Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục dân tộc

Thanh Hóa có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc có một đặc trưng văn hóa riêng, thể hiện bản sắc của dân tộc mình. Trong đó, trang phục dân tộc được xem là một yếu tố nhận diện, phân biệt của mỗi dân tộc. Mỗi bộ trang phục không chỉ thể hiện nét riêng, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống mà nó biểu hiện nếp sống, thể hiện trình độ thủ công truyền thống và quan điểm thẩm mỹ của mỗi tộc người. Trong quá trình phát triển và giao lưu văn hóa, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS) đã có sự cải biến, song nó vẫn thể hiện đặc trưng của mỗi dẫn tộc, tạo nên sự phong phú cho nền văn hóa xứ Thanh.

Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục dân tộcTrang phục của các dân tộc được trình diễn tại lễ hội Hương sắc vùng cao năm 2023.

Về huyện Như Xuân, chúng ta sẽ được tìm hiểu văn hóa của người Thổ qua những bộ trang phục độc đáo, khác biệt so với những dân tộc khác. Phụ nữ dân tộc Thổ thường mặc trang phục váy, áo, yếm, khăn lưng, khăn và các đồ trang sức. Váy có hai lớp, lớp ngoài có họa tiết thổ cẩm và lớp lót phía trong. Váy hình ống, màu nâu gồm 3 phần: cạp váy, thân váy và chân váy, được thiết kế đơn giản, không có hoạ tiết, hoa văn cầu kỳ. Sự đơn giản này trở thành đặc điểm nhận dạng của trang phục dân tộc Thổ Như Xuân. Đặc biệt, váy của người phụ nữ Thổ thường chỉ dài quá đầu gối chứ không dài như váy của người Mường, Thái. Áo thường có hai loại, áo cánh và áo dài. Áo cánh may theo lối “ngũ thân” như người Kinh, may suông, không chiết eo, dài gần tới hông, cổ tròn, cúc mở trước ngực, cài khuy, hai ống tay dài và bó. Đây là loại áo mặc thường ngày, còn áo dài thường mặc khi tham gia hội hè, đình đám, giống như áo của phụ nữ vùng Kinh Bắc. Con gái thắt dây lưng bằng vải màu xanh lục, để dải khăn ra đằng trước còn người già thắt lưng màu vàng, để 2 dải khăn ra phía sau, trông gọn gàng mà vẫn toát lên vẻ kín đáo, dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ dân tộc Thổ.

Trang phục của đàn ông người dân tộc Thổ thường đơn giản hơn rất nhiều so với trang phục của nữ. Đàn ông dân tộc Thổ ngày xưa mặc áo ngũ thân, nhuộm màu nâu đỏ, đầu đội khăn xếp, mặc quần dài trắng vấn cạp, ngày thường mặc chiếc quần nâu vấn cạp và áo vải nhuộm nâu, cổ đứng có túi lớn ở ngực bên trái. Ngày nay, trang phục của đàn ông người Thổ còn giữ được gần giống với bộ quần áo của người Kinh. Những bộ trang phục đơn giản của người Thổ cho thấy đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Thổ khá mộc mạc, giản dị; tính cách tương đối ôn hòa, chất phác.

Còn với người dân tộc Mường thì trang phục nam giới tương đối giống trang phục của người Kinh, chỉ có sự khác biệt trong trang phục nữ. Trang phục của phụ nữ Mường là sự kết tinh từ lao động, sáng tạo và sự khéo léo, gồm áo, váy, thắt lưng, khăn đội đầu, đi kèm với các trang sức, hoa tai, vòng cổ, trâm cài đầu, quai nón, vòng tay, dây vắt. Áo của phụ nữ Mường có nhiều loại như, áo ngắn (hay áo khóm), áo chùng… được kết hợp từ hai, ba màu sắc, chất liệu mềm mại nhằm tôn lên sự duyên dáng của người phụ nữ Mường.

Điểm nổi bật trong trang phục của người Mường chính là cạp váy – phần được thêu họa tiết đa dạng, rực rỡ, nổi bật làm tôn lên vòng eo của người phụ nữ. Đồng thời, những họa tiết trên váy cũng thể hiện sự sáng tạo, kỹ thuật dệt vải và bàn tay tài hoa, khéo léo của phụ nữ Mường. Các họa tiết độc đáo này cũng chính là những biểu trưng riêng trên trang phục của người Mường. Đó là biểu tượng của nương rẫy, sườn đồi, hay những dòng sông, con suối – những hình ảnh gần gũi, gắn liền với cuộc sống đời thường…

Có thể thấy, trang phục của mỗi dân tộc đều có một nét đẹp riêng thể hiện phong tục, tập quán cũng như cuộc sống lao động của mỗi tộc người. Tuy nhiên, giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc, trong đó có trang phục đang đứng trước nguy cơ mai một hoặc biến đổi. Nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4795/QĐ-UBND, ngày 31/12/2022 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”.

Đồng thời, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Cụ thể, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã phối hợp với các địa phương tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn, trưng bày triển lãm về trang phục truyền thống trong ngày hội văn hóa các dân tộc; tổ chức các chương trình quảng bá, giới thiệu nét đẹp trong trang phục, nghề truyền thống của đồng bào DTTS phục vụ phát triển du lịch; tập huấn về cách bảo tồn trang phục truyền thống cho cán bộ và người dân… Các hoạt động đã dần “hồi sinh” trang phục truyền thống, giúp cho các trang phục truyền thống gần với đời sống hiện nay, qua đó góp phần xây dựng nền văn hóa xứ Thanh tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài và ảnh: Thùy Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Những “cánh chim” không mỏi kiến thiết mùa xuân mới ấm no

Những ngày đầu xuân mới, cũng là thời điểm bà con đua nhau xuống đồng, những vườn cam đua nhau nở hoa báo hiệu một vụ mùa bội thu, những trang trại, nhà máy lại được kiến thiết để xây dựng tương lai phát triển... Lòng người đang kỳ vọng về một năm mới phát triển, thành công với nhiều thành tựu mới. Niềm tin ấy, kỳ vọng ấy đang được hệ thống ngân hàng chắp cánh thông qua...

Sống và dấn thân với nghề

Nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải: Mong hoàn tất những việc đang dang dởSinh năm 1935, năm 2025 này, nhà nghiên cứu (NNC) Cao Sơn Hải đúng 90 tuổi. Dường như tuổi tác không làm ông lo sợ. Những cán bộ, công chức khác nghỉ hưu là chỉ vui tuổi già, xả những bận rộn, thảnh thơi bên con cháu, thì với riêng ông, bắt đầu từ thời khắc đó là được làm những gì mình muốn. Hơn 15...

Nỗ lực vươn mình

Trong bước chuyển mình của mùa xuân, dân tộc ta cũng đang đứng trước vận hội lớn để vươn mình mạnh mẽ. Trên đường băng phát triển đã được định hình, cuộc chạy đua để giành lấy những lợi thế, hay nắm bắt thời cơ thuận lợi, không cho phép bất kỳ sự thỏa mãn hay chậm trễ nào.Diện mạo hiện đại của TP Thanh Hóa - “trái tim” của tỉnh Thanh Hóa.Nội hàm của khái niệm “kỷ nguyên...

Vui hội Pồn Pôông

Xuân đến, đất trời nở hoa, bà con người Mường lại cùng nhau vui hội Pồn Pôông. Hương sắc của núi rừng hòa quyện với thanh âm rộn ràng của tiếng cồng chiêng, tiếng trống, tiếng nói cười của người dân tham gia lễ hội làm không khí xuân nhộn nhịp khắp xóm làng.Các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng phong tục, tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa của người Mường.Lễ hội...

Khát vọng vươn mình

Xuân Ất Tỵ 2025 đang về. Một mùa xuân của đất trời quyện hòa cùng lòng người phơi phới đón mùa sang với tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Ảnh minh họa.Năm 2025 cũng chính là năm khép lại một giai đoạn phát triển với rất nhiều dấu ấn rực rỡ mà Thanh Hóa đã đạt được; đồng thời mở ra một thời kỳ mới khi tiến hành Đại...

Cùng tác giả

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 7/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (7/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 42; Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đi kiểm tra các công trình trọng điểm về giao thông và văn hóa. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-7-2-2025-238875.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 7/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 7/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-7-2-2025-238882.htm

Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”

Từ sáng sớm 6/2 (tức mùng 9 Tết Nguyên đán) hàng ngàn du khách đổ về Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) để chiêm bái, vãn cảnh và cầu bình an.Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”

Từ sáng sớm 6/2 (tức mùng 9 Tết Nguyên đán) hàng ngàn du khách đổ về Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) để chiêm bái, vãn cảnh và cầu bình an.Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất...

Thanh Hóa: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Chiều ngày 3/2/2025, tại xã Đông Khê, TP. Thanh Hóa; UBND tỉnh đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây “đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. Các đại biểu tham dự buổi lễ phát động. Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên...

Thiệu Hóa tổ chức hội thao “Mừng Đảng

Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao và trưng bày sách, báo, ấn phẩm xuân Ất Tỵ 2025 trên tinh thần an toàn, tiết kiệm. Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân trong dịp đầu năm mới.Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Hoàng Trọng Cường trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thao.Hội thao gồm...

Đảm bảo an ninh trật tự lễ hội đầu xuân

Những ngày đầu xuân, các khu du lịch, di tích, danh thắng và lễ hội tâm linh trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài tỉnh đến du ngoạn, tham quan, chiêm bái. Để bảo đảm cho Nhân dân và du khách thập phương phấn khởi, yên tâm du xuân trong dịp đầu năm mới, Công an tỉnh đã tăng cường lực lượng, triển khai các phương...

Vĩnh Lộc liên hoan văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng Xuân

Tối 3/2, huyện Vĩnh Lộc tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng “Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.Các đại biểu tham dự liên hoan văn nghệ quần chúng.Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội.Chương trình diễn ra không khí ấm áp, vui tươi, phấn khởi trước sự cổ vũ của đông đảo người dân địa phương.Tại chương...

Bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của người dân miền biển

Nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn được thiên nhiên ban tặng 42km bờ biển và ở mảnh đất này vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của người miền biển với những trò chơi, trò diễn dân gian mỗi độ tết đến, xuân về.Người dân tham gia nấu cơm thi, một nét đẹp văn hóa được giữ gìn và phát huy ở thôn Thượng Nam và thôn Thượng Bắc, xã Hải Nhân,...

Gương mặt xuân trong thơ ca Thanh Hóa

Đã đành mùa xuân là tươi mới, trẻ trung. Chỉ mới nghĩ thôi bao trắc trở, gian nan lùi lại phía sau, mọi thứ hồi sinh “xanh non, biếc rờn”. Một chút đỏng đảnh của “cành tơ phơ phất”, hay rộn ràng “của yến anh này đây khúc tình si” cũng làm đủ nao lòng người lữ thứ xa quê. Có những hạnh phúc đong đầy đẹp tựa đào, mai vừa chớm nở. Lại cả những nhớ nhung, cách...

Như ngọn triều dâng…

Chúng ta vẫn thường hay nói về giấc mơ “du lịch bốn mùa” nơi thành phố biển xinh đẹp Sầm Sơn. Nhưng nếu thử đổi góc nhìn mới hơn một chút, chúng ta sẽ ngỡ ngàng nhận ra rằng: Vùng đất biển này đã tự mình định vị với bốn mùa qua những nét đẹp, đặc trưng riêng. Điều quan trọng là chúng ta có đủ tâm - tầm - lực để khơi dậy những tiềm năng, lợi thế,...

Khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê

Sáng 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng), TP Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê - Xuân Ất Tỵ 2025.Đội tế Câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật truyền thống phường Quảng Thắng thực hiện nghi thức tế miếu.Dự lễ hội có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ...

Sống và dấn thân với nghề

Nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải: Mong hoàn tất những việc đang dang dởSinh năm 1935, năm 2025 này, nhà nghiên cứu (NNC) Cao Sơn Hải đúng 90 tuổi. Dường như tuổi tác không làm ông lo sợ. Những cán bộ, công chức khác nghỉ hưu là chỉ vui tuổi già, xả những bận rộn, thảnh thơi bên con cháu, thì với riêng ông, bắt đầu từ thời khắc đó là được làm những gì mình muốn. Hơn 15...

Tin nổi bật

Tin mới nhất