Powered by Techcity

Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phương

Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú mà Bá Thước còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc. Toàn huyện có hơn 103.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 59%; dân tộc Thái chiếm hơn 53%.

Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phươngBá Thước là địa phương có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong đó nổi bật là Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Ảnh: Hoàng Đông

Khai thác tiềm năng

Bá Thước là huyện miền núi cao, cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 120km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội (KT-XH), quốc phòng – an ninh của tỉnh Thanh Hóa. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 217, Quốc lộ 15A, Tỉnh lộ 521C, 523B chạy qua – các trục giao thông quan trọng kết nối huyện Bá Thước với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác và phát triển KT-XH. Bá Thước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có thể kể đến các địa điểm như Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; các thôn Son – Bá – Mười của xã Lũng Cao; Thác Hiêu, xã Cổ Lũng; Thác Muốn (hay còn gọi là thác Mơ) xã Điền Quang; Hang cá thần xã Văn Nho; hồ Duồng Cốc xã Điền Hạ; thác Dần Long xã Lương Ngoại,…

Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan đẹp, trù phú mà Bá Thước còn có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc. Toàn huyện có hơn 103.000 người, gồm 3 dân tộc chủ yếu là Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 59%; dân tộc Thái chiếm hơn 53%. Phong tục, tập quán văn hóa phong phú, đa dạng tạo nên bức tranh đa sắc về đời sống văn hóa, xã hội. Từ các di tích lịch sử, văn hóa kiến trúc, đến trang phục, ẩm thực, tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội… đều toát lên những nét bản sắc văn hóa độc đáo riêng như: Di tích khảo cổ học Mái Đá Điều; Lễ hội Mường Khô; Lễ hội đua thuyền; Truyện thơ Khăm Panh; sử thi Đẻ đất, đẻ nước; sự tích Cây chu đá, lá chu đồng; bông thau quả thiếc; nhà sàn truyền thống của người Thái, người Mường; các sản phẩm thủ công truyền thống. Ngoài những nguồn tài nguyên nêu trên, Bá Thước còn là nơi có nguồn sản vật phong phú, đa dạng, hoàn toàn có thể làm hài lòng du khách phương xa qua những món ăn dân dã mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và hương vị của núi rừng như: gà đồi, ốc đá, măng chua, măng đắng, canh đắng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, vịt Cổ Lũng, lợn cỏ quay, cá dốc, rượu ngô, rượu cần…

Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa Thái, Mường đặc trưng, đậm đà bản sắc, cùng với lịch sử hình thành và phát triển, là điều kiện rất thuận lợi để Bá Thước phát triển các loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn, trong đó có du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, huyện Bá Thước đã chú trọng xây dựng quy hoạch 1/2000 Khu du lịch Son – Bá – Mười, Khu du lịch thác Hiêu, Khu du lịch thác Muốn; quy hoạch 1/500 điểm dân cư nông thôn gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Đôn (xã Thành Lâm) và bản Kho Mường (xã Thành Sơn). Đặc biệt, năm 2019, bản Đôn (xã Thành Lâm); bản Kho Mường, bản Báng (xã Thành Sơn); thác Hiêu (xã Cổ Lũng) đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng. Hiện tại trên địa bàn huyện đã manh nha hình thành một số mô hình trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn: trải nghiệm chăn nuôi vịt Cổ Lũng; trải nghiệm trồng, chăm sóc quýt hoi; trải nghiệm dệt thổ cẩm tại làng nghề Lặn Ngoài…

Trong những năm qua, huyện Bá Thước đã và đang triển khai các dự án, chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia… nhằm thúc đẩy KT-XH, nhất là khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ngày một đổi thay. Thông qua các dự án, tiểu dự án từ các chương trình mục tiêu quốc gia như XDNTM, giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… đã góp phần xây dựng các mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, nhiều sản phẩm đặc sản địa phương ra đời xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chủ động của mỗi người dân.

Hình thành các sản phẩm đặc trưng

Trên địa bàn huyện Bá Thước đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (sắn, gai, mía nguyên liệu); khu nhà màng, nhà lưới trồng rau, quả an toàn, cho thu nhập từ 60 – 100 triệu đồng/1.000m2; các trang trại cây ăn quả tập trung (cam, bưởi…) tại các xã: Lương Nội, Điền Lư, Điền Quang, Ái Thượng cho hiệu quả kinh tế cao (180 – 220 triệu đồng/ha); phát triển các loại gia cầm bản địa, đặc sản như: vịt Cổ Lũng, gà ri, gà đồi. Các sản phẩm như mật ong rừng Pù Luông, vịt Cổ Lũng, trà quýt hoi, lạp sườn… được công nhận sản phẩm OCOP là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Đến hết năm 2023, huyện có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó có 5 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận (Mật ong rừng Pù Luông – Công ty CP Hoàng Thân Thanh Hóa; Lạp sườn họ Hoàng, Thịt khâu nhục họ Hoàng (Hộ kinh doanh bà Hoàng Thị Thanh, thị trấn Cành Nàng); Trà Quýt hoi (Công ty TNHH Pù Luông Cusine); Vịt Cổ Lũng Tuấn Anh – Công ty TNHH chăn nuôi vịt Cổ Lũng; 5 sản phẩm được UBND huyện công nhận (Đũa tre Rầm Tám – HTX dịch vụ nông nghiệp Điền Trung; Mật ong ông Nhân (hộ kinh doanh Trương Ngọc Nhân); Gạo nếp Cú Mắc Cải – HTX Nông nghiệp – Du lịch Ban Công; Khăn thổ cẩm Mường Khòong – Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Lặn Ngoài; Bánh nhãn Dung Trị – HTX bánh nhãn Thiết Ống.

Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phươngBá Thước quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng sản phẩm đặc sản địa phương như vịt Cổ Lũng, trà quýt hoi… Ảnh: NH

Bên cạnh đó, Bá Thước còn có nhiều sản phẩm tiềm năng gắn với bản sắc văn hóa của địa phương tập trung xây dựng sản phẩm OCOP như: sản phẩm rượu siêu men lá, trà Sói rừng, trà mướp đắng, trà hoa đu đủ, măng; các điểm du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm như: bản Hiêu xã Cổ Lũng, bản Kho Mường xã Thành Sơn, bản Đôn xã Thành Lâm, làng nghề dệt thổ cẩm Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm… Đến nay, huyện Bá Thước có 2 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm và làng nghề sản xuất rượu cần truyền thống thôn Tân Thành, xã Thành Lâm.

Giai đoạn 2021-2025, phát triển nông nghiệp gắn với XDNTM và phát triển du lịch là các chương trình trọng tâm được Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước khóa XXIII xác định. Tổng giá trị sản xuất năm 2023 huyện Bá Thước ước đạt 3.641 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 ước đạt 3,85%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 30,94 triệu đồng, tăng 6,98 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. Sản xuất nông, lâm, thủy sản được đẩy mạnh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm; năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều tăng. Toàn huyện đã tích tụ tập trung đất đai được 804,9ha để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Công tác bảo tồn giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa trên địa bàn được quan tâm; công tác trùng tu, tôn tạo được đầu tư thực hiện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được lãnh đạo thực hiện thường xuyên, qua đó đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hằng năm 5,59%.

Để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa trên địa bàn, huyện Bá Thước tập trung vào một số giải pháp như triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát để đưa vào quy hoạch các vùng, điểm có tiềm năng lợi thế du lịch nông nghiệp để có định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn du lịch gắn với chương trình NTM; hoàn thiện các mô hình trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn hiện có; triển khai xây dựng một số mô hình như: trải nghiệm không gian văn hóa rượu cần; không gian văn hóa dệt thổ cẩm; trải nghiệm sản xuất các sản phẩm OCOP (trà quýt hoi, trà sói rừng, mật ong rừng, đũa tre…); trải nghiệm canh tác lúa trên ruộng bậc thang…

Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Các huyện miền núi tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi

Những ngày này, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hóa, nhiệt độ giảm sâu vào ban đêm và sáng sớm đã gây ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi tại các huyện miền núi. Với đặc thù địa hình vùng núi cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với các địa phương khác, hiện nay, công tác phòng chống đói rét cho vật nuôi đã và đang được các huyện Như Xuân,...

Quả ngọt trên cát bỏng

Dải đất dọc ven biển phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn rặt một màu cát trắng. Từ nhiều đời qua, chỉ cây dứa dại, xương rồng và phi lao mới vượt qua được cái nóng bỏng của mùa hè, sự khô hạn của mùa đông để vươn lên. Ấy thế mà, nhiều cây trồng mới đã đâm chồi, bén rễ, rồi phát triển xanh tươi nhờ sự kiên trì thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật...

Cùng tác giả

[Bản tin 18h] Virus HMPV có nguy hiểm như Covid-19?

Những thông tin đáng chú ý: Dự kiến trình Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh vào tháng 10; Tham mưu ban hành hơn 5.000 quyết định phục vụ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội; Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh tại TP Thanh Hóa, phát hiện gần 2 tấn thực phẩm bẩn...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ban-tin-18h-virus-hmpv-co-nguy-hiem-nhu-covid-19-236268.htm

Tuyên dương 43 học sinh, sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”

Chiều 8/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam; tuyên dương học sinh, sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” các cấp năm 2024.Phó Bí thư Tỉnh đoàn Đoàn Văn Trường phát biểu tại chương...

TP Thanh Hóa chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội đảng các cấp

Sáng 8/1, đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa đã có buổi làm việc với các đảng bộ, chi bộ trực thuộc khu vực huyện Đông Sơn (cũ) về công tác chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2025-2030.Toàn cảnh buổi làm việc.Tại hội nghị, Ban Tổ chức Thành ủy đã báo cáo khái quát tình hình tổ chức cơ sở đảng 14 phường, xã...

Chủ động, quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo thực hiện dự án Hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 1

Chiều 8/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo thực hiện dự án “Hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 1, tỉnh Nghệ An”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội.Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc...

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu cụm thi đua số 5, khu vực Bắc miền Trung

Ngày 8/1, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Trung ương Hội NCT Việt Nam tặng Cờ đơn vị xuất sắc dẫn đầu Cụm thi đua số 5, khu vực Bắc miền Trung trong phong trào “Tuổi cao - gương sáng” năm 2024 cho Hội NCT tỉnh Thanh Hóa.Năm 2024, các cấp hội NCT đã bám sát nhiệm...

Cùng chuyên mục

Chủ động, quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo thực hiện dự án Hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 1

Chiều 8/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo thực hiện dự án “Hồ chứa nước bản Mồng giai đoạn 1, tỉnh Nghệ An”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội.Dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc...

BIDV Thanh Hóa là đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu cụm Bắc Trung Bộ năm 2024

Với việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024, tại Hội nghị tổng kết công tác xây dựng đảng và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh toàn hệ thống năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được tổ chức tại Hà Nội, BIDV Thanh Hóa được vinh danh là đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu cụm địa...

Công ty CP Thương mại miền núi Thanh Hóa chủ động nguồn hàng dịp Tết

Để phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công ty CP Thương mại Miền núi Thanh Hóa đã phân phối hàng về các Siêu thị Miền Tây để phục người dân khu vực miền núi.Siêu thị miền Tây Lang Chánh.Bà Nguyễn Thị Tâm, Trưởng phòng kinh doanh hệ thống siêu thị, Công ty CP Thương mại Miền núi Thanh Hoá, cho biết: Ngay đầu tháng 12/2024, công ty đã nhập 4 nhóm hàng, đưa...

Nông dân trồng nấm chuẩn bị cho vụ tết

Những ngày cuối năm, tại các hộ trồng nấm ở Thanh Hóa, không khí làm việc trở nên hối hả hơn bao giờ hết. Người dân đang tập trung mọi công đoạn chuẩn bị để bảo đảm vụ nấm đạt chất lượng tốt nhất, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.Mô hình trồng nấm của hộ nông dân tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).Nghề trồng nấm ở Thanh Hóa đã phát...

Nhộn nhịp trên công trường thi công các dự án trọng điểm

Những ngày đầu năm mới 2025, trên công trường thi công các dự án trọng điểm tại TP Thanh Hóa, không khí lao động luôn nhộn nhịp, khẩn trương. Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ các hạng mục, phấn đấu về đích đúng tiến độ đề ra.Công nhân bám sát công trường thi công các dự án trọng điểm của TP Thanh Hóa.Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu...

Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất 

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất và để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất, góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 52/UBND-KTTC...

Kiên định sứ mệnh “tam nông”

Cùng với toàn hệ thống Agribank, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, trở thành những ngân hàng chủ lực dẫn vốn về khu vực nông thôn, góp phần đưa nghị quyết về “tam nông” (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn) của Đảng đi vào cuộc sống. Qua đó, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế -...

Triệu Sơn trở thành huyện thứ 3 của tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 6/1/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 31/QĐ-TTg công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.Một góc thị trấn Triệu Sơn.Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Triệu Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về...

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục, mức cao nhất trong 4 năm

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp đã đẩy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất