Powered by Techcity

Bước chuyển trong việc cưới của đồng bào Mông


Hôn lễ rềnh rang, sau đám cưới, những cặp vợ chồng người Mông bắt đầu cuộc sống mới với những khoản nợ còng lưng. Nếp sống mới gõ cửa, xua đi những rườm rà lạc hậu ngày cũ, cuộc sống sau hôn nhân ở vùng đồng bào Mông đang dần đổi khác.

Bước chuyển trong việc cưới của đồng bào MôngCô dâu chú rể ở xã Pù Nhi (Mường Lát) mặc trang phục truyền thống của đồng bào Mông.

Hoa mắt chóng mặt vì… cảm ơn

Chẳng ai biết từ bao giờ, những đám cưới của người Mông đã được sắp đặt như một điệp khúc buồn. Theo quan niệm “con trâu không lấy con bò”, người Mông phải lấy người Mông, không ít chàng trai cô gái còn tuổi ăn tuổi lớn đã phải nên vợ nên chồng, vướng víu vào hôn nhân cận huyết, nương theo bao hệ lụy buồn thương. Mà câu chuyện về những căn bệnh do đột biến di truyền gây ra đã tàn phá bao mái ấm nơi vùng cao biên viễn.

Ông Lầu Minh Pó, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát kể lại câu chuyện ấy trong những tiếng thở dài ngao ngán. Ông bảo, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết là bề nổi, đã nhiều người biết, nhưng việc cưới của đồng bào Mông ở Mường Lát trước đây còn lắm rườm rà, gây lãng phí, tốn kém, thậm chí có không ít chuyện dở khóc dở cười. Như chuyện tổ chức đám cưới qua đêm, ăn uống linh đình, chú rể phải bái lạy để cảm ơn…

Chuyện là, khi đến nhà gái đón dâu, nhận được một món quà cưới, chẳng kể to nhỏ, giá trị ít nhiều, chú rể đều phải quỳ bái một lạy cảm ơn. Nhận cái chăn bái một lạy, cái chiếu một lạy, cái khăn một lạy… nhưng nhận tiền mừng trong phong bì thì chú rể phải bái hai lạy, dù là 10 nghìn hay 20 nghìn đồng. Gia đình nhà gái khó khăn, ít quà tặng, chú rể đỡ phải đau lưng mỏi gối, nhưng nhà có điều kiện thì chú rể phải hoa mắt, chóng mặt vì quỳ. Mà đến giờ kể lại, nhiều đàn ông người Mông ở Quan Sơn, Mường Lát vẫn nhớ như in ngày cưới, như một kỷ niệm dở khóc dở cười.

Ông Lầu Minh Pó cũng vậy, dù câu chuyện ấy đã lùi sâu hơn 40 năm rồi. “Tôi quỳ lạy cảm ơn xong khi đứng lên thì không còn nhận được phương hướng nữa, mồ hôi túa ra như tắm, phải dựa tay vào vách nhà đứng một hồi lâu. Chẳng người nào không hoa mắt chóng mặt khi quỳ lạy cảm ơn. Có người quỳ xong đứng lên thì chân đứng không vững còn ngã đập đầu vào vách gỗ chảy máu”, ông Pó nói.

Cũng phải thôi, đám cưới diễn ra, chú rể người Mông đã phải bận rộn nhiều ngày chuẩn bị, rồi tiếp bạn bè, khách khứa ồn ào trên mâm rượu nhiều ngày. Lúc đón dâu, thường lệ họ phải đến nhà gái từ khoảng 3 giờ chiều thực hiện các lễ tục thâu đêm suốt sáng, rồi lại chén chú chén anh cho đến chiều hôm sau. Đi qua “cửa ải” ấy, người mệt mắt mỏi, đến lúc quỳ lạy cảm ơn, những chú rể hoa mắt chóng mặt, ù tai, thậm chí ngã lăn ra đất cũng là điều dễ hiểu.

Chuyện về những rườm rà trong việc cưới ở đồng bào Mông theo lời kể của ông Lầu Minh Pó còn là những mâm cỗ linh đình mời họ hàng suốt đêm ngày. Thanh niên túm tụm “đua tài” uống rượu, rồi cãi vã, xô xát xảy ra, anh em họ hàng phải can thiệp. Có những vụ gây rối trật tự do đám cưới, nghiêm trọng đến mức công an phải vào cuộc. Cuộc sống nơi rừng xanh, cả gia đình đầu tắt mặt tối bao năm tiết kiệm được con trâu, con bò làm vốn rồi cũng “ra đi” vì đám cưới. Và tiếp theo câu chuyện ấy lại quy về chữ “nghèo”. Nhiều cặp trai gái người Mông cưới nhau xong, hạnh phúc chưa thấy, đã có một khoản nợ to đùng…

Vận động để thay đổi

Cuộc vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được các cấp ủy, chính quyền vùng đồng bào Mông tổ chức thực hiện từ nhiều nhiệm kỳ qua. Mỗi địa phương một cách làm, nhưng đều có điểm chung ở sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị – xã hội và bộ đội biên phòng. Trong đó, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người có uy tín và trưởng các dòng họ được đề cao.

Huyện Quan Sơn có 3 bản đồng bào Mông sinh sống dọc 12km đường biên giới, ở 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy với 217 hộ, 1.058 nhân khẩu. Công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được đẩy mạnh thực hiện từ năm 2017 sau Nghị quyết số 07-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu trong Nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá. Trong nghị quyết này, Huyện ủy Quan Sơn đã chỉ ra những biểu hiện về tư tưởng, tập quán sản xuất và thói quen sinh hoạt lạc hậu để tập trung thay đổi, xóa bỏ. Trong đó có tình trạng rườm rà, lãng phí, tốn kém trong việc cưới, việc tang; không nghiêm túc chấp hành pháp luật và thực hiện hương ước làng bản; uống rượu say, gây mất trật tự công cộng… Tiếp đó, trong triển khai thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn đã triển khai xây dựng các mô hình dân vận khéo, phát huy tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, đề cao vai trò người có uy tín, trưởng các dòng họ đồng bào Mông vào cuộc động viên bà con thay đổi nếp nghĩ, việc làm.

Như tại bản Mùa Xuân (xã Sơn Thủy), Chi bộ, Ban quản lý bản, cán bộ xã, bộ đội biên phòng và trưởng các dòng họ đến từng nhà để tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, cũng như tích cực phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đối tượng hướng đến chủ yếu là thanh niên chuẩn bị kết hôn và chủ hộ gia đình. Bí thư, Trưởng bản Sung Văn Cấu cho biết: “Đến nay, các đám cưới trong bản được tổ chức gọn nhẹ, không ăn uống linh đình nhiều ngày. Việc này đã được bản đưa vào hương ước để mỗi hộ gia đình thực hiện. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống cũng không còn xảy ra nữa”.

Bước chuyển trong việc cưới của đồng bào MôngCán bộ xã Mường Lý (Mường Lát) và bộ đội biên phòng tuyên truyền đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới.

Còn tại huyện Mường Lát, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới được sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, người có uy tín và trưởng các dòng họ trong đồng bào Mông. Từ ngày làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, ông Lầu Minh Pó đã dành nhiều thời gian về cơ sở chỉ đạo trực tiếp công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn minh. Từ năm 2020 đến nay cũng vậy, dù đã nghỉ hưu, là người có uy tín, lại am hiểu về văn hóa đồng bào Mông, ông đã tích cực tham gia cùng với chi bộ, ban quản lý các bản đến từng nhà để nói cho bà con hiểu. Ông cắt nghĩa từng tục, từng lễ trong đám cưới, khuyên lễ nào nên giữ, tục nào nên bỏ để phù hợp với nếp sống mới. Trong đó, câu chuyện về cưới đêm, chú rể phải quỳ bái lạy để cảm ơn từng người tặng quà cưới là điều nên bỏ… Với ông, điều quan trọng nhất của đám cưới là vợ chồng phải được hạnh phúc, không phải gánh nỗi lo trả nợ.

Ông Lầu Minh Pó kể lại: “Thanh niên rất hào hứng và muốn đổi thay, nhưng không dám vượt qua vì còn phải nghe người cao tuổi. Sau đó, chúng tôi đã vận động trưởng các dòng họ cùng vào cuộc tuyên truyền, động viên. Đến nay, hôn lễ của người Mông được tổ chức gọn gàng hơn, thời gian rút ngắn còn một buổi hoặc chỉ tổ chức trong ngày, nhất là không tổ chức vào ban đêm nữa. Chú rể cũng chỉ lạy cảm ơn tượng trưng một vài cái”.

Nhằm chấm dứt tình trạng thách cưới tốn kém đã từng diễn ra, trưởng các dòng họ người Mông ở xã Pù Nhi, Nhi Sơn đã cùng bàn bạc, thống nhất quà cưới nhà trai mang đến nhà gái. Theo đó, trong đám cưới, nhà trai chỉ mang đến nhà gái 1,7 triệu đồng, 1 con lợn chừng 50kg và 10 lít rượu làm quà.

“Những năm trước tình trạng thách cưới diễn ra khá phổ biến. Nhà thách nhiều, nhà thách ít, nhưng thường phải có 30 nén bạc trắng, trâu bò, lợn gà… gây không ít khó khăn cho nhà trai, nhất là những hộ hoàn cảnh khó khăn. Việc cụ thể hóa quà cưới và áp dụng chung đã góp phần tiết kiệm cho các gia đình”, ông Pó nói.

Những đám cưới văn minh, tiết kiệm, an toàn ấy đã mang lại hạnh phúc thực sự cho những cặp vợ chồng người Mông trong hành trình cuộc sống sau hôn nhân. Trong nhiều chuyến hành trình lên miền biên viễn, tôi đã nhìn thấy nụ cười tươi của họ dưới mái nhà gỗ khang trang. Mà trường hợp đặc biệt trong số ấy là cô gái Mông Hơ Thị Dợ (sinh năm 1997) người bản Cá Nọi, xã Pù Nhi (Mường Lát) đã vượt qua định kiến người Mông phải lấy người Mông để kết hôn với Phạm Văn Đức là người dân tộc Thái ở bản Xuân Thành, xã Sơn Thủy (Quan Sơn). Họ đã có hai đứa con khỏe mạnh và một căn nhà khang trang, ăm ắp tiếng cười…

“Đến nay, hầu hết đám cưới trong vùng đồng bào Mông ở Mường Lát đã được tổ chức theo nếp sống mới, văn minh, tiết kiệm và an toàn. Qua đó đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện”.

Lò Thị Thiết – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Lát

Bài và ảnh: Đỗ Đức



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/buoc-chuyen-trong-viec-cuoi-cua-dong-bao-mong-222420.htm

Cùng chủ đề

Tập đoàn Hoa Lợi hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn...

Sáng 13/2, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, đã tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở của Tập đoàn Hoa Lợi.Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại...

Sáng 5/2, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự lễ ra quân sản xuất, kinh doanh đầu năm Ất Tỵ tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia (Hoằng Hóa).Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra quân sản xuất đầu năm.Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban...

Họp bàn về việc chuyển giao các tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh...

Chiều 3/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Tỉnh uỷ họp bàn về việc chuyển giao các tổ chức đảng và đảng viên thuộc Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND...

Câu lạc bộ Hàm Rồng “Mừng Đảng – Mừng thọ

Chiều 3/2, Câu lạc bộ (CLB) Hàm Rồng tổ chức ngày hội “Mừng Đảng - Mừng thọ - Mừng xuân” nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025.Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và đồng chí Phạm Văn Tích, Chủ nhiệm CLB Hàm Rồng trao bằng mừng thọ 95 tuổi cho các hội viên CLB Hàm Rồng.Các đại biểu dự buổi lễ.Đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các đại...

“Tết khuyến học xứ Thanh” Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng), Hội Khuyến học (HKH) tỉnh phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã tổ chức Chương trình “Tết khuyến học xứ Thanh”; trao học bổng cho học sinh, sinh viên (HS, SV) có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi; trao thưởng cho người lao động sáng tạo tiêu biểu và triển khai phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập (XHHT), đẩy mạnh học...

Cùng tác giả

Sư đoàn trưởng Sư đoàn 341 làm Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng về công tác cán bộ, chiều 13/2 Sư đoàn 341 đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Sư đoàn trưởng. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dự và chủ trì hội nghị.Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4 tặng hoa chúc mừng các đồng chí nhận nhiệm vụ mới.Theo nội dung bàn giao, Đại...

Phấn đấu có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2025

Ngày 11/2/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2025 với nhiều mục tiêu quan trọng.Theo đó, trong năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu có thêm 02 huyện, 21 xã và 56 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 02 huyện và 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn...

Đề nghị bỏ quyền “thu hồi” văn bản của HĐND và UBND

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 13/2, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên...

Đẩy mạnh tiêu dùng ngay từ những tháng đầu năm

Những tháng đầu năm luôn là thời điểm quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai hàng loạt giải pháp kích cầu, từ các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối đến tổ chức hội chợ thương mại, tăng cường quảng bá du lịch, nhằm kích thích sức mua của người dân. Những nỗ lực này không chỉ giúp...

Ngành nông nghiệp tích cực cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh

Nhằm nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI), ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa đang tích cực thực hiện các giải pháp cải thiện các điểm số, thứ hạng, các tiêu chí thành phần, phấn đấu duy trì xếp thứ hạng trong tốp đầu của khối các sở, ban, ngành cấp tỉnh.Đại diện Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào Xứ Thanh (Hậu Lộc) góp ý nhằm nâng cao...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII – 2025 tại Thanh Hóa

Tối 11/2/2025, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP. Thanh Hóa) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 tại Thanh Hóa với chủ đề “Tổ quốc bay lên; Thanh Hóa vươn mình thực hiện khát vọng thịnh vượng”. Các đại biểu tham dự buổi lễ. ...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thanh Hóa

Tối 11/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 tại Thanh Hóa với chủ đề “Tổ quốc bay lên; Thanh Hóa vươn mình thực hiện khát vọng thịnh vượng”. Tới dự có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng,...

Câu lạc bộ Hàm Rồng tổ chức chương trình thơ Xuân Ất Tỵ 2025

Hướng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, sáng 11/2 (tức 14 tháng Giêng), Câu lạc bộ Hàm Rồng đã tổ chức chương trình thơ Xuân Ất Tỵ 2025 mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước vươn mình vào thiên niên kỷ mới.Cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Hàm Rồng dự chương trình thơ Xuân Ất Tỵ 2025.Sau hồi trống khai hội, các hội viên Câu lạc bộ Hàm Rồng, hội viên Câu lạc bộ thơ ca...

“Thả rông” – từ chữ đến nghĩa

Độc giả Lê Phi Long (Bình Phước) cho biết: “Tôi thường xuyên đón đọc bài về ngôn ngữ trên chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” của Báo Thanh Hóa, và vỡ ra được nhiều điều. Nhiều từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ chỉ đến khi đọc bài “cà kê” tôi mới biết mình đã từng hiểu sai, dùng sai. Quả là tiếng Việt mình vô cùng phong phú, sống cả đời chưa chắc đã hiểu hết và dùng...

Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”

Từ sáng sớm 6/2 (tức mùng 9 Tết Nguyên đán) hàng ngàn du khách đổ về Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) để chiêm bái, vãn cảnh và cầu bình an.Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất...

Thanh Hóa: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Chiều ngày 3/2/2025, tại xã Đông Khê, TP. Thanh Hóa; UBND tỉnh đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Các đại biểu tham dự buổi lễ phát động. Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên...

Thiệu Hóa tổ chức hội thao “Mừng Đảng

Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao và trưng bày sách, báo, ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025 trên tinh thần an toàn, tiết kiệm. Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân trong dịp đầu năm mới.Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Hoàng Trọng Cường trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thao.Hội thao gồm...

Đảm bảo an ninh trật tự lễ hội đầu xuân

Những ngày đầu xuân, các khu du lịch, di tích, danh thắng và lễ hội tâm linh trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài tỉnh đến du ngoạn, tham quan, chiêm bái. Để bảo đảm cho Nhân dân và du khách thập phương phấn khởi, yên tâm du xuân trong dịp đầu năm mới, Công an tỉnh đã tăng cường lực lượng, triển khai các phương...

Vĩnh Lộc liên hoan văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng Xuân

Tối 3/2, huyện Vĩnh Lộc tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng “Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.Các đại biểu tham dự liên hoan văn nghệ quần chúng.Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội.Chương trình diễn ra không khí ấm áp, vui tươi, phấn khởi trước sự cổ vũ của đông đảo người dân địa phương.Tại chương...

Bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của người dân miền biển

Nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn được thiên nhiên ban tặng 42km bờ biển và ở mảnh đất này vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của người miền biển với những trò chơi, trò diễn dân gian mỗi độ tết đến, xuân về.Người dân tham gia nấu cơm thi, một nét đẹp văn hóa được giữ gìn và phát huy ở thôn Thượng Nam và thôn Thượng Bắc, xã Hải Nhân,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất