Powered by Techcity

Bức tranh kinh tế – xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài 3): Công nghiệp tiếp đà hồi phục

Mặc dù vẫn đang phải đối diện với khó khăn, thách thức khách quan và chủ quan, song những dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp không chỉ cho thấy đà phục hồi của ngành kinh tế quan trọng này; mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Bức tranh kinh tế - xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài 3): Công nghiệp tiếp đà hồi phụcNgành may mặc Thanh Hóa đã đạt được bước phát triển tích cực trong những tháng đầu năm (công nhân Tổng Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn kiểm đếm, cấp phụ liệu phục vụ chuyền sản xuất).

Ấn tượng những con số tăng trưởng

Sau khi hoàn thành xuất sắc và vượt tiến độ bảo dưỡng lần đầu, trong những tháng đầu năm 2024, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã liên tục hoạt động vượt từ 15 – 20% công suất thiết kế. Nhờ sản lượng sản xuất và giá trị một số sản phẩm chính tăng trưởng cao như xăng RON 92 tăng 61%, xăng RON 95 tăng 19%, dầu Diesel tăng 35%… đã đưa tổng giá trị các sản phẩm sản xuất của nhà máy trong quý I đạt hơn 44.000 tỷ đồng, tăng tới 28,6%; giá trị doanh thu đạt 47.014 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Cùng với tăng công suất, hoạt động hiệu quả và tin cậy hơn, sau bảo dưỡng thành công, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) đã tiếp tục tập trung nghiên cứu và phát triển để cho ra mắt các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Ngày 15/3 vừa qua, NSRP đã lần đầu tiên xuất bán thành công dòng sản phẩm dầu Diesel 10 ppm có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp ra thị trường. Đây là sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt nhất, mang lại hiệu suất vượt trội, cải thiện hiệu suất sử dụng nhiên liệu và giảm thiểu việc bảo trì động cơ, góp phần mang lại môi trường sạch và xanh hơn.

Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc NSRP, cho biết: “Chúng tôi cũng tích hợp sâu rộng các giải pháp an toàn trong công tác quản trị doanh nghiệp (DN) và đảm bảo rằng, an toàn luôn là yếu tố cơ bản hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Tính đến ngày 26/3 vừa qua, NSRP đã vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn. Để đáp ứng nhu cầu xăng dầu tiêu dùng của thị trường trong nước ngày càng thiếu hụt và phải nhập khẩu trong thời gian tới, đồng thời duy trì hiệu quả hoạt động tối ưu, NSRP đang tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để tăng khả năng nâng công suất của nhà máy từ 15 đến 20% so với hiện nay”.

Cũng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, nhiều DN trong các lĩnh vực sản xuất điện, bao bì, xi măng… cũng đã có những tín hiệu phát triển tốt. Tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, nhờ sự tăng trưởng đột biến của một số sản phẩm là lợi thế đã đưa doanh thu của DN tăng 22%, lợi nhuận tăng 9% so với cùng kỳ. Theo đại diện DN này, đơn vị đang hướng tới tiêu chuẩn của những thị trường khó tính nhất nhằm nâng cao giá trị gia tăng cũng như hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Để đạt được mục tiêu đó, DN đang tiếp tục nghiên cứu, tối ưu hóa các quy trình nhằm cắt giảm tối đa chi phí sản xuất, tạo sự cạnh tranh tốt hơn về giá và tăng độ tin cậy trong tiến độ giao hàng. DN đang dự tính và triển khai đồng loạt các giải pháp về thị trường, quản trị để đưa tổng sản lượng hàng hóa đạt mức tăng trưởng 10% so với năm 2023.

Là lĩnh vực đóng góp lớn cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh, quý I/2024, hoạt động sản xuất của ngành dệt may Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc khi đơn hàng quay trở lại với số lượng lớn. Theo số liệu từ Sở Công Thương, sản lượng sản xuất ngành dệt may đã tăng 6,3%, xuất khẩu tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được, ngoài nhờ những nỗ lực, chủ động trong cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí hoạt động, nhiều DN cũng đã linh hoạt tìm kiếm, kết nối thị trường. Ông Trịnh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may, cho biết: “Đến thời điểm này, hầu hết các DN trong ngày đã có đủ đơn hàng sản xuất hết quý II. Một số DN đã có một phần và đang tăng tốc sản xuất, tìm kiếm đơn hàng mới, tạo đà cho tăng trưởng trong cả năm 2024”.

Theo thông tin từ Sở Công Thương, trong quý I/2024, có tới 19/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Đáng chú ý, một số sản phẩm tăng mạnh như: đường kết tinh tăng 71,5%; điện sản xuất; giấy bìa các loại tăng 20,3%; các sản phẩm xăng, dầu cũng tăng cao… Cùng với đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống phát triển ổn định, sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Những kết quả tích cực đó đã tạo động lực, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I tăng 20% so với cùng kỳ.

Nỗ lực để bứt tốc

Tuy đã có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, nhưng sản xuất công nghiệp năm 2024 được nhận định là vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài nguyên nhân suy thoái kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, từ cuối năm 2023 đến nay, các DN có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu đều đang chịu tác động do cước vận tải biển tăng cao khi xung đột ở Biển Đỏ xảy ra.

Bức tranh kinh tế - xã hội quý I/2024: Nhiều gam màu sáng (Bài 3): Công nghiệp tiếp đà hồi phụcSản xuất thiết bị thí nghiệm điện tại Công ty CP Điện lực Thanh Hóa (Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga).

Tại Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, trong quý I, với hoạt động ổn định, tin cậy và an toàn, các chỉ tiêu sản xuất của nhà máy đều tăng trưởng cao, với sản lượng đạt hơn 1,98 tỷ kWh, tăng 30% so với cùng kỳ. Đại diện Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 cho biết, công ty đã xây dựng kế hoạch về nhập, dữ trữ than nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu huy động nguồn điện tối đa từ tâm Điều độ điện Quốc gia (A0). Trong cao điểm mùa nắng nóng sắp tới, nhà máy dự kiến phát sản lượng khoảng hơn 2,2 triệu kWh trong quý II và hơn 8 tỷ kWh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và dân sinh.

Trong lĩnh vực may mặc, cùng với đa dạng hóa thị trường, nhiều DN cũng đã xây dựng chiến lược mới để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường toàn cầu. Ông Trần Ngọc Phiêu, Quản lý sản xuất Công ty TNHH Dụng cụ thể thao Sunrise (Hoằng Hóa), cho biết: “Hiện công ty đang đẩy mạnh tuyển dụng lao động để đáp ứng các đơn hàng sản xuất. Chúng tôi cũng tiếp tục đầu tư vốn để nâng cấp, trang bị thêm các loại máy móc hiện đại, giúp tăng năng suất, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng về chất lượng và thẩm mỹ. DN phấn đấu sẽ tăng trưởng 10% so với năm ngoái và tiến thêm vào thị trường châu Âu”.

Đặc biệt, ngành may mặc Thanh Hóa cũng được dự báo có những tín hiệu tích cực khi có thêm các nhà máy cung cấp nguyên, phụ liệu trên địa bàn tỉnh đi vào sản xuất, giúp các DN trong tỉnh có thêm điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ đầu vào để hưởng ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do. Điển hình như mới đây, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, sau hơn 20 tháng thi công, Dự án Nhà máy Công nghiệp SAB, thuộc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam đã chính thức khánh thành, đi vào hoạt động. Với tổng vốn đầu tư hơn 62 triệu USD, nhà máy chuyên sản xuất phụ kiện quần áo như dây khóa kéo, cúc nhựa, cúc kim loại… Việc đưa dự án đi vào hoạt động không chỉ tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương; mà còn giúp tỉnh Thanh Hóa có thêm sản phẩm công nghiệp mới phụ trợ cho ngành may mặc, giúp gia tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.

Theo Sở Công Thương, chỉ tính riêng trong năm 2023, toàn tỉnh đã có thêm 48 dự án công nghiệp được chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cùng với sự chỉ đạo của cấp tỉnh, các sở, ngành, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, các chủ đầu tư đã chủ động hoàn thiện các thủ tục, tập trung nguồn vốn, huy động máy móc, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Nhờ vậy, đến nay một số dự án đã cơ bản hoàn thành, đi vào hoạt động như: Dự án Nhà máy sản xuất bóng đèn led và thiết bị điện tử của Công ty TNHH Hoa Thăng Thanh Hóa và Dự án sản xuất dây cáp điện ô tô của Công ty TNHH BOB (Triệu Sơn); các nhà máy của Tập đoàn Hoa Lợi tại nhiều địa phương và một số dự án dệt may.

Những tín hiệu tích cực trong sản xuất công nghiệp ngay từ đầu năm, cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm kỳ vọng sẽ đưa Thanh Hóa hoàn thành mục tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp đạt từ 14,9% trở lên trong năm 2024.

Bài và ảnh: Minh Hằng

Bài 4: Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm.

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn nhất trí cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Cùng chuyên mục

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất