No menu items!


Powered by Techcity

Xu hướng chế biến sâu trong lâm sản


Với khoảng gần 650.000ha rừng sản xuất, Thanh Hóa có nguồn nguyên liệu đầu vào rất dồi dào để phát triển ngành nghề chế biến lâm sản. Gần đây, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án có công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, giúp gia tăng giá trị lâm sản và tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

Xu hướng chế biến sâu trong lâm sảnNguyên liệu tre, luồng được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu tại Nhà máy sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina (Lang Chánh).

Tháng 12/2024, Nhà máy sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina trên quy mô 15ha, tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng tại Cụm công nghiệp Bãi Bùi (Lang Chánh) đã chính thức đi vào hoạt động. Với 12 phân xưởng sản xuất, nhà máy có công suất chế biến 1.000m3 nguyên liệu gỗ và tre/ngày, tạo việc làm cho 1.500 lao động trực tiếp tại nhà máy và hàng nghìn lao động gián tiếp trong vùng nguyên liệu.

Với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa của Đức và Trung Quốc, nhà máy sử dụng công nghệ biến tính. Theo đại diện Công ty CP Bamboo King Vina, mặc dù công nghệ này đã có từ lâu trên thế giới, nhưng điểm khác biệt ở nhà máy Bamboo King Vina là không dùng hóa chất và carbon hóa cellulose, giúp nâng cao khả năng chống mối, mọt từ vật liệu tre, luồng. Qua các lò biến tính trưng áp từ 6 đến 8 tiếng, độ cứng cáp của tre, luồng sẽ được tăng lên. Các nguyên liệu thừa được tận dụng đưa vào máy băm làm than hoạt tính, góp phần bảo vệ môi trường.

Việt Nam hiện là nhà cung cấp viên nén gỗ năng lượng lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Phần lớn viên nén sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm tái tạo ngày càng rộng mở nên ngành sản xuất viên nén gỗ cũng đang được nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa tiếp cận, mở rộng sản xuất.

Từ đầu năm 2022, Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya (Khu Kinh tế Nghi Sơn) đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để đổi mới toàn bộ dây chuyền, máy móc sản xuất với 6 đầu ép có công nghệ hiện đại, nâng công suất sản xuất viên nén lên 500.000 tấn/năm. 100% sản phẩm của công ty hiện được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… với các hợp đồng đã ký dài hạn từ 1 – 5 năm.

“Nhật Bản và các quốc gia tiên tiến hiện nay đang có nhu cầu rất lớn đối với phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu giảm phát thải, bảo vệ môi trường, khí hậu. Do đó, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng thêm các công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời chú trọng nguồn nguyên liệu đầu vào sạch để tiếp tục gia tăng sản lượng. Doanh nghiệp cũng đang triển khai liên kết với các nhà máy vệ tinh ở các huyện, và tới đây chúng tôi có kế hoạch các nhà máy vệ tinh sẽ hợp tác với các hộ dân để xin cấp các chứng chỉ như FSC, PTFC. Điều này không chỉ có lợi cho người dân trồng rừng mà cho cả hệ thống sản xuất, vì sản phẩm có chứng chỉ thì được đánh giá cao và có giá tốt hơn”, ông Lang Văn In, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya cho biết thêm.

Trong những ngày đầu năm 2025, Công ty CP năng lượng sinh học Thanh Hóa đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén gỗ năng lượng sinh học tại huyện Thường Xuân với tổng vốn đầu tư 339 tỷ đồng, quy mô sản xuất 180.000 tấn sản phẩm/năm từ nguồn nguyên liệu chủ yếu là cây keo. Sản phẩm sau khi sản xuất sẽ xuất khẩu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và tiêu thụ trong nước làm chất đốt cho ngành nhiệt điện, hơi công nghiệp.

Đáng nói, trong 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2024, Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa được đặt tại xã Thiết Ống (Bá Thước) cũng đang được đặt kỳ vọng lớn sẽ đóng thêm sản phẩm đầu ra công nghệ cao của ngành chế biến lâm sản. Đây được đánh giá là dự án lớn, quan trọng với địa phương khi có tổng mức đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, cùng với sự tham gia, hợp tác từ Công ty staBOO Holdings AG Thụy Sĩ kỳ vọng sẽ giúp đưa các sản phẩm từ cây tre Thanh Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Được biết, Công ty staBOO Holdings AG sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, giảm phát thải carbon, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, bền vững của Việt Nam và đưa sản phẩm tre luồng của Việt Nam ra thế giới. Đây cũng là dự án đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào tỉnh Thanh Hóa, mở ra những chân trời hợp tác mới của Thanh Hóa và các nhà đầu tư lớn đến từ EU.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 350 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, trong đó mới chỉ có khoảng 10 cơ sở đầu tư máy móc hiện đại, thực hiện chế biến sâu. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu của ngành chế biến lâm sản, nhất là công nghiệp gỗ còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; việc liên kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu chưa chặt chẽ. Xu hướng thu hút doanh nghiệp công nghệ hiện đại, có chiến lược phát triển gắn với vùng nguyên liệu sẽ là hướng đi hiệu quả, bền vững, hướng đến giá trị cao của ngành trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Minh Hằng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/xu-huong-che-bien-sau-nbsp-trong-lam-san-240902.htm

Cùng chủ đề

Đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến

Sáng 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Công ty CP Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Nông Cống.Các đại biểu tham quan mô hình canh tác khoai tây tại xã Tượng Sơn (Nông Cống).Vụ đông 2024-2025, Công ty CP Logistics Viettrans đã liên kết với...

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân

Chiều 16/4, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân thuộc dự án Hồ chứa nước Bản Mồng giai đoạn 1, tỉnh Nghệ An.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các ngành có liên...

Đưa hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”

Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, trung tuần tháng 11/2024 lô gạo “made in Thanh Hóa” đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Singapore.Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn và đối tác Công ty Kematsu (Nhật Bản) kiểm tra chất lượng lúa tại thị trấn Thiệu Hóa.Là một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng chuỗi từ sản xuất lúa gạo với người dân, Công ty CP...

Thu hút doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư trên 6 lĩnh vực tại Thanh Hóa

Sáng 15/4, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh đã làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Hà Nội (INCHAM Hà Nội) do ông Navendu Kumar, Chủ tịch hiệp hội, Giám đốc Công ty Alleviare Life Sciences LTd làm trưởng đoàn.Toàn cảnh buổi làm việc.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã giới...

Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư lớn

Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 14,6 tỷ USD, Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN) chiếm tới 13,5 tỷ USD, tương đương hơn 92%. Đây là minh chứng rõ nét cho sức hút mạnh mẽ của các “cực tăng trưởng” xứ Thanh.Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam (KCN Bỉm Sơn).Tập trung nhiều dự án quy mô lớn, trọng điểm của...

Cùng tác giả

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.Sản phẩm miến dong Hương Ngọc của HTX Dịch vụ nông nghiệp thương mại và xây dựng Thành Công.Được sự hỗ trợ của...

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt Kết luận số 132- KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.Dự tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư; Đại tướng Lương Tam...

Đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến

Sáng 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Công ty CP Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Nông Cống.Các đại biểu tham quan mô hình canh tác khoai tây tại xã Tượng Sơn (Nông Cống).Vụ đông 2024-2025, Công ty CP Logistics Viettrans đã liên kết với...

Công tác thi đua khen thưởng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách 

Ngày 17/4, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Tham dự có các đồng chí: Dương Quyết Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ Chính phủ, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch HĐQT NHCSXH tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành,...

Kinh tế tư nhân – Bứt phá, khẳng định vị thế

Kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện qua những đóng góp quan trọng vào GDP, tạo việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường. Để phát huy tối đa tiềm năng của khu vực này, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các rào cản thể...

Cùng chuyên mục

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.Sản phẩm miến dong Hương Ngọc của HTX Dịch vụ nông nghiệp thương mại và xây dựng Thành Công.Được sự hỗ trợ của...

Đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến

Sáng 17/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Công ty CP Logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Nông Cống.Các đại biểu tham quan mô hình canh tác khoai tây tại xã Tượng Sơn (Nông Cống).Vụ đông 2024-2025, Công ty CP Logistics Viettrans đã liên kết với...

Công tác thi đua khen thưởng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách 

Ngày 17/4, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) tổ chức hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020-2025. Tham dự có các đồng chí: Dương Quyết Thắng, Ủy viên BCH Đảng bộ Chính phủ, Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch HĐQT NHCSXH tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành,...

Kinh tế tư nhân – Bứt phá, khẳng định vị thế

Kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện qua những đóng góp quan trọng vào GDP, tạo việc làm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường. Để phát huy tối đa tiềm năng của khu vực này, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các rào cản thể...

Đột phá từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà màng

17/04/2025 09:41 (Baothanhhoa.vn) - Nuôi tôm trong nhà màng ở Thanh Hóa không chỉ nâng cao sản...

Trang trại tuần hoàn không rác thải

Trong bối cảnh môi trường đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, nông nghiệp bền vững trở thành xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, mô hình trang trại tuần hoàn không rác thải đang dần minh chứng hiệu quả không chỉ trong việc bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân. Những mô hình này mang lại cơ hội phát triển nông nghiệp sạch, giảm thiểu ô nhiễm...

Nhân rộng HTX điển hình tiên tiến

Thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, đồng thời xây dựng phương án kinh doanh linh hoạt, sáng tạo, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Những mô hình HTX điển hình đó đã và đang được nhân rộng, phát triển tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, mang lại sức sống mới cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT).Cửa...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ (INCHAM) tại Hà Nội

Sáng ngày 15/4/2025, đoàn công tác của INCHAM tại Hà Nội do ông Navendu Kumar, Chủ tịch INCHAM tại Hà Nội, Giám đốc Công ty Alleviare Life Sciences LTđ làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với UBND tỉnh.Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh. ...

Đưa hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”

Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, trung tuần tháng 11/2024 lô gạo “made in Thanh Hóa” đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Singapore.Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn và đối tác Công ty Kematsu (Nhật Bản) kiểm tra chất lượng lúa tại thị trấn Thiệu Hóa.Là một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng chuỗi từ sản xuất lúa gạo với người dân, Công ty CP...

Tập trung nguồn lực cao nhất bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm du lịch Sầm Sơn 2025

Sầm Sơn – Một trong những điểm đến du lịch biển hàng đầu cả nước đang bước vào mùa cao điểm hè 2025, dự kiến sẽ đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Công ty Điện lực Thanh Hóa, Điện lực Thành phố Sầm Sơn đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất