Powered by Techcity

Biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng!

Vì sao thực dân Pháp chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến lược với quân ta? Trong những nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho băn khoăn đó, không thể không nhấn mạnh đến vị trí đặc biệt của mảnh đất này, cùng với truyền thống lịch sử và văn hóa rất giàu bản sắc.

Biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng!Di tích Đồi A1.

Từ xa xưa, Điện Biên được gọi là Mường Then (Mường Trời – nơi cư ngụ của các bậc thánh thần và tổ tiên các dân tộc ở Tây Bắc), hay dân gian vẫn quen gọi là Mường Thanh. Mảnh đất này được bao bọc bởi núi non điệp trùng, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp, màu mỡ. Đồng thời, nằm trên trục đường từ Thượng Lào qua Lai Châu, xuống Sơn La chạy về Hà Nội và từ Tây Nam Trung Quốc xuống miền Trung Việt Nam, Trung Lào. Với địa thế đó, Điện Biên đã được xem là vùng đất mà một tiếng gà gáy, người dân 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc đều nghe thấy. Trung tâm Điện Biên là cánh đồng Mường Thanh – cánh đồng phì nhiêu nhất của vùng Tây Bắc Việt Nam. Bởi vậy mà từ lâu, người dân trong vùng đã có câu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Nghĩa là trong 4 cánh đồng – 4 vựa lúa lớn của Tây Bắc (gồm Mường Thanh của tỉnh Điện Biên; Mường Lò của tỉnh Yên Bái; Mường Than của tỉnh Lai Châu; Mường Tấc của tỉnh Sơn La), thì Mường Thanh lớn và trù phú nhất. Gạo thóc được canh tác ở đây đủ để nuôi sống chừng 200 – 300 nghìn người.

Do Điện Biên ở vào vị thế quan trọng và là miền đất trù phú, giàu có, nên từ rất sớm, đây là nơi quần tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em. Vào thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (năm 1945), Điện Biên – Mường Thanh đã là quê hương của khoảng 10 dân tộc anh em. Những dân tộc quần tụ ở Mường Thanh trong từng thời điểm khác nhau và những hoàn cảnh khác nhau, nhưng đã cùng chung sức chế ngự thiên nhiên, sản xuất và chiến đấu bảo vệ bản mường. Để rồi, từ trong lao động và chiến đấu, sự cố kết, đoàn kết giữa các cộng đồng tộc người càng thêm keo sơn, bền chặt.

Dưới góc nhìn của Bernard B.Fall, tác giả cuốn “Điện Biên Phủ – Một góc địa ngục”, hình ảnh Điện Biên Phủ được miêu tả khá sinh động: “Trên một tấm bản đồ chụp từ trên không của một máy bay trinh sát thuộc phi đoàn trinh sát hải ngoại số 80 (E.R.0.M.), người ta trông thấy một ngôi làng gần như nên thơ mà hầu như tất cả các ngôi nhà (có 112 cả thảy) đều được dựng lên ở giữa những không gian rộng xanh um hoặc bên hai con đường xuyên qua làng. Trên ảnh người ta nhận thấy một con sông nhỏ, sông Nậm Rốm, chảy ngoằn ngoèo và sẽ đổ vào sông Mékong. Có một kiểu xóm buôn bán nhỏ hình thành trên bờ tả ngạn sông Nậm Rốm. Không thấy ruộng lúa ở đâu cả, mặt đất được che phủ một màu xanh đậm và các con đường trong làng có trồng cây. Trên những bức ảnh đó người ta cũng thấy những ngọn núi bao quanh thung lũng. Nom chúng thật là thê thảm dưới lớp cây xanh rậm rạp bao phủ. Người ta cũng nhận thấy rằng Điện Biên Phủ là nơi mưa nhiều. Theo cơ quan khí tượng thủy văn Pháp, thung lũng này nhận được lượng nước gấp rưỡi các thung lũng khác ở Bắc Đông Dương. Từ tháng 3 đến tháng 8, lượng mưa trung bình ở đó là 150mm và trong phần lớn mùa ấy, thung lũng phủ đầy mây. Tất cả những thông tin đó được ghi trong hồ sơ 759. Trước mắt mưa không phải là khó khăn cho Bigeard – hiện đang là mùa khô – nhưng 6 tháng sau nó sẽ có vai trò của nó trong chảo lửa tập đoàn cứ điểm…”.

Tươi đẹp và trù phú là vậy, nhưng lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Điện Biên cũng có không ít những chương đau thương, đặc biệt là dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Sau khi cơ bản chiếm được Tây Bắc (cuối năm 1947), thực dân Pháp rắp tâm thành lập “Xứ Thái tự trị” giả hiệu, nhằm siết chặt hơn ách thống trị đối với Nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Chúng cấu kết chặt chẽ với thế lực phong kiến chúa đất địa phương tăng cường bóc lột Nhân dân các dân tộc trong khu vực Tây Bắc, trong đó có đồng bào các dân tộc Điện Biên. Chúng cũng đặt ra nhiều thứ thuế và nhiều tạp dịch hà khắc, nặng nề. Người dân bình thường nhận ruộng (nếu không có con đi lính, đi làm gái xòe…) phải nộp mỗi mẫu là 80 – 100 đồng Đông Dương. Đến năm 1951, thuế ruộng mỗi mẫu là 250 đồng và 180 – 300 kg thóc… Chưa hết, bọn phong kiến chúa đất và bọn tay sai còn mặc sức bóc lột Nhân dân, khiến đồng bào phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột. Nhằm chia rẽ khối đoàn kết của các dân tộc, Pháp còn đề cao chúa đất Thái Trắng, buộc tù trưởng các dân tộc khác phải phụ thuộc. Chúng còn xúi bẩy tay sai đốt hết các sách chữ Thái cũ, hòng xóa bỏ di sản văn hóa quý báu của dân tộc Thái…

Biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng!Diện mạo đổi mới của TP Điện Biên Phủ.

Cùng với xây dựng, củng cố bộ máy kìm kẹp, thống trị với chiêu bài “Xứ Thái tự trị”, thực dân Pháp còn ra sức tuyên truyền chống phá, xuyên tạc đường lối kháng chiến của Đảng, vu khống bộ đội là “thổ phỉ”… Ngược lại, chúng đề cao “công lao” của quân cướp nước và bọn Việt gian bán nước được chúng dựng lên và dung túng như Đèo Văn Long, Đào Văn An… Thực dân Pháp còn tiến hành rào làng bản, dồn dân, khủng bố đàn áp những người theo kháng chiến; khuyến khích lính Ngụy truy lùng cán bộ hoạt động xây dựng cơ sở… Song, hành động dã man, tàn ác của chúng càng khiến Nhân dân Tây Bắc căm phẫn và càng thêm đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ kháng chiến và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng chính trong bối cảnh đó, đường lối kháng chiến của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) và chính sách dân tộc của Đảng đã trở thành ngọn cờ tập hợp, huy động sức mạnh của cả nước cho công cuộc kháng chiến, trong đó có đồng bào Tây Bắc, đồng bào Điện Biên.

Đặc biệt, vai trò của Điện Biên càng được khẳng định khi cả quân ta và thực dân Pháp quyết định chọn mảnh đất này là điểm quyết chiến chiến lược. Đồng thời, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ trở thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh. Người Pháp cho rằng, Điện Biên Phủ “là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc”. Và nắm được Điện Biên Phủ là nắm được “cái chìa khóa bảo vệ Thượng Lào”. Tuy nhiên, ý tưởng này từng bị chính người trong nội bộ quân Pháp phản đối. Đại tá Ba-xchi-a-ni, Tham mưu trưởng lục quân Bắc Bộ, đã phản đối chủ trương chiếm đóng Điện Biên Phủ, với lý do là Thượng Lào chưa có hiện tượng bị uy hiếp. Và đáng lẽ quân Pháp phải được sử dụng tập trung để bảo vệ miền đồng bằng đang bị đe dọa, thì lại bị tung lên miền rừng núi cách Hà Nội 300km để làm một việc không có tác dụng gì thiết thực cả. Cho nên “muốn hay không muốn, Điện Biên Phủ cũng sẽ trở thành một vực thẳm nuốt các tiểu đoàn của quân viễn chinh Pháp” mà thôi.

Và thực tế đã chứng minh nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm”, cũng đồng thời đập tan tham vọng của Pháp ở Đông Dương. Để rồi, trong khúc khải hoàn ca chiến thắng, Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.

Bài và ảnh: Trần Hằng

(Bài viết sử dụng tư liệu trong cuốn “Điện Biên Phủ – mốc vàng thời đại” – NXB Thông tin và Truyền thông).

Nguồn

Cùng chủ đề

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Đoàn đại biểu Hội LHPN hai tỉnh Thanh Hóa

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thanh Hoá, sáng 26/11, Đoàn đại biểu Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) và Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá và đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu văn hóa tưởng niệm...

Tăng tỷ trọng thương mại

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, thương mại - dịch vụ hiện chiếm khoảng 35% GDP của tỉnh và được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.Hoạt động thương mại, bán lẻ theo hướng hiện đại đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong bức tranh phát triển của Thanh Hóa, sự nổi lên mạnh mẽ của các ngành thương mại - dịch vụ đã...

Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024)

Tối 16/11, tại Tượng đài “Con tàu Tập kết ra Bắc” Cảng Lạch Hới, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau); Nhà hát thành phố Hải Phòng (Hải Phòng), Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Tình sâu nghĩa nặng”.Toàn cảnh điểm Cầu Thanh Hóa....

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Cùng tác giả

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI

Ngày 28/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.Các đại biểu tham dự hội nghị.Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đã đạt được...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Trao huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh

Sáng 18/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh trao Huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi lễ.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Cùng chuyên mục

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI

Ngày 28/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.Các đại biểu tham dự hội nghị.Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đã đạt được...

Trao huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh

Sáng 18/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh trao Huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi lễ.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất