Powered by Techcity

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch


Khu vực miền núi Thanh Hóa là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú… Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua các huyện miền núi trong tỉnh đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, gắn với phát triển du lịch, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịchNghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn, xã Lũng Niêm (Bá Thước) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Nằm trong Khu du lịch sinh thái Pù Luông, xã Lũng Niêm (Bá Thước) có lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng. Những năm qua đảng ủy, chính quyền xã luôn xác định muốn phát triển du lịch, thì việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, xã đã vận động Nhân dân bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, như: nhà sàn, trang phục, các trò chơi, trò diễn, món ăn truyền thống…, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái (chủ yếu ở thôn Lặn). Đến nay, ở thôn Lặn có trên 100 hội viên phụ nữ tham gia nghề dệt thổ cẩm, với các loại sản phẩm, như: vải thổ cẩm, khăn, mũ, quần áo, gối, túi thổ cẩm, khăn trải bàn, đệm ghế… để phục vụ khách du lịch. Từ đầu năm 2024 đến nay, đã có gần 1.000 lượt khách du lịch nước ngoài đến với thôn Lặn. Ngoài tham quan du lịch và mua các sản phẩm dệt thổ cẩm của làng nghề, khách du lịch nước ngoài rất thích và mua nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề làm quà lưu niệm. Nhờ có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đã khá hơn rất nhiều, lượng khách du lịch đến với làng nghề ngày một đông.

Đến Khu du lịch suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), nhiều mặt hàng thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đa dạng mẫu mã, chủng loại được bày bán. Nhiều du khách có dịp đến đây, khi trở về đều không quên mua cho mình những món quà làm bằng thổ cẩm. Tuy món quà mộc mạc, dân dã, nhưng mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 40 hộ gia đình vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm. Trước nhu cầu của khách hàng, các hộ gia đình không ngừng đổi mới về sản phẩm, mẫu mã để phù hợp hơn với thị trường. Sản phẩm chủ yếu là khăn, váy, túi, chăn đệm… Chị em phụ nữ không phải đi làm ăn xa, tranh thủ lúc nông nhàn cũng có thu nhập.

Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”, đến nay trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy đã hình thành được 7 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Để phát triển bền vững, các địa phương đã tạo điều kiện thành lập các tổ hợp tác sản xuất mặt hàng thổ cẩm. Hiện nghề dệt thổ cẩm đang tạo việc làm bán thời gian cho hàng nghìn lao động miền núi xứ Thanh, tập trung chủ yếu ở các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng.

Để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gắn với phát triển du lịch sinh thái bền vững, các huyện miền núi trong tỉnh đang có giải pháp hình thành vùng nguyên liệu, liên kết từ sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, đồng thời xây dựng các sản phẩm thổ cẩm có thương hiệu; xây dựng các làng nghề thổ cẩm thành các điểm đến tham quan cho khách du lịch, và hướng đến coi nghề dệt thổ cẩm là một sản phẩm du lịch đặc trưng của miền núi xứ Thanh.

Bài và ảnh: Khánh Linh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/bao-ton-nghe-det-tho-cam-truyen-thong-nbsp-gan-voi-phat-trien-du-lich-220625.htm

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Doanh nhân vượt khó tích cực tham gia an sinh xã hội

Với bản lĩnh của một doanh nhân, anh Lê Trí Kỳ, Giám đốc Công ty CP Xây dựng hạ tầng Hồng Kỳ, thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) đã tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc, đó là doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tích cực tham gia công tác an sinh xã hội trên địa bàn.Anh Lê Trí Kỳ (bên trái) trao đổi công việc với...

Hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ khôi phục sản xuất, kinh doanh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 vào giữa tháng 9 vừa qua, nhiều khách hàng vay vốn bị thiệt hại nặng nề và đang rất cần các ngân hàng trên địa bàn có chính sách hỗ trợ để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau mưa lũ. Theo đó, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

“Thổi” sức sống mới cho di sản

Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.Chương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.Di sản trong thời số hóaSố hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2...

Cùng tác giả

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất