Powered by Techcity

Gương sáng đại ngàn

Người tiên phong vận động đồng bào Mông xóa bỏ hủ tục trong tang ma

Chia sẻ về hành trình tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ hủ tục tang ma trong đồng bào Mông, đại biểu Lầu Minh Pó, người có uy tín ở bản Pù Toong, xã Phù Nhi (Mường Lát) bộc bạch: “Bản thân là người Mông, được học tập, thấy sự tiến bộ, văn minh của đồng bào các dân tộc khác, tôi đã rất trăn trở và đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao người Mông khi chết rồi lại không đưa vào quan tài ngay như các dân tộc khác để đảm bảo vệ sinh? Mổ nhiều trâu bò làm gì, người chết có ăn được không?”.

Gương sáng đại ngàn

Đại biểu Lầu Minh Pó. (Ảnh: Minh Hiếu)

Sau đó, ông Pó tìm hiểu và được biết, xưa kia đồng bào Mông khi có người chết vẫn đưa vào quan tài như các dân tộc khác. Việc không đưa người chết vào quan tài ngay không phải là phong tục tập quán truyền thống, mà do hoàn cảnh khó khăn đưa đẩy, dần dần trở thành thói quen.

Từ đó, ông Pó quyết tâm thuyết phục, tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ. Đồng thời ông đã nêu gương, tổ chức đám tang theo nếp sống mới trong gia đình mình trước.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, một số anh em trong dòng họ và ngay trong gia đình đã chỉ trích, phê phán, không đồng tình ủng hộ đám tang theo nếp sống mới. “Người ta nói, ông Pó sẽ thường xuyên ốm đau, ông Pó sẽ không phát triển nữa… Nhưng tôi đã quyết tâm thực hiện bằng được”, ông Pó chia sẻ tại hội nghị.

Theo ông, đó là một cuộc cách mạng làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm phù hợp với xu thế phát triển, tiến bộ của xã hội mà bao lớp trẻ đồng bào Mông đang mong muốn mà chưa ai dám đột phá, vượt qua. Việc đưa người chết vào quan tài phải thực hiện đồng bộ ở những dòng họ khác trong đồng bào dân tộc Mông.

Trong lúc đó, Quyết định số 2181/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” là cơ sở pháp lý để xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong tang lễ, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Đó là động lực lớn lao đối với ông trên hành trình tuyên truyền, vận động đồng bào.

Tự thấy trách nhiệm và bằng sự nỗ lực, cố gắng ông Pó đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và người uy tín, trưởng các dòng họ tổ chức tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng Mông bằng nhiều hình thức khác nhau, gắn với việc thực hiện quy ước thôn, bản và xây dựng bản văn hóa, bản nông thôn mới với thái độ kiên trì, quyết liệt.

Bằng trách nhiệm, uy tín của bản thân, ông Pó không những tuyên truyền, vận động đồng bào Mông trong xã Pù Nhi, trong huyện Mường Lát mà còn tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào Mông ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn thực hiện nếp sống văn hoá trong tang lễ.

Ông vui mừng cho biết, đến nay 100% đám tang ở vùng đồng bào Mông, người chết được đưa vào quan tài và không bắn súng thông báo khi có người chết như trước nữa. 100% bản Mông đã đưa quy ước thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vào hương ước. Các đám tang thực hiện việc chôn cất trong 48 giờ. Tình trạng giết mổ nhiều gia súc, gia cầm, tổ chức ăn uống linh đình trong đám tang đã giảm đáng kể, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị ở khu vực biên giới.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian

Đại biểu Cao Bằng Nghĩa, người có uy tín tại khu phố Khằm, thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) đã chia sẻ về hành trình tìm hiểu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian.

Gương sáng đại ngàn

Đại biểu Cao Bằng Nghĩa. (Ảnh: Minh Hiếu)

Đại biểu Nghĩa cho biết, ông may mắn được sinh ra trong gia đình có bề dày truyền thống về văn hóa dân gian. Tuổi trẻ ông đã từng đau đáu lời dạy của bố về trách nhiệm của bản thân trước thực trạng nhiều giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Sau đó ông đã quyết tâm học bằng được các tri thức bản địa như chữ viết, nhạc cụ, dân ca dân tộc Thái… Trải qua nhiều vị trí công tác như, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy…, ông Nghĩa đã có nhiều đóng góp tích cực trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian.

Từ năm 2022, được giao làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của khu phố Khằm, thị trấn Hồi Xuân, ông Nghĩa đã vận động các thành viên và Nhân dân bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Theo đó, ông đã bàn bạc, thống nhất trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ, tổ chức truyền dạy các kiến thức văn hóa dân gian. Trong buổi sinh hoạt tháng, ngoài điểm lại các nội dung phương hướng, nhiệm vụ tháng trước đề ra, ban chủ nhiệm đã kiểm tra bài học về kiến thức văn hóa dân gian. Ai thuộc nhiều nhất thì ban chủ nhiệm thưởng quà. Quà này do vận động xã hội hóa. Điều đáng nói nữa là mỗi thành viên được phát tài liệu, về nhà sẽ in thêm để các thành viên trong gia đình cùng học.

Đầu năm 2023, được sự đồng ý của Chi ủy chi bộ, ông Nghĩa đã mở lớp dạy chữ viết Thái cho các thành viên câu lạc bộ, lớp dạy sáo trúc, lớp dạy đan lát cho học sinh trong dịp nghỉ hè. “Tuy nhiên, khi công việc đang tiến hành thuận lợi thì vợ tôi ốm nặng, nên đành gác lại. Khi vợ khỏi bệnh, tôi lại tiếp tục truyền dạy cho mọi người”, đại biểu Cao Bằng Nghĩa chia sẻ.

Ngoài ra, trong thời gian qua, đại biểu Cao Bằng Nghĩa đã tham gia nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian tại khu vực miền núi, như truyền thụ nhạc cụ Khèn bè cho 40 học viên ở huyện Quan Sơn, tham gia các lớp dạy chữ viết dân tộc Thái…

“Tôi mong muốn, cấp ủy và chính quyền các xã, thị trấn, quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian, từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân, làm động lực mạnh mẽ để động viên họ nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững”, ông Nghĩa bày tỏ.

Gương sáng trong hoạt động khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mở đầu câu chuyện của mình tại buổi giao lưu, Thầy thuốc ưu tú Trương Thị Mầu (nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước), cho biết: “Bản thân tôi luôn xác định mục tiêu học để phục vụ quê hương, chính vì vậy sau 6 năm học tập tại trường y Thái Bình, năm 1983 tôi chính thức nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa khoa huyện Bá Thước. Thời kỳ đó sau chiến tranh, nhận công tác xong tôi được phân công về bệnh viện tỉnh để học phẫu thuật viên khoa ngoại, phẫu thuật viên sản. Đời sống xã hội lúc này còn rất nhiều khó khăn, có những lúc tôi tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng với sự động viên của gia đình, sự ủng hộ của anh em đồng nghiệp, tôi vẫn giữ vững tinh thần để phục vụ bà con các dân tộc trong huyện”.

Gương sáng đại ngàn

Đại biểu Trương Thị Mầu.

Năm 1995, bà Trương Thị Mầu được đề bạt giữ chức Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bá Thước. Nhận thức tầm quan trọng của công tác tổ chức từ huyện đến xã và thôn, bà đã cùng với Ban Giám đốc xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo. Bản thân bà cũng là một tấm gương không ngừng học hỏi cả về chuyên môn và công tác quản lý.

Với những cố gắng, nỗ lực, năm 2010 bà Trương Thị Mầu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và cử đi dự Hội nghị thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII. Năm 2011, bà được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Sau khi nghỉ hưu, xét thấy bản thân vẫn còn sức khỏe, với đam mê nghề nghiệp, cùng với sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và gia đình, bà đã thành lập Phòng khám Đa khoa Lương Điền tại thôn Muỗng Do, xã Điền Trung, huyện Bá Thước Thanh Hóa.

Bà Trương Thị Mầu xúc động cho biết: “Đến nay, người dân địa phương vẫn thường gọi phòng khám với cái tên thân thiện “phòng khám bà Mầu”. Nhiều bệnh nhân từng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước đến nay vẫn tin tưởng, yêu quý bà Mầu. Đó là niềm hạnh phúc nhất trong sự nghiệp và cuộc đời của tôi”.

Trước những yêu cầu to lớn của cuộc sống và thời hiện đại, bà mong muốn tiếp tục được tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Cùng với đó, giáo dục cho con cháu thế hệ sau biết học tập và lao động nghiêm túc, gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc mình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh.

Được biết, ngoài là một bác sỹ tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, bà Trương Thị Mầu còn là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa, hội viên Hội Văn học Nghệ thuât các dân tộc thiểu số Việt Nam, hội viên Hội Dân tộc học Bá Thước. Bà đã xuất bản 5 tập thơ, góp phần vào việc phát huy và bảo tồn văn hóa Mường trong thời kỳ đổi mới.

Phát huy vai trò đại đoàn kết của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Giao lưu tại hội nghị, ông Bùi Công Bằng, Chủ tịch hội đồng giáo xứ Vân Lung, người có uy tín thôn Thành Minh, xã Thành Long (Thạch Thành), cho biết: “Là người con dân tộc Mường, là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, bản thân tôi luôn xác định rõ vị trí, vai trò của mình là cầu nối quan trọng, giữ mối đoàn kết giữa chính quyền với Hội đồng giáo xứ Vân Lung, giữa bà con giáo dân với người dân ngoại công giáo trên địa bàn xã”.

Gương sáng đại ngàn

Ông Bùi Công Bằng. (Ảnh: Minh Hiếu)

Được biết, trên địa bàn xã Thành Long có 4 giáo họ lớn, với 4.410 giáo dân (chiếm 62%) số dân trên toàn xã, hầu hết là người dân tộc Mường. Những năm gần đây, Hội đồng giáo xứ Vân Lung luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ của cấp uỷ, chính quyền địa phương, do đó hoạt động tôn giáo cũng như đời sống của bà con giáo dân trong giáo xứ được nâng lên rõ rệt, Nhân dân yên tâm sản xuất, sống tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc.

Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng giáo xứ, ông Bùi Công Bằng cho biết, bản thân luôn chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con giáo dân trong giáo xứ thực hiện tốt tín ngưỡng tôn giáo, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, động viên giáo dân luôn chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, sống tốt đời đẹp đạo. Đến nay, 100% hộ giáo dân trong xã đều ký cam kết và thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng mô hình “Xứ Đạo bình yên gia đình văn hoá”.

Khép lại câu chuyện của mình, ông Bùi Công Bằng đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học để duy trì tốt mô hình “Xứ Đạo bình yên gia đình văn hóa”. Trong đó, công tác vận động bà con giáo dân trước hết cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn trọng và tạo điều kiện cho giáo dân tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Cùng với đó, phát huy mối đoàn kết giữa Hội đồng giáo xứ với cấp uỷ chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc tôn giáo trên địa bàn xã.

“Giữ vững các tiêu chí đã đạt được trong xây dựng “Mô hình xứ đạo bình yên gia đình văn hoá” chính là cách để nhân rộng, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện phong trào”, ông Bằng khẳng định.

Người đồng bào dân tộc thiểu số chung tay xây nông thôn mới, đô thị văn minh

Chia sẻ tại Chương trình giao lưu, ông Lê Văn Quân, Bí thư Chi bộ, trưởng Ban công tác Mặt trận, người có uy tín thôn Minh Tiến, xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc chia sẻ: Thôn Minh Tiến hiện có 104 hộ dân với 469 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Mường chiếm 97%, 3% là các dân tộc khác.

Gương sáng đại ngàn

Đại biểu Lê Văn Quân. (Ảnh: Minh Hiếu)

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chính quyền, sự phấn đấu nỗ lực, đoàn kết thống nhất, sự đồng thuận trong Nhân dân, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào cuộc sống. Năm 2017, thôn Minh Tiến đã hoàn thành 14/14 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Bằng tâm huyết của mình, hàng năm cá nhân ông Lê Văn Quân cùng với Nhân dân và cán bộ thôn Minh Tiến đã không ngừng nỗ lực thực hiện các phong trào do huyện phát động như: Trồng hàng rào xanh, trồng cây xanh, ngày chủ nhật sạch; điện chiếu sáng, phát triển kinh tế gia trại, trang trại… Từ những kết quả đạt được, đến năm 2021 thôn Minh Tiến được Đảng, chính quyền các cấp tin tưởng và lựa chọn xây dưng thôn NTM kiểu mẫu.

Ngoài ra, ông Lê Văn Quân, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Nhân dân về âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc – tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống…

Ông Lê Văn Quân khẳng định: “Vai trò của người dân tộc thiểu số tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vân động Nhân dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, là hết sức quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, là hạt nhân quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần cùng với Đảng, chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng thôn Minh Tiến trở thành vùng quê đáng sống”.

Tăng cường công tác đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số

Tại hội nghị, Trung tá Bùi Duy Lê, Đội trưởng Đội An ninh, Công an huyện Như xuân cho biết: Xác định vùng đồng bào dân tộc thiểu số là địa bàn trọng yếu, chiến lược quan trọng về an ninh, trật tự, thời gian qua, cùng với tập thể chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ trong đội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên bám dân, bám địa bàn, cùng ăn, cùng ở với dân, cùng chia sẻ với Nhân dân, chủ động nắm tình hình an ninh trật tự, từ đó, tham mưu cho lãnh đạo công an huyện và cấp ủy chính quyền các cấp đề ra chương trình, kế hoạch công tác đảm bảo an ninh trật tự cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bản thân Trung tá Bùi Duy Lê, thấm nhuần lời dậy của Bác về tư cách của người công an cách mệnh, nghe theo lời Bác trong công tác hàng ngày, ông đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Gương sáng đại ngàn

Trung tá Bùi Duy Lê, Đội trưởng Đội an ninh, Công an Huyện Như Xuân. (Ảnh: Minh Hiếu)

Từ thực tiễn công tác, Trung tá Bùi Duy Lê đã rút ra bài học kinh nghiệm: Phải kiên định, kiên trì thực hiện chủ trương nhất quán của Ðảng và Nhà nước: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; Chăm lo công tác dân tộc là trách nhiệm của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân; của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kịp thời chuyển tải chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào; tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững. Chú trọng củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào đối với Ðảng và Nhà nước.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số; phát triển đảng viên, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, trong thời gian tới tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp đòi hỏi, tăng cường hơn nữa công tác tác đảm bảo an ninh vùng dân tộc thiểu số.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

Hội thi Thể thao truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa năm 2024

Sáng 17/11, tại bản Ngàm, xã Sơn Điện (Quan Sơn) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Lễ bế mạc Hội thi Thể thao truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa năm 2024.Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị có thành tích thi đấu xuất sắc tại hội thi.Hội thi có sự tham gia của...

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai,...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Cùng tác giả

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn”

Ngày 28/11/2024, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 204 năm ngày sinh của Ph. Ăngghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của C.Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của C.Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.Bổ sung, làm rõ lý luận về con...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Cùng chuyên mục

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn”

Ngày 28/11/2024, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 204 năm ngày sinh của Ph. Ăngghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của C.Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của C.Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.Bổ sung, làm rõ lý luận về con...

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI

Ngày 28/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.Các đại biểu tham dự hội nghị.Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đã đạt được...

Trao huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh

Sáng 18/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh trao Huy hiệu Đảng cho các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự buổi lễ.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 28/11/2024

Hôm nay (28/11), Quốc hội khoá XV tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-28-11-2024-231691.htm

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất