Powered by Techcity

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh


Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ ThanhĐền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn).

Theo sử sách ghi lại, vào cuối năm 1788, khi nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem 29 vạn quân ồ ạt tiến vào nước ta nhằm tiêu diệt phong trào Tây Sơn. Nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm lúc này đang chỉ huy trấn giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung; đồng thời làm lễ xuất quân ra Bắc để chặn đứng cuộc xâm lăng của quân Thanh. Cuộc đại phá quân Thanh được thực hiện trong 5 ngày, mở đầu là đêm giao thừa và kết thúc vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ trên mình voi với chiếc áo bào tiến vào Thăng Long trong niềm vui hân hoan chào đón của muôn dân.

Dọc đường hành binh, đại quân của hoàng đế Quang Trung đã dừng lại ở vùng đất Biện Sơn (thuộc Nghi Sơn ngày nay), Thọ Hạc (TP Thanh Hóa), Tam Điệp – Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn)… xứ Thanh.

“Đại Nam nhất thống chí”, Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại: Từ đầu đời Gia Long, triều Nguyễn đã cho xây đảo Biện Sơn tại cửa Bạng “chu vi 58 trượng, 8 thước, 8 tấc; cao 8 thước 2 tấc, có một kỳ đài, một nhà quân, 12 khẩu đại bác, 1 kho thuốc súng”. Đến đời Minh Mạng (năm thứ 9) cho xây “pháo đài Tĩnh Hải ở Biện Sơn, chu vi 11 trượng 8 thước; cao 5 thước, 5 tấc; có một kỳ đài, một nhà quân và 4 khẩu đại bác”. Với địa thế hiểm yếu, nằm giữa biển khơi, có núi bao bọc, kín gió, từ trên cao dễ bề quan sát kẻ thù, vùng đất Biện Sơn được hoàng đế Quang Trung xác định là phòng tuyến quân sự quan trọng.

Thắng lợi giòn giã, Quang Trung đã không quên những ân điển dành cho một số địa phương nơi đại quân đã dừng chân, trong đó có Biện Sơn, vùng đất giữ vai trò vị trí quân sự chiến lược quan trọng. Và để ghi nhớ công ơn của ông, Nhân dân đã lập đền thờ tại bờ biển, gần căn cứ thủy quân Biện Sơn thời bấy giờ (nay là xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn).

Về xã đảo Nghi Sơn, chúng tôi được ông Lê Văn Cường, công chức văn hóa – xã hội xã Nghi Sơn dẫn đi tham quan những hiện vật như bia đá, đôi voi đá cổ, tượng đá và khẩu thần công được xác định có từ lúc khởi dựng đền thờ; xem và giới thiệu về những chiếc giếng vuông do người Chăm tạo dựng với mục đích phục vụ đời sống sinh hoạt của quân Tây Sơn. Năm 2024, Lễ hội Đền thờ Quang Trung ở Lạch Bạng và Cù Lao Biện (Biện Sơn), phường Hải Thanh và xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trên con đường ra Bắc, hoàng đế Quang Trung đánh giá cao kế hoạch của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm: “Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho quân giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng!” (Hoàng Lê nhất thống chí). Trong kế sách “lui một nước cờ” để chủ động ấy, ngoài quân thủy “chở đầy các thuyền lương, thuận gió giương buồm ra thẳng cửa biển, đến vùng Biện Sơn mà đóng” thì quân bộ “sửa soạn khí giới, gióng trống lên đường, lui về giữ núi Tam Điệp. Hai mặt liên lạc với nhau, giữ lấy chỗ hiểm yếu trên đường tiến quân ra Bắc Hà để tiêu diệt quân Thanh”.

Dừng chân ở Tam Điệp – Bỉm Sơn chỉ có 10 ngày (từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp năm Mậu Thân). Thời gian quá ngắn nhưng đại quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa ở mảnh đất Bỉm Sơn. Tại đây, Bộ Chỉ huy quân Tây Sơn đã dành thời gian xem xét tình hình địch, ta; chuẩn bị hậu cần chu đáo. Hình thành, bổ sung và quyết định phương lược tác chiến một cách tự tin.

Đã 236 năm Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn dừng chân ở Tam Điệp – Bỉm Sơn nhưng dấu ấn của vị hoàng đế áo vải vẫn còn hiện hữu tại đình làng Gạo, đồi Ông Tập, đồi Ông Đùng, đập Chắn Voi, suối Khởi Thủy, suối Ngọc, đồng Càn Chuối, đồng Cắm Cờ, núi Tượng Sơn, núi Kỳ Sơn, động Trình, động Cửa Buồng, đền Chín Giếng, đền Sòng Sơn, đền Cây Vải (Trà Sơn Miếu), Nhà bia Ba Dội (còn có tên khác là Tam Điệp – nơi giáp ranh giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình)…

Ngày nay đến các di tích này, người dân vẫn kể cho nhau nghe về đền Sòng Sơn, hoàng đế Quang Trung và các tướng sĩ đã vào đây cầu khấn Thánh Mẫu Liễu Hạnh phù hộ; đình làng Gạo – nơi tích trữ lương thực của nghĩa quân; đình làng Nghĩa Môn – nơi Tiên Nữ Ngọc Thủy Tinh công chúa báo mộng hiến kế cho Quang Trung hành quân thần tốc ra Thăng Long tiêu diệt giặc Thanh; động Cửa Buồng – nơi hoàng đế và các tướng lĩnh luận bàn kế sách đánh địch; suối Khởi Thủy có dòng nước thanh mát và đặc biệt không bao giờ cạn, được ví như tinh thần quyết chiến quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn…

Về thăm động Cửa Buồng, nằm trên địa phận phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn), nơi hoàng đế Quang Trung cắm cờ hiệu khi dừng chân, chúng tôi được nghe kể nhiều câu chuyện lịch sử ly kỳ. Động Cửa Buồng là một hệ thống hang động gồm các động Đào Nguyên, động Trình, động Người Xưa, động Cô Tiên và động Quang Trung tối linh. Trong đó, động Trình, là nơi hoàng đế Quang Trung hội họp quan tướng, bàn việc quân cơ. Các tướng thường xuyên tới yết kiến và tâu trình với hoàng đế về tình hình quân lương, tiếp nhận lính mới để chuẩn bị tiến quân ra thành Thăng Long dẹp giặc; Quang Trung tối linh động – nơi hoàng đế lập đàn tế trời đất và cầu thần linh phù trợ, để quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh xâm lược.

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ ThanhBia Tây Sơn trên 230 năm tuổi tại đền Phúc.

Bất kể nơi nào hoàng đế Quang Trung và đại quân Tây Sơn dừng chân, chiêu mộ thêm binh lính, họ đều để lại những dấu ấn văn hóa rõ nét. Từ Biện Sơn trở ra, đến vùng đất Quảng Nham ngày nay, Nguyễn Huệ – Quang Trung đã 2 lần dừng chân. Lần đầu tiên khi tiến ra Bắc với lá cờ “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ đã vào đền Mom dâng hương và hội quân thủy bộ. Sau ngày chiến thắng trở về, Nguyễn Huệ đã ban sắc trùng tu lại đền, đồng thời cho người soạn và khắc văn bia vào đá ban tặng và cho đổi tên thành đền Phúc từ đó. Lần thứ 2 chính là cuộc hành quân thần tốc ra Bắc, hoàng đế Quang Trung lại dừng chân vào đền dâng hương, tuyển mộ thêm trai tráng cùng chinh phạt quân Thanh.

Ngoài ra, địa danh Thọ Hạc (TP Thanh Hóa) còn “chứng kiến” lễ Thệ sư của hoàng đế Quang Trung. Tại đây, ông dõng dạc tuyên bố: “Bớ chư quân, phàm ai bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch quân giặc. Nếu ai không muốn thì hãy xem ta giết vài vạn tên trong một trận, đó không phải là chuyện hiếm lạ đâu” (theo sách: “Lê Quý kỷ sự” – tác giả: Nguyễn Thu). Cũng trong đại lễ, hoàng đế Quang Trung đanh thép khẳng định quyết tâm: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho chúng chích luân bất phản/ Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Trải qua sự biến thiên của thời gian, rất nhiều địa danh đã từng được ghi trong sử sách nay có thể còn, có thể mất, song con đường thiên lý mà người anh hùng áo vải cờ đào – hoàng đế Quang Trung năm nào đi qua trên đất xứ Thanh đã để lại không ít dấu ấn, không ít huyền thoại và không ít những công trình, di tích lịch sử.

Bài và ảnh: Kiều Huyền



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/dau-an-cua-hoang-de-quang-trung-nbsp-tren-dat-xu-thanh-238944.htm

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra triển khai tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tại thị xã...

Ngày 4 và 5/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 -CT/TW của Bộ chính trị về tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận...

BIDV Bỉm Sơn đổi tên thành BIDV Trung Sơn Thanh Hoá

Trên cơ sở Quyết định của BIDV đối với việc thay đổi tên chi nhánh, từ ngày 01/02/2025 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) sẽ chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trung Sơn Thanh Hóa (BIDV Trung Sơn Thanh Hóa).Từ 01/02/2025 BIDV Bỉm Sơn chính thức đổi tên thành...

Bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của người dân miền biển

Nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn được thiên nhiên ban tặng 42km bờ biển và ở mảnh đất này vẫn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của người miền biển với những trò chơi, trò diễn dân gian mỗi độ tết đến, xuân về.Người dân tham gia nấu cơm thi, một nét đẹp văn hóa được giữ gìn và phát huy ở thôn Thượng Nam và thôn Thượng Bắc, xã Hải Nhân,...

Không gian văn hóa – tâm linh Thái miếu nhà Hậu Lê

Tọa lạc trên phố Kiều Đại, trải qua 220 năm lịch sử với biết bao “vật đổi sao dời”, Thái miếu nhà Hậu Lê vẫn đinh ninh nét trầm mặc, cổ kính, linh thiêng. Lịch sử hình thành và phát triển của Thái miếu nhà Hậu Lê bắt đầu từ dấu mốc năm 1805, vua Gia Long cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ. Thái miếu được xây dựng trên nền điện...

Người nặng lòng với tín ngưỡng thờ Mẫu

Với mong muốn bảo vệ và nhân rộng giá trị tốt đẹp của “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Nguyễn Thị Dược ở phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn) đã dành hàng chục năm để thực hiện.NNƯT Nguyễn Thị Dược. Ảnh: Vân AnhNNƯT Nguyễn Thị Dược cho biết, lần đầu tiên bà biết đến tín...

Cùng tác giả

Gần 1,2 tỷ đồng ủng hộ tại Tết Khuyến học năm 2025

Chiều 7/2, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức lễ ra mắt Quỹ Khuyến học, khuyến tài Lê Văn Hưu; tuyên dương, khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2024-2025 và phát động Tết Khuyến học năm 2025.Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chăm lo của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân, chất lượng giáo dục ở huyện Thiệu Hoá đã có chuyển biến...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu năm, ngành giao thông - vận tải đã quyết liệt đôn đốc các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung huy động máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.Cầu Xuân Quang thuộc Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã hoàn thành và thông xe kỹ thuật...

“Thả rông” – từ chữ đến nghĩa

Độc giả Lê Phi Long (Bình Phước) cho biết: “Tôi thường xuyên đón đọc bài về ngôn ngữ trên chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” của Báo Thanh Hóa, và vỡ ra được nhiều điều. Nhiều từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ chỉ đến khi đọc bài “cà kê” tôi mới biết mình đã từng hiểu sai, dùng sai. Quả là tiếng Việt mình vô cùng phong phú, sống cả đời chưa chắc đã hiểu hết và dùng...

Thiệu Hóa có thêm 1 xã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V

UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành quyết định số 398/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Hậu Hiền và khu vực dự kiến mở rộng, huyện Thiệu Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V.Một góc trung tâm xã Thiệu Viên được xây dựng khang trang.Theo đó, đô thị Hậu Hiền bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Hậu Hiền và xã Thiệu Viên. Diện tích tự nhiên khoảng 1.534,6 ha (trong đó, thị trấn...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và công trình...

Ngày 7/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án giao thông lớn trọng điểm và một số công trình dự án dân dụng, văn hóa trên địa bàn tỉnh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn kiểm tra dự án giao thông đường nối 3 quốc lộ.Cùng đi có các đồng chí: Mai Xuân Liêm, Ủy viên...

Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

Ngay từ những ngày đầu năm, ngành giao thông - vận tải đã quyết liệt đôn đốc các ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công tập trung huy động máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh.Cầu Xuân Quang thuộc Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã hoàn thành và thông xe kỹ thuật...

Đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 6/2/2025 về triển khai lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2025 với tổng số 547 quy hoạch cần được tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt. Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Trong số 547 quy...

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Kết nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 1A

Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6km với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng được UBND tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 1/2023. Với sự quyết tâm của Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thông xe kỹ thuật, đưa vào sử...

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Kỳ vọng ngành bán lẻ bứt phá trong năm 2025

Năm 2025 ngành bán lẻ Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất