhiều sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp Thanh Hóa như xăng, dầu, khí hóa lỏng...Kể từ khi Nhà máy Nhiệt...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài cuối)

Như những bài viết trước chúng tôi đã đề cập, tình trạng buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay diễn ra phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ra hệ lụy không nhỏ đối với thành quả của nhà sản xuất, kinh doanh có uy tín, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa chân chính trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất