Powered by Techcity

Cái thuở ban đầu…


Tròn ba mươi năm, khi tờ tập san Người bạn văn hóa (do Ty Văn hóa Thanh Hóa đảm nhiệm) ra đời (1964), đến năm 1994 bằng những nỗ lực của Ban Thường trực khóa IV, do anh Lê Xuân Giang làm chủ tịch, tờ tạp chí Văn nghệ Thanh Hóa có giấy phép của Bộ Văn hóa Thông tin để xuất bản chính thức. Từ đây Hội Văn nghệ Thanh Hóa có cơ quan ngôn luận chính thức của mình.

Cái thuở ban đầu...

Sau Đại hội Văn nghệ Thanh Hóa lần thứ V (1/1997), cùng với việc củng cố lại tổ chức Hội, tạp chí Văn nghệ Thanh Hóa được UBND tỉnh cho phép thành lập cơ quan Tòa soạn (3/1997). Bắt đầu từ đây, tạp chí Văn nghệ Thanh Hóa có bộ máy, cơ quan tòa soạn, có con dấu, tài khoản riêng, hạch toán độc lập và hoạt động với tư cách là một cơ quan báo chí. Bộ máy của cơ quan tòa soạn được tách ra từ cơ quan văn phòng Hội.

Khi ra “ở riêng” (anh em chúng tôi vẫn thường nói vui như vậy), tạp chí nghèo lắm. Hội đã nghèo thì tạp chí cũng lấy đâu mà dư rả (Tạp chí tiếp quản một cơ sở là mấy gian nhà cấp bốn do Hội phân cho cùng với mấy bộ bàn ghế cũ…). Tổng Biên tập là nhà văn Từ Nguyên Tĩnh cùng với anh em trong tạp chí, thật là “tay không bắt giặc”. Lúc bấy giờ mới bắt đầu xắn tay áo lên mà lo, mà làm… Từ việc lắp chiếc điện thoại bàn, mua máy ghi âm, máy ảnh… đến việc xin UBND tỉnh cấp cho bộ vi tính, xe con, quỹ nhuận bút… Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh rất quan tâm và ủng hộ tạp chí.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng tạp chí Văn nghệ Thanh Hóa là điều trăn trở của Tổng Biên tập và anh em trong tòa soạn. Tổng Biên tập Từ Nguyên Tĩnh và Thư ký tòa soạn Thanh Sơn đã “cơm đùm cơm nắm” lặn lội vào các tỉnh phía Nam để học tập kinh nghiệm của các tạp chí bạn và mở rộng mạng lưới cộng tác viên cũng như mạng lưới phát hành. Phó Tổng biên tập Mạnh Lê cùng với Lâm Bằng và Phương Thúy thì lên tầu vào Vinh và Huế để tầm sư học đạo. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhưng cái khôn của thiên hạ đem về, áp dụng cho xứ Thanh sao mà chật vật. Tạp chí Sông Hương (Thừa Thiên – Huế) có “thương hiệu” từ năm 1983, có mạng lưới phát hành khắp cả nước và sang tận cả nước Pháp xa xôi, có trụ sở tòa soạn riêng, được tỉnh cấp cho hàng trăm triệu mỗi năm (thời giá năm 1998). Tạp chí Sông Lam (Nghệ An) thì tỉnh chỉ thị cho tất cả các chi bộ, ngoài tờ báo Đảng còn phải đặt mua tờ tạp chí Sông Lam. Cho nên mỗi số Sông Lam phát hành tới 4.600 cuốn (Sau khi in xong, nhà in chuyển sang bưu điện, và cứ thế bưu điện chuyển tới bạn đọc. Tòa soạn chỉ việc ký sổ xác nhận. Tòa soạn không phải trực tiếp phát hành một cuốn tạp chí nào).

Cái “học” trước tiên là tìm nơi in với giá cả hợp lý để giá thành của của mỗi cuốn tạp chí. Lúc bấy giờ, tạp chí ký được hợp đồng in cả năm với giá chỉ bằng non hai phần ba của nơi in trước đó. Tuy nhiên anh em trong tòa soạn cũng thêm phần vất vả vì phải đi xa, tầu xe khó khăn. Còn nhớ lần đầu tiên đi ký hợp đồng in ở nhà in Nghệ An. Khi chiếc xe lát đa cổ lỗ của Hội đi đến Cầu Bùng (Nghệ An) thì tự dưng trở chứng, cứ nằm ỳ ra không chịu đi nữa. Trời thì nắng như nung, cái nắng miền Trung ràn rạt gió lào cộng với mệt mỏi, ai cũng nhãng ra. Thanh Sơn và Lâm Bằng phải nhảy xe đò vào Vinh cho kịp hẹn giao bản thảo. Còn Tổng biên tập Từ Nguyên Tĩnh thì ở lại chờ sửa xe, cuối cùng anh cũng đành đi xe ôm để vào nhà in. Suốt 5 năm trời (từ 1997 đến 2002), tháng nào Lâm Bằng cũng ôm tập bản thảo nhảy xe đò vào nhà in, rồi lại đón xe để nhận tạp chí về. Vất vả một chút nhưng vui, vui vì tháng tháng có được tờ tạp chí văn chương vừa đẹp vừa sang chuyển đến tay bạn đọc một cách đều đặn.

Việc phát hành thì thật khó khăn. Từ Tổng Biên tập đến từng cán bộ, nhân viên, ai cũng trở trăn hiến kế. Nào là đặt vấn đề với ngành Giáo dục, với các huyện, thị, ngành. Nào là liên hệ đến từng cơ quan, nhà máy, xí nghiệp… Rồi thì xe máy từ tòa soạn chia nhau phóng về các huyện, các công sở… người nào cũng kè kè cái cặp to đùng trong có vài chục cuốn tạp chí. Thật, cực chẳng đã. Cầm tờ tạp chí văn chương, ông giám đốc, ông thủ trưởng nào cũng khen đẹp, khen hay. Nhưng khi đặt vấn đề mua bán thì ông nào cũng phân bua: “kinh phí eo hẹp quá”. Người ta có thể bỏ ra cả bạc triệu để “tiếp khách” một bữa, nhưng khi chi sáu nghìn đồng một tháng (giá bán những năm 1997 – 2005) để mua một cuốn tạp chí văn chương thì lại kêu “kinh phí eo hẹp quá”. Nghĩ mà chua chát.

Hồi cố đôi chút để nhớ lại cái “thuở ban đầu…”, nhưng quả thật, những ngày đầu tạp chí Văn nghệ Thanh Hóa, nay là Văn nghệ Xứ Thanh mới ra “ở riêng”, thật gian nan vất vả. Sau đó thì Tạp chí được tỉnh cấp xe ô tô (đã hai lần nâng đời xe ô tô con), đã có các phương tiện làm báo như máy ảnh, máy ghi âm, trang bị được 3 bộ vi tính, máy phô tô cóp pi và thực hiện mi trang tại tòa soạn.

Một thắng lợi hết sức quan trọng, đó là được sự ủng hộ của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa, tạp chí đã phát hành tới hơn 600 điểm bưu điện văn hóa xã trong toàn tỉnh.

Những năm đó, tờ tạp chí Văn nghệ của tỉnh Thanh chúng ta được Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (lúc đó) và Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam đánh giá là tạp chí văn nghệ địa phương có chất lượng nội dung và nghệ thuật thuộc tốp đầu cả nước.

“Cái thuở ban đầu…”, chặng đường đầy gian nan, thử thách, có những thành công và thất bại, có gặt hái và cũng nhiều vui buồn, trăn trở. Tin rằng, ở chặng đường mới, với khí thế và xung lực mới, Văn nghệ Xứ Thanh sẽ không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, tiếp tục là diễn đàn văn học nghệ thuật, là người bạn thân thiết của đông đảo bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

Lâm Bằng (CTV)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/cai-thuo-ban-dau-217130.htm

Cùng chủ đề

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Cử tri huyện Như Xuân đề nghị quan tâm tạo việc làm cho lao động địa phương

Chiều 4/11, tại xã Thanh Lâm, các đại biểu HĐND tỉnh: Trần Mạnh Long, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Nguyễn Ngọc Túy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có buổi tiếp xúc cử tri các xã: Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Hòa, huyện Như Xuân.Đại biểu HĐND tỉnh Trần Mạnh Long, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và Nguyễn Ngọc Túy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp xúc cử tri...

Cần làm rõ việc không hợp thức hóa các vi phạm về bất động sản   

Ngày 28/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội...

Lực lượng cộng tác viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh

Ngày 24/10, tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đã tổ chức hội nghị gặp mặt cộng tác viên (CTV) năm 2024. Đây là hoạt động thường niên nhằm để đánh giá và nhìn lại một năm hoạt động của Tạp chí, cũng là dịp khích lệ và tri ân sâu sắc tới lực lượng CTV trong và ngoài tỉnh đã hăng hái cộng tác với Tạp chí trong suốt thời gian qua. Tạp chí Văn...

UBND tỉnh Thanh Hóa họp báo thường kỳ Quý III/2024

Chiều 3/10, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ Quý III năm 2024 để thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chủ trì hội nghị.Toàn cảnh...

Cùng tác giả

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất