Powered by Techcity

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Vẫn đang trong mùa Hội xuân Di Lặc và Hội xuân Núi Bà Đen, Tây Ninh tiếp tục đón làn sóng hành hương trong dịp Rằm tháng Giêng với gần 200.000 lượt khách đến núi Bà Đen.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Ngay từ ngày 14 tháng Giêng, Tây Ninh đã đón dòng người ùn ùn từ các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ và từ Campuchia đổ về để đón Tết Nguyên Tiêu. Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ thiêng liêng và đặc biệt quan trọng với người dân nơi đây, và đây cũng là dịp để người dân chơi xuân với những trải nghiệm “độc lạ” chỉ có tại Tây Ninh.

Theo thông tin từ khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, trong hai ngày 15 và 16 tháng Giêng, đã có gần 200.000 lượt khách đi cáp treo lên núi Bà Đen hành hương chiêm bái. Từ 5h sáng cho đến 11h đêm, cáp treo của KDL vẫn rộn rã đưa khách từ chân núi lên hệ thống chùa Bà và lên đỉnh núi.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Từ sáng sớm ngày Rằm tháng Giêng, đỉnh núi Bà Đen đã nhộn nhịp du khách thăm quan và check-in giữa không gian rực rỡ sắc xuân, đặc biệt là hàng vạn bông hoa tulip nở rực rỡ khiến du khách vô cùng thích thú. Trong nhiều năm nay, hoa tulip đã trở thành đặc sản của núi Bà Đen mỗi dịp xuân về.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Không gian Hội xuân Di Lặc đưa núi Bà Đen trở thành điểm đến văn hoá độc đáo. Các điệu múa Khmer, giai điệu rộn ràng của nhạc ngũ âm hay các điệu múa điệu nghệ của trống Chhay dăm khiến du khách đặc biệt ấn tượng khi đến núi Bà Đen trong mùa xuân.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Đại lễ dâng đăng mừng lễ Nguyên tiêu với hơn 100 nghìn ngọn đăng thắp sáng khắp đỉnh núi là trải nghiệm được du khách yêu thích nhất khi đến núi Bà Đen dịp này. Trên quảng trường rộng lớn, một biển người thắp sáng những ngọn đăng dâng lên trước đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, làm nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo và thiêng liêng.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Chương trình nghệ thuật đậm sắc màu Phật giáo hoà quyện với ánh sáng ảo diệu toả ra từ các ngọn đăng làm nên một đại lễ dâng đăng khó quên cho du khách.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Lễ thiền đăng trước tôn tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới hút hàng trăm ngàn Phật tử và du khách tham dự, với mong muốn gửi gắm ước nguyện về một năm mới an lạc trước hạnh nguyện hỷ xả của Đức Di Lặc.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

Một trải nghiệm mới đặc biệt hấp dẫn du khách đến núi Bà Đen năm nay là show nhạc nước ứng dụng các công nghệ lần đầu tiên có tại Việt Nam. Hàng vạn du khách tập trung trên Cầu Ước – cây cầu tâm linh đặc biệt để xem show nhạc nước lần đầu tiên có tại Tây Ninh.

Show diễn là sự kết hợp độc đáo giữa hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, nước và các điệu múa mang đậm hơi thở Phật giáo và văn hoá dân gian, nơi những người con Phật cúng dường âm nhạc, cúng dường ánh sáng và cúng dường niềm vui lên đức Bồ Tát Di Lặc.

Biển người đổ lên núi Bà Đen đón tết Nguyên Tiêu và dự đại lễ dâng đăng

10h tối, khu vực chùa Bà trong ánh sáng huyền ảo vẫn tấp nập đón hàng ngàn người dân hành hương và làm lễ tại Linh Sơn Tiên Thạch Tự có tuổi đời 300 năm và điện Bà gắn liền với huyền thoại Linh Sơn Thánh Mẫu – nữ thần chủ của ngọn núi thiêng bậc nhất tại Việt Nam.

Xuyên đêm tại chân núi Bà Đen trong dịp lễ Rằm tháng Giêng, dòng người từ các tỉnh thành và từ Campuchia vẫn ùn ùn đổ về chân núi Bà Đen, cùng nhau chơi và ngủ tại chân núi. Đây là thời khắc để Nhân dân gửi gắm ước nguyện đầu năm tại một trong số huyệt đạo thiêng nhất cả nước và tận hưởng niềm vui đầu năm theo một cách đặc biệt chỉ có tại Tây Ninh.

Tùng Dương

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Phát triển du lịch xanh: Chuyện không dễ (Bài cuối) – Du lịch xanh

Phát triển du lịch xanh là khái niệm rất rộng, song có thể hiểu đây là loại hình giảm thiểu tác động lên môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường. Để du lịch xanh phát triển bền vững, cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, chắc chắn làm được và có thể làm ngay, để xứ Thanh luôn là điểm đến an toàn, hấp...

Sầm Sơn đổi mới

Những ngày cuối tháng 10 này, Sầm Sơn bỗng trở nên náo nhiệt, khi thành phố biển vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. “Những vị khách đặc biệt” từng đặt chân đến Sầm Sơn cách đây tròn 7 thập kỷ, đã có dịp trở lại để tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi...

Cùng tác giả

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 14/11/2024

Hôm nay (14/11), Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phố Quảng Xá 1, phường Đông Vệ và làm việc với TP Thanh Hóa; các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Đông Sơn, Nông Cống...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-14-11-2024-230298.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 14/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 14/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-14-11-2024-230307.htm

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Khi các ngôi sao phải tỏa sáng nếu muốn đấu AFF Cup

CLB CÔNG AN HÀ NỘI, NAM ĐỊNH TẬN DỤNG THỜI CƠ ? Cuộc cạnh tranh ngôi đầu bảng V-League đang diễn ra hấp dẫn khi khoảng cách giữa đội đứng nhất (CLB Thanh Hóa) và đội thứ 8 (CLB Hà Nội) chỉ là 4 điểm. Vì thế, một trận thắng có thể giúp các đội cải thiện đáng kể thứ hạng. Và đáng chú ý hơn, có đến 3 cặp đấu ở vòng 8 là cuộc đối đầu của các...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất