Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy di tích gắn với phát triển du lịch tâm linh

Những năm qua, thị xã Nghi Sơn luôn quan tâm tới công tác trùng tu, tôn tạo, gìn giữ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa. Nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo thu hút đông đảo du khách đến tham quan, vãn cảnh, cầu phúc, cầu an, góp phần thúc đẩy du lịch tâm linh của địa phương phát triển.

Bảo tồn và phát huy di tích gắn với phát triển du lịch tâm linhLễ dâng hương tưởng nhớ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ tọa lạc tại tổ dân phố Sơn Thắng, phường Nguyên Bình là một trong những di tích thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh. Được sự quan tâm của Nhà nước, năm 2017, đền thờ được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí gần 43,6 tỉ đồng. Năm 2021, đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch di tích lịch sử.

Đền thờ được tu bổ, tôn tạo đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của Nhân dân trong phường và du khách thập phương. Để đạt được kết quả này, nhiều năm qua, thị xã Nghi Sơn đã tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, vãn cảnh. Anh Nguyễn Văn Hùng ở phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) – một du khách từng đến tham quan, vãn cảnh đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ cho biết: Cảnh quan của di tích rất đẹp, vệ sinh sạch sẽ, người phục vụ tại đền thân thiện, nhiệt tình; an ninh – trật tự được đảm bảo. Các thành viên trong gia đình tôi rất hài lòng với chuyến tham quan này. Thời gian tới, có dịp gia đình tôi sẽ tiếp tục quay trở lại nơi đây.

Cùng với đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, nhiều di tích lịch sử, văn hóa khác trên địa bàn thị xã Nghi Sơn thời gian gần đây cũng thu hút lượng lớn khách tới tham quan, chiêm bái, như: cụm di tích danh thắng Quang Trung – Lạch Bạng; di tích đền thờ Lê Đình Châu; di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh núi Am Các và chùa Am Các; cụm di tích đền Khánh Trạch – chùa Thiên Vương… 3 tháng đầu năm 2024, các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thị xã đã đón được khoảng 14.000 lượt du khách đến tham quan, vãn cảnh.

Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Nghi Sơn, hiện trên địa bàn thị xã có 203 di sản văn hóa vật thể, gồm: 32 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 3 di tích lịch sử – văn hóa xếp hạng cấp quốc gia; 29 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng cấp tỉnh; 171 địa điểm di tích đã được kiểm kê bảo vệ. Bên cạnh đó, thị xã Nghi Sơn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị bao gồm các lễ hội truyền thống, các nghề thủ công truyền thống, phong tục, tập quán.

Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU, ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) khóa XXV về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, giai đoạn 2018-2025, thời gian qua, Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn chỉ đạo UBND thị xã và các ngành chức năng căn cứ các quy định hiện hành tổ chức rà soát, bổ sung mục đích sử dụng đất xây dựng các công trình văn hóa, di tích vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Chú trọng tới công tác quy hoạch, mở rộng khuôn viên di tích và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích. Từ năm 2018 đến nay, có 4 di tích được UBND tỉnh chấp thuận việc lập quy hoạch và mở rộng khuôn viên là: di tích danh lam thắng cảnh núi Am Các và địa điểm chùa Am Các (Định Hải), di tích lịch sử cách mạng nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên (Tân Dân); chùa Đót Tiên (Hải Thanh) và cụm di tích đền Khánh Trạch và chùa Thiên Vương (Bình Minh).

Bên cạnh đó, thị xã Nghi Sơn luôn chú trọng tới công tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích và quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Từ 2018 đến nay thị xã đã đầu tư, tu bổ, tôn tạo được 16 di tích, với tổng kinh phí đầu tư 73,7 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh 20,7 tỷ đồng, ngân sách thị xã là 46,8 tỷ đồng, huy động xã hội hóa 5,5 tỷ đồng. Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thị xã được đầu tư, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp đã từng bước đi vào hoạt động đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng và nhu cầu tham quan của Nhân dân và du khách.

Ngoài ra, UBND thị xã Nghi Sơn đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp quản lý các dịch vụ, thiết chế văn hóa, thể thao, di sản văn hóa cho cán bộ làm công tác quản lý văn hóa từ thị xã đến xã, phường; cử thành viên ban quản lý di tích, người trông coi di tích tham gia các lớp tập huấn về quản lý và thuyết minh tại di tích. Từ 2018 đến nay, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức được 6 lớp quản lý các dịch vụ, thiết chế văn hóa, thể thao, di sản văn hóa. Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nên đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa đã đáp ứng được yêu cầu công việc góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa.

Đồng chí Mai Sỹ Lân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn, cho biết: Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, thị xã Nghi Sơn tiếp tục tăng cường nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tâm linh. Xác định các di tích trọng điểm để có phương án trùng tu, tôn tạo và đề nghị UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch tâm linh. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, kết nối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn thị xã nhằm phát triển tour, tuyến du lịch. Chú trọng tới việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cho ngành du lịch; xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện; khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi từ phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội của thị xã phát triển.

Bài và ảnh: Hải Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi, làm rõ quy định về hoạt động vận tải; nâng cao điều kiện tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy lái xe; làm rõ quy định về phân cấp quản lý đường bộ.Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước.Sáng 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã...

Đại hội đại biểu lần thứ IV Hội Cựu giáo chức tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/11, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội CGC; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng 116 đại biểu đại diện cho gần 2 vạn hội viên...

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất