Powered by Techcity

Gắn kết cộng đồng thông qua trò chơi dân gian

Việc tổ chức các trò chơi dân gian không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, mà còn là “sợi dây” gắn kết cộng đồng. Bởi vậy, thời gian qua các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực tổ chức các trò chơi dân gian vào dịp lễ, tết, hay các sự kiện quan trọng.

Gắn kết cộng đồng thông qua trò chơi dân gianDu khách thích thú với trò chơi “bịt mắt bắt vịt” tại Liên hoan văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao”.

Trung tuần tháng 11/2023, nhiều người dự Liên hoan văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao”, ngoài việc được tìm hiểu, khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp tại bản Mạ, thị trấn Thường Xuân, du khách còn có cơ hội được hòa mình vào những trò chơi dân gian thú vị, vui nhộn và đầy màu sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Điển hình như lễ hội đua thuyền truyền thống được tổ chức vào sáng 11/11. Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn người dân, du khách thập phương đã háo hức có mặt ở hai bên bờ sông Chu để cổ vũ cho 19 đội thi đến từ các xã, thị trấn trong huyện Thường Xuân và các đội khách mời đến từ huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào) và huyện Quảng Xương, với gần 265 vận động viên tham gia. Các đội tranh tài ở cự ly 1.000m tính thời gian để chọn ra 4 đội xuất sắc nhất vào thi đấu vòng chung kết. Trong không khí sôi động, tiếng reo hò, cổ vũ của khán giả, các đội tham gia dự thi đều cố gắng hết mình để chèo lái con thuyền về đích một cách sớm nhất.

Cùng với giải đua thuyền truyền thống, tại sân vận động bản Mạ không khí cũng không kém phần nhộn nhịp. Tại đây tiếng cồng chiêng, tiếng sạp, khua luống hòa với tiếng cười, những tràng pháo tay cổ vũ các trò chơi truyền thống đã mang đến cho bản làng một hòa âm vui tươi, phấn khởi.

Là người trực tiếp tham gia trò chơi bịt mắt bắt vịt, anh Lê Văn Bình ở thị trấn Thường Xuân cho biết: Được tham gia trò chơi tôi rất hào hứng. Ban đầu, nghĩ trò chơi này khá đơn giản nhưng được trải nghiệm rồi mới thấy để bắt được những chú vịt không dễ chút nào, nếu chỉ một mình thì khó có thể bắt được. Mà quan trọng nhất là phải chú ý lắng nghe và làm theo sự chỉ dẫn của khán giả xung quanh. Qua trải nghiệm trò chơi, tôi nhận thấy sự gắn kết cộng đồng có vai trò rất quan trọng để làm nên chiến thắng.

Xung quanh khu vực tổ chức trò chơi ném còn có rất đông đồng bào các dân tộc và du khách hào hứng tham gia. Trò chơi không giới hạn người chơi, cũng không phân biệt độ tuổi vì thế có rất đông du khách thích thú đến thử sức. Chị Phạm Thị Mai, du khách đến từ huyện Ngọc Lặc chia sẻ: Chúng tôi rất thích thú khi tham gia ném còn. Đây là trò chơi mang nhiều ý nghĩa nhân văn thể hiện khát vọng, niềm tin yêu cuộc sống và tinh thần đoàn kết, gắn bó cùng nhau lao động sản xuất, xây dựng bản làng no ấm. Trò chơi này cũng rèn luyện tinh thần thể thao, sự tinh tế, khéo léo khi tung, khi bắt và cũng góp phần tăng tính đoàn kết, giao lưu giữa người dân và du khách đến tham dự.

Nói về việc tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian tại Liên hoan văn nghệ dân gian- Phiên chợ vùng cao và Lễ hội văn hóa “Hương sắc vùng cao”, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thanh Hóa Nguyễn Thị Mai Hương cho biết: Trò chơi dân gian ra đời và gắn liền với quá trình sản xuất, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Bởi vậy, chúng tôi chú trọng đến việc tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, bịt mắt bắt vịt, nhảy sạp… nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thúc đẩy việc phát triển hoạt động thể thao, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Đây còn là dịp để tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, là giao lưu với bà con nước bạn Lào ở những địa phương cùng chung biên giới.

Những năm gần đây, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy, tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp đầu năm mới hoặc các dịp lễ hội truyền thống của địa phương. Nói về vấn đề này, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạch Thành Lê Thị Hương cho biết: Từ bao đời nay, các trò chơi dân gian truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức và là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân. Việc tổ chức các trò chơi dân gian còn góp phần tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Chính vì vậy, trong các dịp tổ chức lễ hội và Tết Nguyên đán huyện đều chú trọng tổ chức nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, kéo co thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.

Thời gian tới, huyện sẽ tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của trò chơi dân gian đối với đời sống; đưa nhiều trò chơi dân gian vào lễ hội để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân; khuyến khích các khu, điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tổ chức các trò chơi dân gian để thu hút khách du lịch; tích cực đưa các trò chơi dân gian vào trường học để lớp trẻ hiểu và tiếp tục phát huy giá trị văn hóa của địa phương…

Việc tổ chức các trò chơi dân gian từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của nhiều địa phương trong tỉnh. Bởi nó không chỉ mang đến không khí vui tươi, phấn khởi, giúp người dân rèn luyện thể thao mà còn tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Do đó, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của các trò chơi dân gian truyền thống.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản để phát triển bền vững

Những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.Chi cục Thủy sản phối hợp với Hội Phật giáo và UBND TP Thanh Hóa thả cá giống xuống khu vực sông Mã, phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa).Vốn sinh sống...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân

Sáng 6/11, tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Cầm Bá Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Xuân đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử triTại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Cùng tác giả

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2024 Theo đó, về tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2024, trong ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 100% đơn vị ứng dụng Nền...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Minh Hùng

Chiều 12/11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ khu dân cư (KDC) thôn Minh Hùng, xã Minh Lộc (Hậu Lộc).Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Hậu Lộc...

Thêm nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn

Những năm qua, việc triển khai cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMT. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất