No menu items!


Powered by Techcity

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống


Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Nưa – Am Tiên (Triệu Sơn).

Lễ hội Đền Nưa – Am Tiên ở thị trấn Nưa (Triệu Sơn) là một trong số lễ hội xuân có thời gian kéo dài trong năm (từ mùng 1 đến 20 tháng Giêng hàng năm). Theo thống kê của UBND thị trấn Nưa, Lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 đón khoảng trên 15 nghìn lượt khách đến dâng hương, trẩy hội. Đáng chú ý, những đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ số được du khách đánh giá cao, thuận tiện cho quá trình tham quan trong suốt mùa lễ hội. Tại đây được bố trí các điểm quét mã QR và biển hướng dẫn tải app MobiFone Smart Travel. Thông qua ứng dụng này, du khách có thể khám phá toàn cảnh Di tích lịch sử văn hóa đền Nưa – Am Tiên bằng công nghệ ảnh 360 độ, tìm kiếm địa điểm dịch vụ, đặt tour. Điều thú vị là, người xem có thể tương tác trên app một cách sống động như chọn vị trí tham quan, xoay hướng, nghe thuyết minh tự động… Đây cũng là cách để du lịch và di sản đồng hành, cùng nhau phát triển trong tình hình mới. Cùng với đó, hệ thống loa truyền thanh được phát tự động giới thiệu về điểm đến, tuyên truyền về nội quy, quy định di tích để du khách nắm bắt. Đối với các quầy hàng kinh doanh dịch vụ bên ngoài di tích, chính quyền địa phương đã tuyên truyền áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Chủ tịch UBND thị trấn Nưa Hoàng Văn Chung chia sẻ: “Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội đầu xuân, có những ngày di tích đón tới vài nghìn lượt khách. Do vậy, việc số hóa điểm đến giúp ban tổ chức lễ hội nâng cao chất lượng đón tiếp, phục vụ du khách, đồng thời giúp người dân thuận tiện khi tham gia lễ hội, tìm hiểu thông tin về điểm đến. Đặc biệt, Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh – địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu giai đoạn 2024-2030”, được UBND tỉnh phê duyệt ngày 31/12/2024 là cơ sở để tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lễ hội nói riêng, công tác quản lý và phát huy giá trị di tích nói chung trong thời gian tới”.

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Sân khấu thực cảnh kết hợp công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại tại Lễ hội Lam Kinh năm 2023 mang đến những trải nghiệm mới trong lễ hội truyền thống.

Cùng với các lễ hội đầu xuân, năm 2023 lần đầu tiên chương trình nghệ thuật tại Lễ hội Lam Kinh với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn – Dấu son rực rỡ” được tổ chức với hình thức sân khấu thực cảnh. Qua đó đã mang đến cho Nhân dân, du khách những trải nghiệm mới, đầy hấp dẫn trong một lễ hội truyền thống. Chương trình nghệ thuật đã tái hiện giai đoạn lịch sử hào hùng và những công lao to lớn của người anh hùng áo vải Lê Lợi cùng các tướng sĩ, Nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Đồng thời, thể hiện sự phong phú, đa sắc màu trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh. Với việc bố trí sân khấu thực cảnh, kết hợp giữa cảnh dựng hiện trường và công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại, đã mang đến cho người xem những trải nghiệm lễ hội ấn tượng. Đây được xem là cách tiếp cận và biểu đạt mới cho một lễ hội truyền thống trong nhịp sống đương đại.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lê Xuân Thảo cho biết: “Chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh tại Lễ hội Lam Kinh năm 2023 đã để lại những ấn tượng sâu sắc, bởi sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại. Sân khấu thực cảnh với bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ, âm thanh và hiệu ứng trình chiếu đã tái hiện sống động những trang sử hào hùng của nhà Hậu Lê. Không chỉ đơn thuần là chương trình nghệ thuật trong phần hội, sân khấu thực cảnh giữa không gian linh thiêng của di tích đã tạo ra những trải nghiệm chân thực, giúp khán giả cảm nhận được tinh thần và khí phách của cha ông trong cuộc chiến chống giặc Minh. Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động lễ hội còn là cầu nối để thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử và trân trọng giá trị truyền thống của dân tộc”.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có khoảng gần 300 lễ hội truyền thống. Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, chuyển đổi số đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới trong việc tối ưu hóa khâu tổ chức, đồng thời tăng cường trải nghiệm cho du khách khi đến xứ Thanh. Theo các chuyên gia du lịch, chuyển đổi số trong hoạt động lễ hội nếu được nghiên cứu áp dụng một cách phù hợp không chỉ làm mới phần hội trong các lễ hội truyền thống, mà qua đó còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch văn hóa theo hướng hấp dẫn, đậm đà bản sắc.

Bài và ảnh: Hoài Anh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/chuyen-doi-so-trong-le-hoi-truyen-thong-245062.htm

Cùng chủ đề

Để âm vang lịch sử mãi trường tồn, lan xa, khắc ghi trong trái tim mỗi người con xứ Thanh

Chiều 15/4, Thành ủy TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết chương trình kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025). Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Việt Hùng đã trình bày báo cáo tổng kết chương trình kỷ niệm 60 năm Hàm...

Công bố Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, địa điểm khởi...

Chiều 14/4, tại hội trường UBND thị trấn Nưa (Triệu Sơn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định số 5158/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn...

Ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá du lịch

Việc tìm kiếm thông tin điểm đến, dịch vụ du lịch trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) như facebook, zalo, tiktok... ngày càng được đông đảo du khách lựa chọn. Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã, đang đẩy mạnh quảng bá, tương tác với du khách thông qua các nền tảng MXH này.Hiệu ứng lan tỏa trên MXH khiến Ông Hướng Farm Stay (TP Thanh Hóa)...

Nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

Hội nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác, giúp hoạt động hội ngày càng hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.Để hỗ...

Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật “Tự hào là người lính”  

Tối 9/4, Tại Trung đoàn 762, Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tự hào là người lính” để phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh chương trìnhChương trình nghệ thuật gồm các tiết mục ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi quê hương, đất nước, Quân đội, LLVT Quân khu, truyền thống đơn vị. Các tác phẩm đã được dàn dựng...

Cùng tác giả

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.Sản phẩm miến dong Hương Ngọc của HTX Dịch vụ nông nghiệp thương mại và xây dựng Thành Công.Được sự hỗ trợ của...

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt Kết luận số 132- KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Dự tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư; Đại tướng Lương Tam...

Đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến

Sáng 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Công ty CP Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Nông Cống.Các đại biểu tham quan mô hình canh tác khoai tây tại xã Tượng Sơn (Nông Cống).Vụ đông 2024-2025, Công ty CP Logistics Viettrans đã liên kết với...

Công tác thi đua khen thưởng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách 

Ngày 17/4, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Tham dự có các đồng chí: Dương Quyết Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ Chính phủ, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch HĐQT NHCSXH tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành,...

Kinh tế tư nhân – Bứt phá, khẳng định vị thế

Kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện qua những đóng góp quan trọng vào GDP, tạo việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường. Để phát huy tối đa tiềm năng của khu vực này, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các rào cản thể...

Cùng chuyên mục

“Tuần văn hóa TP Thanh Hóa

“Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An” năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Hội An trong 7 ngày liên tục, từ tối 25/4 đến 1/5 với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao hấp dẫn.Một hoạt động tại “Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An”. Ảnh tư liệuTheo kế hoạch, lễ khai mạc diễn ra vào 20h ngày 25/4, sẽ trình chiếu clip “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc...

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động

Tối 15/4, tại huyện Thường Xuân, Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trìnhTại chương trình, các đại biểu cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện Thường Xuân đã được...

Chuyện về những người hiến tặng hiện vật

Những năm qua, phong trào hiến tặng hiện vật cho các bảo tàng, đơn vị nghiên cứu văn hóa - lịch sử ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó có những người đã dành toàn bộ kỷ vật và cả những phần thưởng cao quý của cuộc đời mình trong những năm tháng chiến tranh, với mong muốn trao truyền lại lịch sử cho thế hệ mai sau.Nhiều...

Mảnh đất còn lưu giữ nhiều hiện vật đặc sắc

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trong dặm dài đấu tranh dựng nước và giữ nước, các thế hệ đi trước đã để lại một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao. Bởi vậy, việc gìn giữ, quản lý, bảo tồn các di sản, nhất là các hiện vật, tư liệu lịch sử đã và đang được nhiều địa phương,...

Công bố Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, địa điểm khởi...

Chiều 14/4, tại hội trường UBND thị trấn Nưa (Triệu Sơn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định số 5158/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn...

Hội thảo khoa học Bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Thủy Chú

Làng Thủy Chú (tên nôm gọi là làng Chủa) không chỉ là quê ngoại, là nơi “chôn nhau, cắt rốn” mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Lê Lợi - Lê Thái Tổ. Với vị trí ấy, sáng 12//4, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa và UBND thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân) đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn...

Cơ cấu thị trường khách du lịch đến Thanh Hóa đã thực sự đa dạng?

Với việc làm mới sản phẩm hiện có và đưa vào khai thác một số sản phẩm mới, hấp dẫn, cơ cấu thị trường khách đến Thanh Hóa đang từng bước có sự đa dạng. Tuy nhiên, lượng khách từ các thị trường mới hiện vẫn chủ yếu tập trung tại một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - điểm đến được đông đảo du khách yêu...

Ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá du lịch

Việc tìm kiếm thông tin điểm đến, dịch vụ du lịch trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) như facebook, zalo, tiktok... ngày càng được đông đảo du khách lựa chọn. Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã, đang đẩy mạnh quảng bá, tương tác với du khách thông qua các nền tảng MXH này.Hiệu ứng lan tỏa trên MXH khiến Ông Hướng Farm Stay (TP Thanh Hóa)...

Phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thanh Hóa năm 2025  

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoằng Trạch (Hoằng Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thanh Hóa năm 2025 cho học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường Tiểu học Hoằng Trạch tại buổi lễ phát động.Các đại biểu...

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất