Powered by Techcity

Áp dụng tưới tiết kiệm nước, giải pháp giảm chi phí, nâng cao giá trị sản xuất

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.500 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm, chủ yếu ở các vùng trồng cây ăn quả, rau màu. Đây không những được xem là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích mà còn góp phần tiết kiệm nguồn nước tưới cho người dân.

Áp dụng tưới tiết kiệm nước, giải pháp giảm chi phí, nâng cao giá trị sản xuấtTrang trại trồng cây ăn quả tại thị trấn Vân Du (Thạch Thành) lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước hiện đại.

Tưới tiết kiệm nước là áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm… bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.

Với diện tích trồng cây ăn quả lớn, khoảng 50 ha, anh Trịnh Văn Quế, thị trấn Vân Du (Thạch Thành) đã đầu tư áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm để giảm chi phí nhân công. Anh Quế cho biết: Với thiết kế các ống nước nhánh đặt ngay dưới các gốc cây nên chỉ cần bật hệ thống tưới trong một giờ đồng hồ thì toàn bộ diện tích trồng cây ăn quả sẽ ngấm vừa đủ nước. Không chỉ tạo độ ẩm thường xuyên trong đất, giúp cây hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng, do tưới nhỏ giọt tập trung vào phần gốc cây nên giúp tiết kiệm tối đa nguồn nước tưới. Ngoài ra, phân bón được hòa lẫn vào nước và cho vào bình chứa, sau đó tưới trực tiếp cho cây, hạn chế được tình trạng phân bón rơi vãi, gây lãng phí. Đối với cây ăn quả, nếu tưới phun trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả, nhưng áp dụng tưới nhỏ giọt khắc phục được những hạn chế, nâng cao hiệu quả sản xuất của cây trồng. Từ đó, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo anh Quế, với diện tích của trang trại, lượng phân bón được pha với nước nên giảm khoảng 30% so với cách bón phân truyền thống, giảm 80% công lao động… Nhất là, ứng dụng phương pháp tưới này có thể dễ dàng điều chỉnh vùng tưới, lượng nước, thời gian tưới theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Hiện nay, căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 3 loại, đó là: tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cục bộ, tưới ngầm cục bộ. Tuy vốn đầu tư cao nhưng tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành, thuận tiện cho việc cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập của người dân. Tại hầu hết các mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Hoằng Hóa… người dân đã lựa chọn phương pháp tưới phun mưa cục bộ để tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Đối với phương pháp này, sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa dòng nước không quá mạnh nên không gây hư phấn của rau màu, làm sạch bụi bẩn trên bề mặt lá, hạn chế sâu bệnh hại, giúp cây sinh trưởng tốt. Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và có thể tiết kiệm được từ 30 đến 50% khối lượng nước so với phương pháp tưới thông thường. Ngoài ra, còn có thể hòa lẫn các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, kali, các loại phân bón dạng nước,… thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng.

Ứng dụng công nghệ cao, trong đó ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm là hướng đi tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả rất rõ rệt, giảm chi phí, giảm nhân công, khắc phục nhiều vấn đề khó khăn của sản xuất nông nghiệp truyền thống. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 3.500 ha cây trồng đã được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm. Trong đó, tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel chiếm gần 64% diện tích. Từ đó, có thể tăng năng suất cây trồng từ 40 đến 50%, giảm công lao động tưới, chăm sóc từ 70 đến 80%, lượng nước tiết kiệm từ 60 đến 80%, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập từ 20 đến 40%. Nhất là, tưới tiết kiệm là giải pháp ứng phó hiệu quả với tình trạng hạn hán, thiếu nước. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, vì vậy để nhân rộng mô hình, các địa phương và ngành nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho từng loại cây trồng, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chủ động xây dựng các mô hình thí điểm để người dân hiểu và thấy được ưu điểm của phương pháp tưới này. Xây dựng cơ chế hỗ trợ cũng như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các mô hình áp dụng rộng rãi phương pháp tưới tiết kiệm vào sản xuất, nhất là ở các vùng đồi để khắc phục khó khăn về địa hình, thời tiết…

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Nguồn

Cùng chủ đề

Thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 –...

Tại phiên họp ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025.Một góc TP Thanh Hoá.Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa1. Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 82,87 km2, quy mô dân số là...

Cần làm rõ việc không hợp thức hóa các vi phạm về bất động sản   

Ngày 28/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội...

Hội thảo Giải pháp về sinh kế, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân...

Sáng 17/10, tại TP Thanh Hóa, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo Giải pháp về sinh kế, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân tại điểm bố trí ổn định dân cư thuộc các tỉnh miền Bắc.Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT Vũ Văn Tiến và Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa...

Quản lý, bảo vệ rừng bền vững ở Thường Xuân

Đón chúng tôi, anh Lang Hữu Phước - chủ trang trại rừng tại xã Yên Nhân (Thường Xuân) hồ hởi chia sẻ, gia đình anh được hợp đồng khoán bảo vệ rừng (BVR) với diện tích 19,47ha rừng phòng hộ.Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân kiểm tra rừng tại xã Xuân Lộc.Từ năm 2019 đến nay gia đình đã trồng, chăm sóc được 7ha rừng keo, trong đó có 4,5ha keo lai. Cán...

Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025

Sáng 19/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025. Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, các công ty khai thác công trình thủy lợi,...

Cùng tác giả

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Cùng chuyên mục

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Vừa qua, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do ông Vũ Thế Nam - Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) về việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đầu tư lưới điện trung hạ áp theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2021-2025.Toàn cảnh buổi làm việc.Trọng tâm là nêu rõ việc...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất