Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Sơn gắn với phát triển du lịch

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Làng cổ Đông Sơn là cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy và là nguồn tài nguyên quý để phát triển du lịch, tạo điểm nhấn cho ngành công nghiệp không khói của TP Thanh Hóa. Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Sơn (gọi tắt là đề án) gắn với phát triển du lịch được xem là giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu trên.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Sơn gắn với phát triển du lịchLễ hội Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy – Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân được tổ chức vào ngày 2 và 3 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Làng cổ Đông Sơn.

Làng cổ Đông Sơn có hàng ngàn năm lịch sử, tên tuổi của làng gắn với Di chỉ khảo cổ học, nơi phát hiện nền văn hóa – văn minh Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Đây là làng quê được thiên nhiên ưu ái cho một vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên vô cùng đặc biệt. Bốn bên quanh làng được bao quanh bởi những dãy núi, dòng sông uốn lượn nhấp nhô tạo nên vẻ đẹp sơn kỳ thủy tú. Đặc biệt, Làng cổ Đông Sơn là làng quê hội đủ các thiết chế về văn hóa truyền thống của làng quê đồng bằng Bắc Trung bộ; tại làng có cơ sở thờ tự tôn giáo, tín ngưỡng như chùa Đông Sơn (chùa Phạm Thông), đình Trung, đền thờ Đức Thánh Cả, miếu Đệ Nhị, phủ Mẫu, văn chỉ, võ chỉ, nhà thờ các dòng họ…

Đặc biệt hơn, trên vị trí đất của làng lại được chọn đặt Văn Miếu hàng tỉnh, hằng năm tổ chức tế lễ để tôn cao đạo học vốn có của vùng đất xứ Thanh. Mỗi một di tích gắn với những lễ hội truyền thống với những truyền thuyết, giai thoại, tục ngữ, ca dao ca ngợi về hình thế núi sông, công lao đức độ của nhân vật được thờ tự, góp thêm cho mỹ tục thuần phong của làng. Hàng năm, vào ngày 2 và 3/3 âm lịch, UBND phường Hàm Rồng duy trì tổ chức lễ hội Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy – Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân. Đây cũng là lễ hội văn hóa truyền thống quan trọng và lớn nhất trong năm của người dân ở Làng cổ Đông Sơn đã gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân nơi đây.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh và thời gian nhưng Làng cổ Đông Sơn vẫn cơ bản gìn giữ được những giá trị văn hóa vật chất mang đậm tinh hoa văn hóa của một làng quê điển hình của miền Bắc Trung bộ. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa, TP Thanh Hóa và phường Hàm Rồng đã có nhiều quan tâm tới việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Sơn. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Hàm Rồng, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 5/3/2013, trong đó có Làng cổ Đông Sơn. Tuy vậy việc đầu tư xây dựng các công trình dân sinh trong làng ngày càng tăng do nhu cầu ổn định và phát triển kinh tế và dân số tăng cao nên có nhiều ảnh hưởng tới việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa làng cổ. Các di chỉ khảo cổ, công trình di tích và cảnh quan thiên nhiên chưa được quan tâm đúng mức đối với việc bảo vệ và đầu tư giữ gìn; các công trình kiến trúc cổ đang dần xuống cấp, một số công trình đầu tư xây dựng mới phá vỡ cảnh quan và giá trị các di tích, danh lam thắng cảnh…

Bà Lê Thị Thanh, Chủ tịch UBND phường Hàm Rồng, cho biết: Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Sơn sẽ là tiền đề quan trọng để bảo tồn các văn hóa vật thể và phi vật thể và nhằm kéo dài thời gian tồn tại, đảm bảo gìn giữ được tối đa các yếu tố gốc, bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật và lễ hội truyền thống, tục lệ, phong tục tập quán của làng. Đồng thời tái hiện hình ảnh của một làng cổ vốn có lịch sử văn hóa lâu đời, phát huy giá trị di sản góp phần giáo dục truyền thống và giá trị lịch sử, văn hóa, phát triển kinh tế, du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Đề án là cơ sở pháp lý để địa phương có cơ sở quản lý, đầu tư xây dựng và bảo tồn, thu hút đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đông Sơn. Đây cũng là nguyện vọng tha thiết của người dân Làng cổ Đông Sơn. Bên cạnh lễ hội truyền thống Đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy – Đức Thánh lưỡng Trần Khát Chân, từ năm 2023, TP Thanh Hóa và phường Hàm Rồng đã tổ chức chương trình “Tết xưa làng cổ” nhằm tiếp tục hiện thực hóa công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản và cũng là cơ sở để đẩy mạnh phát triển du lịch tại Làng cổ Đông Sơn.

Theo nội dung cơ bản, đề án xác định rõ địa thế của làng được ứng dụng theo nguyên lý phong thủy “tiền thủy, hậu sơn – tả thanh long, hữu bạch hổ”. Cấu trúc làng tuân thủ theo nguyên tắc lựa trọn truyền thống trong binh pháp “khó công – dễ thủ”. Kết cấu đường làng bố cục theo hình xương cá, bao gồm đường chính ở giữa chạy theo hướng Bắc Nam, nối với trục chính là các ngõ, tên các ngõ cũng được đặt theo nhân phẩm của con người trong triết lý Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng… Các nhà cổ, cấu trúc làng cổ và các di tích được bảo tồn, gìn giữ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các cơ sở vật chất khác cũng được đầu tư, tôn tạo đồng bộ, cảnh quan chung của làng được cải thiện. Các lễ hội, lễ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp khác được phục dựng, tái hiện.

Đề án cũng sẽ đánh giá đúng thực trạng làng cổ Đông Sơn ngày nay, đã đi sâu đánh giá, làm rõ rất nhiều khía cạnh về lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc, tập quán sinh hoạt của làng qua các thời kỳ cho đến hiện tại. Trên cơ sở đó, đưa ra phân tích, dự báo về tương lai phát triển đó là việc bảo tồn phải phát huy giá trị của di sản, đồng thời tìm hướng giải quyết xung đột giữa thực trạng hiện hữu và định hướng phát triển. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể đối với việc quy hoạch, phân khu trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy tác dụng của từng lĩnh vực di sản một cách có hiệu quả.

Bà Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, cho biết: Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch được thực hiện sẽ tạo cơ sở cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Sơn; góp phần tôn vinh nét văn hóa truyền thống, làm đẹp thêm quê hương, đất nước, một vùng quê cổ kính lâu đời của xứ Thanh, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo người dân trong làng và các xã vùng phụ cận. Qua đó, tạo nên một điểm đến văn hóa, tâm linh, du lịch, vui chơi giải trí cho Nhân dân TP Thanh Hóa và du khách thập phương. Hiện nay, TP Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa và các ngành, đơn vị hoàn thiện hồ sơ đề án để đề án chính thức được triển khai. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Làng cổ Đông Sơn, đồng thời góp phần chuyển đổi kinh tế địa phương, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Hơn hết, Làng cổ Đông Sơn sẽ là điểm nhấn quan trọng trong bản đồ du lịch của TP Thanh Hóa nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Bài và ảnh: Mạnh Cường

Nguồn

Cùng chủ đề

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 1): Điểm đến hấp dẫn của du lịch...

Quan Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da, là huyện vùng cao phía Tây xứ Thanh, với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nên nơi đây có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.Văn hóa rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở Quan Hóa. Ảnh: Đình GiangBản Bút, xã Nam Xuân cách trung tâm huyện Quan Hóa chưa đầy 10km,...

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những...

Có cơ chế để xem xét trách nhiệm đối với các trường hợp ban hành văn bản trái pháp luật

Sáng 15/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tham gia góp ý về phân cấp cho chính quyền địa phương (Điều 14), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tán thành việc...

Khánh thành và gắn biển công trình Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô

Sáng 15/2, Công ty TNHH BOB Thanh Hóa và phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễ khánh thành Dự án Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô tại xã Thọ Tiến và gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện Triệu Sơn. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Đại diện Công ty TNHH...

Cùng tác giả

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ra quân huấn luyện năm 2025

Sáng 17/2/, đoàn công tác Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Dũng, Phó Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện, lễ ra quân huấn luyện năm 2025 tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đại tá Vũ Văn Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.Đoàn...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Cùng chuyên mục

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 1): Điểm đến hấp dẫn của du lịch...

Quan Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da, là huyện vùng cao phía Tây xứ Thanh, với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nên nơi đây có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.Văn hóa rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở Quan Hóa. Ảnh: Đình GiangBản Bút, xã Nam Xuân cách trung tâm huyện Quan Hóa chưa đầy 10km,...

Bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu. Di tích này thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa.Thắng cảnh Hòn Vọng Phu.Hòn Vọng Phu được cấu tạo từ đá vôi, trải qua thời gian dài đã bị phong hóa, nứt...

Dự chi 17 tỉ đồng bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu. Di tích này thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa.Thắng cảnh Hòn Vọng Phu.Hòn Vọng Phu được cấu tạo từ đá vôi, trải qua thời gian dài đã bị phong hóa, nứt...

Bó hoa hồng cuối ngày

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. ...

Lắng lòng nghe hát chầu văn

Hát chầu văn (hay còn gọi là hát văn, hát bóng) là hình thức lễ nhạc gắn với nghi thức hầu đồng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đây cũng là một trong những thành tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, độc đáo, góp phần đưa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Một giá hầu đồng tại đền cô...

“Thanh Hóa tươi đẹp” qua những ghi chép của học giả người Pháp

Cuốn sách “Thanh Hóa tươi đẹp” (2022, NXB Thanh Hóa) có khổ 14,5X20,5cm, dung lượng gần 200 trang. Nội dung cuốn sách được các tác giả Nguyễn Xuân Dương – Lâm Phúc Giáp dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Thanh Hoa pittoresque” do học giả người Pháp Le Breton viết, xuất bản năm 1922. Hiện bản gốc đang được lưu giữ tại Thư viện Thanh Hóa. Như một cuốn cẩm nang, hướng dẫn du lịch, Le Breton đã khắc...

Mùa du lịch văn hóa

Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.Du khách đến với Di...

Hướng dẫn đặt vé pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 trực tuyến

Với phương thức đặt vé trực tuyến nhanh chóng tại danago.com.vn, bạn đọc chỉ cần làm vài thao tác đơn giản là chắc chắn có một tấm vé chuẩn đúng giá công bố, được giao vé tận nơi.Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng luôn là một sự kiện được mong đợi nhất trong năm, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến với thành phố biển xinh đẹp này. Mỗi năm, sự kiện là dịp để...

Khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXIII – 2025 tại Thanh Hóa

Tối 11/2/2025, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP. Thanh Hóa) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 tại Thanh Hóa với chủ đề “Tổ quốc bay lên; Thanh Hóa vươn mình thực hiện khát vọng thịnh vượng”. Các đại biểu tham dự buổi lễ. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất