Powered by Techcity

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”


Chợ Thiều ở làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày 26 tháng Chạp. Được xem là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên ai cũng náo nức với phiên chợ độc đáo này.

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”Một góc chùa Sùng Ân ở làng Thiều Xá.

Tích truyện

Nằm bên hữu ngạn dòng sông Lèn, bên kia là núi Bình Lâm, làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) là vùng đất ảnh hưởng văn hóa Phật giáo từ rất sớm. Vì vậy, nơi đây từng có rất nhiều công trình văn hóa tâm linh. Sách “Tên làng xã Thanh Hóa” tập 1, có đoạn viết: “Ở làng Thiều Xá có đền thờ Thánh Thiều; đền thờ Lê Phúc Đồng, đền thờ Quan nghè Mai Quang Thanh, nghè Thượng, chùa Sùng Ân và đền thờ thành hoàng”. Cũng bởi “ăn theo” tên làng mà các di tích ở đây hầu hết gắn với chữ Thiều.

Trong đó, tài liệu ở địa phương chép nguồn gốc ra đời của đền Thiều rất cụ thể. Nghĩa quân thời Lê do tướng Lê Phúc Đồng dẫn đầu đi dẹp loạn giặc ngoại xâm trên sông Mã, đến khúc sông Lèn chân núi Thiều thì thuyền mắc cạn. Sau khi ra lệnh cho quân lính nghỉ ăn cơm trưa chờ con nước lớn, tướng quân Lê Phúc Đồng lên bờ và bắt gặp một miếu thờ nhỏ nằm ngay bên chân núi do những đứa trẻ mục đồng của làng Thiều dựng lên. Ông thắp nén nhang cầu cho thuận buồm xuôi gió, đánh thắng giặc ngoại xâm. Thắp nhang xong, quay lại ông nhìn thấy con nước lên, thuyền có thể xuôi dòng và tiến thẳng về cửa Thần Phù đánh giặc. Thắng trận, tướng quân Lê Phúc Đồng về lại làng Thiều cho dân làng ăn mừng chiến công vào ngày 26 tháng Chạp. Từ đó, cứ vào ngày này, chợ Thiều lại được mở.

Những điều đặc biệt

Sáng sớm ngày 26 tháng Chạp, cũng như các hộ dân trong làng Thiều Xá, bà Nguyễn Thị Hải đi chợ Thiều sắm tết và không quên mua 3 đĩa bánh về dâng hương. Đây là tục lệ của làng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chắp tay đứng trước ban thờ, bà Hải báo cáo: “Hôm nay, đến phiên chợ, con cháu trong nhà có chút quà chợ dâng ông bà, gia tiên. Cảm tạ ông bà đã phù hộ độ trì cho con cháu có một năm thuận lợi”.

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”Tấp nập bán – mua ở chợ Thiều, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc).

Theo chân ông Nguyễn Văn Loan, Trưởng ban di tích và lễ hội làng Thiều Xá, chúng tôi đến chùa Sùng Ân (hay còn gọi là chùa Thiều), nơi có nhiều quán hàng tập trung đông người mua bán nhất. Trên là chùa dưới là chợ, ai dù bán dù mua cũng đều vào chùa thắp nén nhang thơm tạ ơn một năm cũ hanh thông thuận lợi và xin cho một năm mới nhiều phước lành. Ông Nguyễn Văn Loan, cho biết: “Trước đây, chợ được họp ở ngay sát bờ sông nên rất thuận tiện cho giao thông đường thủy với kiểu buôn bán trên bến dưới thuyền. Vì thế, đến chợ Thiều không chỉ có người dân trong vùng, trong tỉnh, mà từ nhiều nơi khác như Nghệ An, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định… Sau này, trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1972 thì chợ dừng hoạt động. Nhưng kể từ năm 1973 đến nay, chợ họp trở lại chỉ một phiên duy nhất trong năm”.

Mỗi năm chỉ họp một lần nên không chỉ người dân làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc mà người dân ở các nơi khác trên địa bàn huyện Hậu Lộc cũng náo nức về dự phiên chợ để “mua may bán rủi”. Chợ Thiều họp từ khoảng 5 giờ sáng cho đến cuối chiều, tập trung đông nhất từ 8h đến 11h trưa. Người dân đến chợ mong bán đi những rủi ro của năm cũ và mua về cho mình những may mắn trong năm mới. Hàng hóa ở chợ chủ yếu là cây nhà lá vườn, các sản vật vùng quê… Trong đó, nhiều nhất vẫn là những hàng bán lá dong bởi với người dân nơi đây, nồi bánh chưng không thể thiếu trong ngày tết.

Đến với chợ Thiều, người bán không nói “thách” giá. Giá đưa ra bao nhiêu, người mua mua bấy nhiêu. “Về cơ bản, giá bán ở đây rẻ hơn các nơi khác. Người dân đến chợ Thiều, mua bán, chơi chợ đều có quan niệm, vì đây là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên mua bán cầu may là chính. Dù là lỗ hay lãi thì người bán cũng mong bán được hết hàng để lấy may. Còn người mua, thì cũng mong mua được món hàng ưng ý”, bà Oanh, một người dân làng Thiều Xá, cho biết.

Một điều rất đặc biệt là vào thời điểm cuối chiều, chợ gần tàn, người bán dù còn bất kể thứ hàng gì cũng dồn vào một khu vực, để ai thiếu thì có thể đến lấy. Ý nghĩa về sự sẻ chia càng được nhân lên.

Chia sẻ với chúng tôi về mỹ tục này, ông Nguyễn Văn Hòa, công chức văn hóa – xã hội xã Cầu Lộc, nói: “Chợ Thiều là một trong những nét văn hóa lâu đời được giữ lại ở làng Thiều Xá hàng trăm năm nay. Ngày nay, chợ Thiều mỗi năm họp một lần để nhắc nhở con cháu luôn hướng về quê hương bản xứ, hướng về những phong tục tốt đẹp của quê mình. Vì vậy, nhiều người con của làng, dù có đi làm xa thì cứ đến 26 tháng Chạp lại có mặt ở nhà để tham dự phiên chợ”.

Trong cái giá lạnh, chúng tôi chen chúc giữa dòng người bán – mua vui vẻ và hồ hởi lựa chọn cho mình một chậu cúc vàng nhỏ xinh những mong một năm mới bình an, may mắn.

Bài và ảnh: KIỀU HUYỀN



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/cuoi-nam-di-cho-thieu-mua-may-ban-rui-238072.htm

Cùng chủ đề

Truyền thống dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết

Với quan niệm “tống cựu nghênh tân” để đón một năm mới ngập tràn may mắn, mỗi dịp tết đến xuân về, người dân Việt lại tất bật dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của bao thế hệ người dân Việt.Nhiều trẻ em được trải nghiệm dọn nhà cùng bố mẹ...Công việc cuối năm bận rộn nên năm nào cũng cận tết vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương...

Doanh nghiệp vận tải tăng cường phương tiện, đảm bảo an toàn cho hành khách dịp tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, nhu cầu di chuyển của người dân dự báo sẽ gia tăng mạnh. Để đảm bảo giao thông thông suốt và không ai phải lo lắng về phương tiện đi lại, các cơ quan chức năng cùng các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã triển khai kế hoạch chi tiết nhằm phục vụ người dân một cách tốt nhất trong dịp tết.Hành khách mua vé xe tại...

An toàn, thông suốt hoạt động ngân hàng trong dịp Tết Nguyên đán

Càng gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhu cầu sử dụng tiền mặt cũng như giao dịch tiền mặt qua hệ thống các ngân hàng của người dân càng có xu hướng tăng cao. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ động điều hòa cung ứng tiền mặt, bảo đảm dịch...

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Thời điểm này, những hộ chăn nuôi gia cầm tại các địa phương đang tăng cường vận chuyển, xuất bán con nuôi cùng với điều kiện thời tiết cuối năm lạnh, khô... sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm (CGC) lây lan và bùng phát mạnh. Trước thực tế đó, với tổng đàn gia cầm lớn, ngành nông nghiệp và người chăn nuôi đang tăng cường các biện pháp chủ động trong phòng, chống dịch...

Tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Để nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.Chế biến lâm sản xuất khẩu tại Công...

Cùng tác giả

Gieo niềm tin, mầm hy vọng đến với hộ nghèo, gia đình chính sách

Gần 22 mùa xuân đồng hành với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, ủy thác của các tổ chức, đoàn thể, bảo đảm nguồn vốn đến đúng người thụ hưởng. Với phương châm “nơi nào có người nghèo, nơi đó có mạch nguồn tín dụng ưu đãi”, các cán bộ NHCSXH Thanh Hóa đang...

Khát vọng mùa xuân – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm mới với bao khát vọng đang mở ra khi thiên nhiên rạo rực non tơ đâm chồi nảy lộc mới, khi lòng người hồ hởi với bao náo nức trước những thành quả đã đạt được qua một năm.Cùng với cả nước, Thanh Hóa đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Hoàng ĐôngĐó chính là những tiền đề đặt ra và kế tiếp hành trình phát huy sức mạnh...

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trải qua một năm bứt phá, tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, cao nhất từ trước đến nay. Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao, ngành NN&PTNT đang thực hiện quyết liệt các biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.Giám đốc Sở...

Một năm với nhiều dấu ấn

Với chủ đề công tác năm: “Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích”, năm 2024 ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, triển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ đề ra. Nhờ đó, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh...

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa trao quà của Thủ tướng Chính phủ  tặng  người lao động

Sáng 27/1, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng chí Võ Mạnh Sơn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đã trao 140 suất quà của Thủ tướng cho đoàn viên, người lao động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn.Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Mạnh Sơn cho biết, thời gian qua, với tinh thần không để đoàn viên, người lao động không có Tết, các cấp...

Cùng chuyên mục

Một năm với nhiều dấu ấn

Với chủ đề công tác năm: “Tận tụy - Chuyên nghiệp - Tinh thông - Hiện đại - Đoàn kết - Kỷ cương - Tăng tốc về đích”, năm 2024 ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, triển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ đề ra. Nhờ đó, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh...

Mảnh đất tình người

Tôi sinh ra ở chiến khu Việt Bắc, hai tuổi về sống ở Hà Nội. Mãi tới năm lên bảy mới biết đến một tỉnh khác, đó là Thanh Hóa. Và có một cái duyên nào đó khiến cho Thanh Hóa trở thành nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với gia đình tôi.Minh họa: Lê Hải AnhĐầu năm 1954, bố tôi khi ấy là cán bộ trong Ban Chỉ huy Thanh niên xung phong Trung ương được cử...

“Chát” với bạn bè xứ Thanh

Cuối năm, tôi ngồi bấm đốt ngón tay nhẩm tính... Tôi về xứ Thanh đã bao nhiêu lần không nhớ nữa.Chân dung những người bạn xứ Thanh. (Tranh của Huỳnh Dũng Nhân)Gọi là về xứ Thanh vì tôi được sinh ra ở Thanh Hóa đầu năm 1955 trong chuyến ba mẹ tôi tập kết ra Bắc cách đây đúng 70 năm.Nhưng gia đình tôi chỉ ở Thanh Hóa đúng một năm thì chuyển ra Hà Nội, rồi năm 1975...

Tết ơi, tết à!

Tết - một danh từ rất chung mà cũng rất riêng, là tiếng gọi thiêng liêng của đất trời, lòng người. Để rồi hôm nay và mãi về sau, dẫu người già hay con trẻ, miền xuôi hay miền ngược hoặc bất kỳ nơi đâu, những người con đất Việt sẽ cùng hòa chung vào mạch nguồn văn hóa thẳm sâu, hướng về nguồn cội trong những ngày tết đến xuân sang, cùng hát vang khúc ca đón chào...

Cơ hội phát triển du lịch mới trong năm 2025

Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa (Thọ Xuân) với đa dạng trải nghiệm, dịch vụ đẳng cấp mới được đưa vào khai thác phục vụ du khách.Một trong những lợi thế của du lịch Thanh Hóa là...

Cầu vồng trong đêm

Sự xuất hiện của một “vật thể bay” đã làm xôn xao cả cộng đồng yêu du lịch, khiến bất cứ ai cũng phải tò mò. “Vật thể bay” ấy chẳng phải phi thuyền từ hành tinh xa xôi, mà là tòa tháp “UFO” mới tinh tại LAMORI Resort & Spa.Tọa lạc giữa những điểm đến danh giáTòa tháp UFO án ngữ tại vị trí đắc địa gần sân bay Sao Vàng và Khu di tích Lam Kinh, hệt...

Để mùa xuân văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển

Năm 2025 tỉnh Thanh Hóa dự kiến tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó mùa xuân gắn với các lễ hội truyền thống và các hoạt động tái hiện tết xưa phục vụ du khách dịp đầu xuân.Việc làm này cho thấy hoạt động văn hóa tổ chức trong mùa xuân có vai trò hết sức quan trọng đối với “ngành...

Du xuân trên vùng đất sử thi

Chào đón mùa xuân mới vùng đất Thanh Hóa mang trong mình sức sống bừng nở, tựa đuôi khổng tước rực rỡ vươn dài trên tấm thảm ba màu: đất, trời và nước.Tỏa hương sắc chuẩn bị sang xuân.“Vịnh ngọc” giao mùaTừ trên cao nhìn xuống, LAMORI Resort & Spa xòe rực rỡ bên hồ Vua Lê trong veo. Dường như mọi đường nét kiến trúc ở đây đều chú trọng tôn vinh vẻ đẹp nguyên sơ, kết nối...

Đài không lưu phiên bản Galaxy

Nhắc đến huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), hầu như ai cũng nghĩ ngay đến Lam Kinh – mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi từng in dấu những trang sử hào hùng của dân tộc qua các triều đại thời Hậu Lê rực rỡ. Thế nhưng, giữa không gian cổ kính ấy, giờ đây lại xuất hiện một “vật thể bay” khiến bao người ngỡ ngàng: Tháp UFO tại LAMORI Resort & Spa như một nét chấm phá hiện...

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài cuối)

“Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất