Powered by Techcity

Cẩm Thủy đưa công tác giảm nghèo đi vào thực chất, hiệu quả

Để đưa mục tiêu giảm nghèo đi vào thực chất, hiệu quả và bền vững, huyện Cẩm Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hộ nghèo phát triển các mô hình sinh kế phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cẩm Thủy đưa công tác giảm nghèo đi vào thực chất, hiệu quảCán bộ nông nghiệp xã Cẩm Quý kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện mô hình phát triển kinh tế.

Một trong những giải pháp được huyện triển khai đó là hỗ trợ hộ nghèo đa dạng hóa sinh kế, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, dịch vụ du lịch, khởi nghiệp… nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống tại những địa bàn khó khăn.

Đầu năm 2023, gần 20 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở xã Cẩm Tâm được Nhà nước hỗ trợ 18 triệu đồng, từ nguồn vốn đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), cùng với một phần tiền đối ứng để mua trâu sinh sản. Để vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh, các hộ đã được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh…

Bà Phạm Thị Lâm là một trong những hộ nghèo được thụ hưởng mô hình nuôi trâu sinh sản ở xã Cẩm Tâm cho biết: Thông qua các lớp tập huấn, bà đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi, đặc tính của đàn trâu để áp dụng vào phương pháp chăm sóc. Bà cũng nhận thấy mô hình nuôi trâu sinh sản phù hợp với quy mô hộ gia đình, bởi các hộ nuôi có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho trâu, vừa giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mặc dù mô hình này mới hình thành, chưa đem lại thu nhập đáng kể, nhưng hy vọng trong thời gian tới sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người tham gia mô hình.

Hiện nay, huyện Cẩm Thủy có 66 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại các xã Cẩm Liên, Cẩm Tâm, Cẩm Thành được thụ hưởng dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững) với nguồn kinh phí thực hiện gần 1,8 tỷ đồng. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi trâu sinh sản tại 10 xã trên địa bàn với kinh phí thực hiện gần 3 tỷ đồng.

Mô hình nuôi trâu sinh sản chỉ là một trong rất nhiều mô hình sinh kế để hỗ trợ người nghèo vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Điển hình như mô hình hỗ trợ giống na, kỹ thuật trồng na cho 18 hộ nghèo, hộ cận nghèo, 56 hộ mới thoát nghèo ở xã Cẩm Liên; mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các xã Cẩm Quý, Cẩm Tân; mô hình chuyển đổi đất 1 vụ lúa mùa sang trồng mía nguyên liệu, mía tím, mía ép nước, ngô lấy hạt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, cây dong riềng để làm miến dong và trồng cây gai lấy sợi…

Cùng với xây dựng, duy trì các mô hình giảm nghèo, huyện Cẩm Thủy còn chú trọng đa dạng hóa các mô hình sinh kế theo nhu cầu xã hội, nhu cầu của các hộ nghèo, cận nghèo để xây dựng dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung vào công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học – công nghệ thâm canh, hỗ trợ về vốn, giống cây trồng, vật nuôi… Huyện cũng phối hợp với các ngành liên quan xây dựng, nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả, có quy mô nông hộ, như vườn ao chuồng, vườn ao chuồng kết hợp trồng rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp, liên kết bao tiêu sản phẩm, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất theo hướng an toàn, bền vững…

Từ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả đã góp phần khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của các tầng lớp Nhân dân, nhất là hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, thu nhập bình quân của người nghèo trên địa bàn huyện đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,5 lần so với năm 2015, vượt mục tiêu Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023 đề ra; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025), giảm từ 6,93% xuống còn 4,63%, tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều giảm từ 7,34% xuống còn 5,75%…

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo, theo Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Thủy Nguyễn Hải Sâm, thời gian tới huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân về công tác giảm nghèo; khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn hộ nghèo, cận nghèo áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Thông qua công tác tuyên truyền khơi dậy ý chí tự vươn lên của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước…

Ngoài ra, huyện cũng có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; đa dạng các mô hình sản xuất phù hợp để các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện tham gia, thụ hưởng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và các dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số…

Bài và ảnh: Xuân Minh

Nguồn

Cùng chủ đề

Quản lý, bảo vệ rừng bền vững ở Thường Xuân

Đón chúng tôi, anh Lang Hữu Phước - chủ trang trại rừng tại xã Yên Nhân (Thường Xuân) hồ hởi chia sẻ, gia đình anh được hợp đồng khoán bảo vệ rừng (BVR) với diện tích 19,47ha rừng phòng hộ.Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân kiểm tra rừng tại xã Xuân Lộc.Từ năm 2019 đến nay gia đình đã trồng, chăm sóc được 7ha rừng keo, trong đó có 4,5ha keo lai. Cán...

Kết nối hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) thực hiện nhiều giải pháp điều hành hiệu quả hoạt động tín dụng phục vụ nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay...

Phát triển rừng luồng theo hướng thâm canh bền vững

Đến tháng 9/2024, huyện Bá Thước có hơn 11.000ha rừng luồng. Các tháng vừa qua, huyện đã thực hiện kế hoạch năm 2024 thâm canh, phục tráng 1.095ha rừng luồng năm thứ nhất và chăm sóc, bón phân năm thứ 2 cho 390ha. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động tuyên truyền hiệu quả phát triển vùng luồng thâm canh; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng cho các hộ đăng ký...

Giữ “sức khỏe” cho đất

Với quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu, góp phần bảo vệ và phát triển sự đa dạng của hệ sinh vật có ích trong đất, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả và giá trị trong sản xuất nông nghiệp.Anh Trương Ngọc Huy làm đất kết hợp bón...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Cùng tác giả

Đề nghị công nhận 5 xã đạt chuẩn NTM và 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Chiều 30/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận...

Đánh giá vị trí, giá trị và mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích...

Chiều 30/9, Sở Văn thoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”.Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà...

Quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh có Công văn số 14201/UBND-CN ngày 27/9/2024 gửi các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với các mặt bằng dân cư tại huyện Đông Sơn (ảnh minh hoạ).Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Công an tỉnh, UBND các...

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân trao tặng kinh phí hỗ trợ các huyện bị thiệt hại...

Ngày 30/9, đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã đến thăm, động viên, chia khó với các huyện Hà Trung, Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa bị thiệt hại do mưa lũ.Đồng chí Lê Anh Xuân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố trao kinh phí hỗ trợ huyện Hà Trung khắc phục hậu quả sau mưa lũ.Tại huyện Hà Trung, mưa...

Tặng giấy khen cô giáo giúp hơn 200 học sinh tránh thảm họa sạt lở

Thầy Nguyễn Duy Thủy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú và Trung học cơ sở Trung Lý, cho biết ngày 26/9, ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã trao Giấy khen tới cô giáo Bùi Thị Châm. Cô Châm đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống lụt bão năm 2024. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa trao Giấy khen đến...

Cùng chuyên mục

Quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh có Công văn số 14201/UBND-CN ngày 27/9/2024 gửi các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với các mặt bằng dân cư tại huyện Đông Sơn (ảnh minh hoạ).Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Công an tỉnh, UBND các...

Đa dạng cây trồng vụ đông

Vụ đông được ngành nông nghiệp xác định là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo. Vì vậy, các địa phương xác định rõ đối tượng cơ cấu giống cây trồng vụ đông có lợi thế, nhằm tránh tình trạng dư thừa các sản phẩm nông nghiệp, gây khó khăn trong tiêu thụ và thiệt hại cho người dân.Nông dân xã Định Liên (Yên Định) trồng ớt vụ đông theo...

Nữ nông dân nuôi “vàng trắng” được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024  

Bà Nguyễn Thị Biên ở thôn Quang Trung, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) được nhiều người biết đến với nghề nuôi ngao. Gắn bó cùng nghề trên 20 năm, bà Biên được người dân trong vùng ví như người chăn nuôi, khai thác và gìn giữ, tái tạo môi trường sống của loài nhuyễn thể này. Với ý nghĩa đó, bà Nguyễn Thị Biên là nông dân của tỉnh Thanh Hóa được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất...

Công tác kinh doanh và dịch vụ góp phần đưa ngành điện đến gần hơn với khách hàng

Lấy khách hàng làm trọng tâm, cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng.Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.Thực hiện dịch vụ điện trực tuyếnCùng với công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, đáp ứng đủ điện...

Quản lý, bảo vệ rừng bền vững ở Thường Xuân

Đón chúng tôi, anh Lang Hữu Phước - chủ trang trại rừng tại xã Yên Nhân (Thường Xuân) hồ hởi chia sẻ, gia đình anh được hợp đồng khoán bảo vệ rừng (BVR) với diện tích 19,47ha rừng phòng hộ.Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân kiểm tra rừng tại xã Xuân Lộc.Từ năm 2019 đến nay gia đình đã trồng, chăm sóc được 7ha rừng keo, trong đó có 4,5ha keo lai. Cán...

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ Thanh

Căn cứ vào truyền thuyết, huyền thoại được lưu truyền đến ngày nay thì thần Đồng Cổ là vị thần đã đồng hành, che chở, phù trợ cho dân tộc Việt tự thuở mở đầu dựng nước. Trong cái danh giá ngàn năm của văn hóa xứ Thanh, thần Đồng Cổ và hai ngôi đền thờ thần Đồng Cổ điểm xuyết những sắc thái đặc trưng, tiêu biểu. Đó là ngôi đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã...

Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tại huyện Hoằng Hóa

Sáng 28/9, tại Quảng trường huyện Hoằng Hóa, Sở Công Thương phối hợp UBND huyện Hoằng Hóa tổ chức khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024.Toàn cảnh phiên chợ.Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Trần Đức Lương phát biểu khai mạc.Các đại biểu cùng doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tham dự khai mạc phiên chợ.Trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ nhiều phía như: khâu sản xuất, chế...

Tạo cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiềm năng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như các đối tác trong khu vực và quốc tế, ngành công thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), chương trình kết nối giao thương cho các DN. Qua đó, các DN trong tỉnh không những được học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp cận công nghệ tiên...

Gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Từ chỉ đạo “nóng” của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cụm công nghiệp (CCN), các ngành, các địa phương đang tích cực vào cuộc tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đầu tư, đặc biệt là chỉ tiêu sử dụng đất. Sự quyết liệt này bước đầu đã có tác dụng gỡ khó, đưa một số CCN bước vào giai đoạn triển khai.Chủ đầu tư chuẩn bị phương...

Bảo đảm an toàn cho tàu thuyền mùa mưa bão

Mùa mưa bão 2024 đến muộn hơn so với nhiều năm, nên những tháng cuối năm, tình hình vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vẫn đang được các tỉnh và các đơn vị liên quan quan tâm, nhất là trong những đợt bão lớn.Tàu thuyền ngư dân Sầm Sơn và huyện Quảng Xương được bố trí neo đậu tại Âu neo đậu tránh trú bão Lạch Hới...

Tin nổi bật

Tin mới nhất