Powered by Techcity

Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử

Làng Bồng Trung, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) được hình thành từ đầu thế kỷ XV. Năm 1428 Lê Thái tổ lên ngôi, nhà vua ra chỉ dụ kêu gọi Nhân dân tị nạn các nơi xa gần được hồi cư nhận ruộng làm ăn. Lúc bấy giờ một số người đã chuyển đến khu vực Mã Mốc thuộc giáp Đông, xã Biện Thượng làm ăn sinh sống. Đến năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) dân cư ở khu Mã Mốc đã đông đúc, phồn thịnh, nên dân làng xin và được triều đình cho lập làng mới đặt tên là làng Đông Biện. Dưới triều vua Đồng Khánh (thời nhà Nguyễn) đổi tên là làng Bồng Trung.

Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Bồng TrungĐình làng Bồng Trung, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Làng Bồng Trung có ngôi đình 5 gian thuộc loại đình to, chiều dài 17m, chiều rộng 9m được làm bằng gỗ lim. Theo truyền văn thì đình làng có từ khi lập làng, ban đầu nhỏ bé, về sau được xây dựng bề thế, tu sửa nhiều lần. Dấu tích của ngôi đình hiện nay mang đặc trưng kiến trúc của thời Nguyễn. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đình Bồng Trung rất đặc sắc và mang nét truyền thống văn hóa Việt Nam. Hai vì đốc chạm mặt hổ phù rất uy linh. Ở tất cả các kèo, xà, đều được chạm khắc long, ly, quy, phượng và các loại hoa văn tinh xảo. Hiện trên thượng lương ngôi đình ghi thời gian trùng tu vào năm Minh Mạng thứ 10 (1829).

Xưa kia đình, nghè, chùa, đến văn chỉ… thường có câu đối và bức đại tự viết bằng chữ Hán. Đây là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Đất Bồng Trung là đất học nên bức đại tự và các câu đối ở đình Bồng Trung đều mang nội dung, ý nghĩa, điển tích rất sâu sắc. Đó là bức đại tự do cụ Mai Đính, người làng, đậu cử nhân thứ 9, khoa Canh Tý (1900) tại Trường thi Thanh Hóa, làm quan đến chức Huấn đạo huyện Yên Định viết. Bức đại tự có 3 chữ: Quan Ư Hương. Qua bức đại tự, tác giả muốn nhắc nhở dân làng và con cháu sau này hãy nhìn lại truyền thống của quê hương. Quả thực, đến hôm nay nhìn lại, làng Bồng Trung luôn luôn là mảnh đất với những ánh hào quang sáng lạn không bao giờ tắt và mãi trường tồn cùng đất nước. Ngoài ra, ở đình còn có 3 câu đối với nội dung rất ý nghĩa.

Trải bao năm tháng đã có nhiều sự kiện lịch sử diễn ra ở đình Bồng Trung được dân làng ghi nhớ, trân trọng và tự hào. Đó là vào năm 1885 hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp của vua Hàm Nghi, Tiến sĩ Tống Duy Tân – người con của làng đã chọn quê hương mình làm nơi mộ quân, xây dựng cứ điểm chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 8/11/1885, quân Pháp từ thị xã Thanh Hóa đi bằng ca nô ngược sông Mã đổ bộ lên làng Bồng Trung, chúng định xông vào làng, nhưng ngay lập tức bị nghĩa quân đánh chặn. Bị phản công quyết liệt và bất ngờ, quân địch thua to phải rút lui về thị xã Thanh Hóa. Ngay đêm hôm đó, nghĩa quân và Nhân dân đã tổ chức lễ mừng công chiến thắng trận đầu tại đình làng Bồng Trung. Dân làng sôi nổi ủng hộ thêm lương thực, tiền tài, những trai trẻ xung phong vào đội ngũ chiến đấu.

Năm 1886, phong trào Cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa lên mạnh, thực dân Pháp tìm cách đàn áp. Trong hoàn cảnh này, ngày mùng 4/5/1886 các thủ lĩnh lãnh đạo phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa như Trần Xuân Soạn, Tống Duy Tân, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Cao Bá Điển, Hà Văn Mao… đã họp tại đình Bồng Trung. Hội nghị đã bàn bạc những phương sách mới nhằm đẩy mạnh thêm một bước nữa phong trào chống Pháp trong tỉnh và thống nhất với nhau cần biến Thanh Hóa thành một căn cứ vững chắc cho phong trào chung toàn quốc. Hội nghị đã giao cho Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng cùng với một số tướng lĩnh xây dựng căn cứ Ba Đình (Nga Sơn) nhằm bảo vệ “cửa ngõ” miền Trung và làm bàn đạp tỏa đánh địch ở đồng bằng. Đồng thời Trần Xuân Soạn và Hà Văn Mao cũng được cử phụ trách chỉ đạo xây dựng đồn Mã Cao thành một cứ điểm chống Pháp chủ chốt của tỉnh. Hội nghị còn quyết định Tống Duy Tân, Cao Bá Điển đóng quân ở Phi Lai (Hà Trung) và Trần Xuân Soạn đóng quân ở phủ Quảng Hóa (Vĩnh Lộc) để hỗ trợ cho Ba Đình và giữ mối liên lạc với căn cứ Mã Cao.

Năm 1938, làng Bồng Trung đã tổ chức cuộc họp tại đình làng quyết định thành lập Hội Tương tế ái hữu (giúp đỡ nhau trong cuộc sống) do cụ Tú tài Nguyễn Địch Đước làm Hội trưởng, cụ Đỗ Văn Thước (cụ Lý Thước) làm Hội phó. Hội có lần đã tập trung Nhân dân vào ban đêm ở đình làng để diễn thuyết, lý giải về thời cuộc. Hội viết bài tuyên truyền có đoạn “Người văn minh, ta cũng văn minh, không nhẽ đèn nhà ai nhà nấy rạng. Hội tương tế ta nên tương tế, thế mới là chị ngã em nâng”.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều đơn vị bộ đội đã về làng chỉnh huấn, chỉnh quân. Đình làng Bồng Trung là nơi hội họp của bộ đội. Thiếu tướng Nguyễn Sơn đã về thăm và nói chuyện với bộ đội tại đình Bồng Trung.

Do nghè thờ Thành hoàng làng Bồng Trung bị máy bay Pháp bắn phá hư hỏng từ năm 1952, nên hiện nay đình làng Bồng Trung đang thờ Thành hoàng làng là Quản Gia Đô Bác Đại Vương và phối thờ Tống Duy Tân.

Những giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi đình Bồng Trung đã và đang được giữ gìn và phát huy, đặc biệt hơn 20 năm qua làng đã khôi phục lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng) rất trọng thể và đông vui. Lễ rằm tháng Giêng còn gọi là lễ bách tính, trăm họ, trăm nhà nên các xóm ngõ và một số gia đình làm cỗ đem lên đình cúng tế. Làng quy định cứ 3 năm “làm to” một lần, người làng Bồng Trung sinh sống, làm việc khắp nơi trong nước đều về dự lễ.

Bài và ảnh: Lê Khắc Tuế (CTV)

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hoá tổng kết dự án VIE071

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết “Dự án VIE071 - Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” năm 2024.Các đại biểu dự hội nghị.Dự án VIE071 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Quỹ Phát triển xã hội...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Sáng 12/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Xuân Thúy, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Định; Hoàng Văn Thi, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã tiếp xúc cử tri huyện Yên Định trước Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng cùng Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử...

Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg ngày 7/11/2024 công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Yên Định tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí...

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường 

Sáng 24/10, tại xã Yên Trường (Yên Định) đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường ngày 11/12/1961.Các đại biểu dự lễ khởi công dự ánThanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt. Người đã 4 lần về thăm, biểu dương thành tích của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa trong...

Thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024

Sáng 23/10, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức Hội nghị xét công nhận huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng lãnh đạo các...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 29/11/2024: Chênh lệch nhiệt độ lớn, Hà Nội rét sâu về đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 29/11, khu vực phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Phía Đông Bắc Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa rải rác. Thời tiết...

Mở cánh cửa huy động nguồn lực bảo tồn di sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây là tin vui không chỉ với người làm công tác quản lý di sản văn hóa, mà còn với nhiều cộng đồng dân cư.Từng có cán bộ một địa phương phàn nàn di tích trên địa bàn xuống cấp trong khi kinh phí tu bổ từ ngân sách rất eo hẹp, kinh phí xã hội hóa thì lại khó để...

Ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025

Sáng 28/11, tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh Thanh hoá đã tổ chức lễ ra quân chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025.Lãnh đạo Tỉnh đoàn và huyện Quan Sơn trao tặng công trình “Thắp sáng đường quê” cho xã Tam Thanh, đường tranh bích họa an toàn thực phẩm cho...

Công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045

Chiều 28/11, UBND huyện Nga Sơn đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Hói Đào đến năm 2045.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn đã công bố các quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nga Sơn và Quy hoạch chung đô thị Hói Đào.Các đại biểu...

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất