Powered by Techcity

Du lịch Thanh Hóa vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Mặc dù là một trong những “điểm sáng” của ngành du lịch cả nước trong quá trình phục hồi và phát triển du lịch, tuy nhiên, du lịch Thanh Hóa đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: nguồn khách thu hẹp, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, khó thu hút nhân lực chất lượng cao, hầu hết các dự án chậm tiến độ so với quy định…

Du lịch Thanh Hóa vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thứcViệc nhiều hãng hàng không cắt giảm chuyến bay và đường bay đi – đến Thanh Hóa đã khiến nguồn khách bị thu hẹp đáng kể.

Kể từ khi du lịch mở cửa hoàn toàn trở lại (15/3/2022) đến nay, được sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đến nay hoạt động du lịch của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, luôn nằm trong nhóm dẫn đầu về lượng khách của cả nước. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2023 toàn tỉnh ước đón 12,4 triệu lượt khách, đạt 103,5% kế hoạch năm; tổng thu du lịch ước đạt 24,5 nghìn tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Thanh Hóa vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nguồn khách hạn chế là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp đề cập đến. Nguyên nhân chính được chỉ ra là các đường bay đi – đến Thanh Hóa đã bị cắt giảm gần hết. Cụ thể, Cảng Hàng không Thọ Xuân từng có tới 9 đường bay nội địa, nhưng đến nay chỉ còn duy trì 1 đường bay Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh. Việc nhiều hãng hàng không cắt giảm cả số chuyến bay và đường bay đã khiến cho lượng khách đến Thanh Hóa giảm sút đáng kể. Nếu như đến ngày 19/12/2022 số lượng khách qua Cảng Hàng không Thọ Xuân đã đạt gần 1,6 triệu lượt, thì đến ngày 19/12/2023 mới chỉ đạt gần 1,2 triệu lượt, giảm 23%.

Ông Phạm Tiến Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch quốc tế Long Hải (TP Thanh Hóa), cho biết: “Việc cắt giảm đường bay từ Thanh Hóa đi – đến các thị trường du lịch trọng điểm như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Cần Thơ, Đà Lạt,… đã gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc xây dựng tour, tuyến và kết nối nguồn khách từ các thị trường này về với Thanh Hóa. Do đó, trong năm 2023 phần lớn các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh chuyển hướng sang khai thác thị trường khách miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Trong khi đó, các tour sử dụng đường hàng không chi phí sẽ cao hơn, kéo theo các dịch vụ lưu trú, ăn uống, xe trung chuyển… Bởi vậy, việc cắt giảm đường bay, tần suất chuyến bay không chỉ thu hẹp nguồn khách đến Thanh Hóa mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ du lịch nói riêng, kết quả kinh doanh du lịch của tỉnh nói chung”.

Không nằm ngoài những khó khăn chung, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước) đã phải đưa ra những giải pháp “tình thế” nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Quản lý khu nghỉ dưỡng Pù Luông Jungle Lodge (xã Thành Lâm), Bùi Việt Anh cho biết: “Khi nguồn khách bị thu hẹp dẫn đến các đơn vị lữ hành không dám mạo hiểm “ôm phòng” như thời gian trước. Bởi vậy, cùng với nguồn khách từ các doanh nghiệp lữ hành và các kênh booking online, từ đầu năm 2023 đến nay chúng tôi đã chủ động tiếp cận trực tiếp khách hàng (không thông qua trung gian) nhằm tăng tối đa lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp “tạm thời”. Ngoài ra, các khu nghỉ dưỡng tại Pù Luông đã chủ động hơn công tác tuyên truyền, quảng bá; xây dựng đa dạng các hoạt động trải nghiệm, làm mới điểm đến, sản phẩm nhằm thu hút khách hàng”.

Thực tế, cùng với việc nguồn khách bị thu hẹp, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiếu vốn tái đầu tư, khó thu hút nhân lực chất lượng cao… Bên cạnh đó, nhiều vấn đề hạn chế trong nội tại ngành du lịch Thanh Hóa thời gian qua vẫn chưa được khắc phục, như: tính chuyên nghiệp chưa cao; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; thiếu các sản phẩm đặc sắc, giàu tính trải nghiệm; các chính sách, phương án hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chưa phát huy hiệu quả như mong đợi; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế; hầu hết các dự án du lịch đều chậm tiến độ so với quy định… đã tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi của ngành “công nghiệp không khói” xứ Thanh.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch tỉnh Trần Đình Sơn, cho biết: “Mặc dù du lịch của tỉnh đang có những tín hiệu tích cực, song doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, thị trường khách, thu hút nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa bắt kịp xu hướng phát triển, tiến hành chuyển đổi số chậm nên đến nay vẫn chưa thể phục hồi trở lại. Theo đó, trong năm 2024 Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm như: định hướng cho doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết; tuyên truyền, hướng dẫn chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…”.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, với nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua và phải đối mặt. Song, thẳng thắn nhìn nhận du lịch Thanh Hóa đã, đang đứng trước những cơ hội mới để “cất cánh”. Cùng với Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục xác định Chương trình phát triển du lịch là 1 trong 6 chương trình trọng tâm. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa hiện thu hút được 81 dự án đầu tư kinh doanh du lịch với tổng vốn đầu tư khoảng 146 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án du lịch lớn đã, đang được triển khai. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để du lịch Thanh Hóa phát triển theo hướng hiện đại, văn minh, chuyên nghiệp trong tương lai gần.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Ký kết Quy chế phối hợp giữa Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Trường Đại học Hồng Đức

Thực hiện Chương trình công tác tháng 11/2024 và nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 12/11, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa (THBA) phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp hoạt động năm 2024-2025.Dư hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng Trường Đại học Hồng Đức; lãnh đạo VCCI...

Phượng Nghi đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng 9/11, xã Phượng Nghi (Như Thanh) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.Tiết mục văn nghệ tại buổi lễXã Phượng Nghi có tổng diện tích tự nhiên 3.610,87 ha, 1.127 hộ với 5.039 khẩu, có 4 dân tộc sinh sống hòa thuận, đoàn kết ở 7 thôn. Trong đó dân tộc Mường chiếm 87%, Kinh chiếm 11%, còn lại là dân tộc khác. Năm 2012 thực...

Đáp ứng nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án

Trước tình hình nguồn cung vật liệu xây dựng (VLXD) khan hiếm, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng, khai thác cung ứng VLXD cho các dự án, công trình lớn, trọng điểm trên địa bàn.Thực hiện khai thác vật liệu xây dựng ở mỏ đá của Công ty TNHH Hoàng Tuấn...

Thu hút khách từ thị trường các tỉnh Tây Bắc đến với Thanh Hóa bằng lợi thế và sự khác biệt

Một trong những mục tiêu của “ngành công nghiệp không khói” Thanh Hóa là đưa các tỉnh Tây Bắc trở thành thị trường khách quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách. Theo đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường này đã và đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả.Đoàn famtrip các tỉnh Tây Bắc khảo sát tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (tháng 3/2024).Các tỉnh...

Cùng tác giả

Bão Usagi tiến gần Biển Đông, bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

   Vị trí và hướng đi của bão Usagi. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 14/11, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Lúc 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió...

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố thị. Chị Nguyễn Thị Bích (30 tuổi, Nam Định) chia sẻ, bản thân rất thích cảm giác ngồi thư giãn, nhâm nhi cà phê trong không gian ngập cây xanh. “Tôi cảm giác như mình đang ở trên tổ chim khi ngồi...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 15/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 15/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-15-11-2024-230403.htm

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai,...

Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho Nhân dân.Tủ sách pháp luật tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh).Ông...

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Tin nổi bật

Tin mới nhất