Powered by Techcity

Ông đồ ở góc chợ phiên


Mỗi dịp xuân sang lại vọng lên trong tôi bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên với hình ảnh ông đồ già uy nghiêm, khả kính. Với những ông đồ, tôi luôn dành sự tôn trọng bởi quan niệm rằng, những chữ mà ông viết ra đều là chữ được chắt từ gan ruột. Ấy là chữ thánh hiền.

Ông đồ ở góc chợ phiên

Nhưng dường như sự khả kính ấy chỉ còn trong ký ức khi mà đời sống phát triển cùng những thú chơi thực dụng đã không còn chỗ cho những ông đồ thi triển. Người treo bút, người đập nghiên.

Dăm năm trước, về quê cùng bạn đi chơi chợ phiên, điều khiến tôi chú ý, cũng xúc động nhiều nhất nằm ở một túp lều khiêm nhường cuối chợ. Một đồ nho già nghiêm cẩn bên chiếc chỏng tre, trước mặt là nghiên mực và hàng bút lông bày ngay ngắn, phía sau là những bức thư họa phấp phới trong gió xuân. Phải đến cả tiếng đồng hồ ông ngồi như thế, nhưng chẳng có khách nào cả. Chỉ có những đứa trẻ tò mò đứng lại nhìn nhưng ngay lập tức bị người lớn lôi đi kèm câu hối thúc: “Đi nhanh không mực làm bẩn người giờ!”. Câu nói như xát muối vào lòng, nhưng ông đồ ấy vẫn kiên trì với góc chợ phiên ấy.

Tôi biết ông không phải người quê tôi. Ông đến từ TP Thanh Hóa. Trước đó ông là giáo viên một trường nghệ thuật. Niềm đam mê, và có lẽ cả phần trách nhiệm hối thúc nữa khiến ông có mặt ở nhiều nơi. Những chợ phiên, cổng chùa, đôi khi ở một sân trường làng. Tôi chẳng nghĩ tới điều to tát về một sứ mệnh nào khiến ông phải di chuyển khắp nơi trong bộ khăn xếp, áo tứ thân, đôi guốc mộc và chiếc tráp đồ nghề. Chỉ đơn giản cho rằng, ở ông có một niềm đam mê.

Nhưng rõ ràng sự đam mê ấy khiến ông phải tiêu tốn khoản tài chính không nhỏ. Sự đam mê của cá nhân ông như những con ong góp mật cho đời, chí ít giúp những đứa trẻ sinh ra trong thời đại số biết được còn có những ông đồ nho và thứ chữ thánh hiền, dù chúng bị bố mẹ xềnh xệch lôi đi.

Công cuộc chấn hưng văn hóa truyền thống là trách nhiệm chính của ngành văn hóa, nhưng cũng là của tất cả chúng ta. Những nghệ nhân làng nghề, những ca nương ca trù, những nghệ sĩ sáo trúc, hay đơn giản như ông đồ giản dị ấy, mỗi người đều là một sợi chỉ màu để làm nên tấm thổ cẩm.

Mấy hôm trước tôi lại về quê đi chợ phiên và chờ đợi xem “ông đồ” có còn kiên gan với nơi góc chợ. Tôi mỉm cười bởi vẫn chiếc lều cũ, nhưng khuôn mặt của ông đồ không còn suy tư, lặng phắc. Nhiều người dân vùng quê đã hào hứng với đôi câu đối hoặc bức thư pháp, nhiều khi chỉ là chữ viết bất kỳ mà ông múa bút. Người ít, người nhiều, tự tay bỏ tờ tiền vào chiếc đĩa đặt trên bàn để cảm ơn ông.

Tôi từng cho rằng, những ông đồ xưa cho chữ cốt để được sống trong không gian mùa xuân, mong mỏi đem niềm vui đến cho người xin chữ. Ở góc chợ quê khiêm nhường hôm nay tôi đã thấy hình ảnh ấy sau mấy năm kiên trì của ông đồ.

Những đôi câu đối, bức thư pháp phấp phới trong gió xuân trên hè phố, ở góc chợ đang sống lại thật rồi. Tôi lẩm nhẩm những câu thơ trong bài thơ “Ông đồ”: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già… bằng sự khoan khoái. Giá như Vũ Đình Liên còn sống, chắc ông không phải viết những câu đầy bi ai: Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay…

Hạnh Nhiên



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ong-do-o-goc-cho-phien-236561.htm

Cùng chủ đề

Nông dân trồng nấm chuẩn bị cho vụ tết

Những ngày cuối năm, tại các hộ trồng nấm ở Thanh Hóa, không khí làm việc trở nên hối hả hơn bao giờ hết. Người dân đang tập trung mọi công đoạn chuẩn bị để bảo đảm vụ nấm đạt chất lượng tốt nhất, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.Mô hình trồng nấm của hộ nông dân tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).Nghề trồng nấm ở Thanh Hóa đã phát...

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

Đêm pháo hoa chuyển giao

Giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, những tràng pháo hoa rực rỡ sắc màu bừng sáng trên bầu trời TP Thanh Hóa. Thời khắc năm mới 2025 đã tới, cũng chính là thời điểm huyện Đông Sơn chính thức sáp nhập vào TP Thanh Hóa, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn - thời khắc mãi mãi không bao giờ quên.Dưới đây là hình ảnh màn bắn hoa rực rỡ tại Quảng trường Lam...

Cùng tác giả

Huyện Lang Chánh cần chăm lo cho dân yên, dân vui đón tết 

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 11/1, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình sản xuất và đời sống Nhân dân; thăm hỏi gia đình chính sách huyện Lang Chánh.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh và các thành viên trong đoàn kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty CP BamBoo King Vina...

Chuẩn bị các điều kiện sản xuất lúa xuân

Trong không khí những ngày đầu năm mới, người dân các địa phương đang tích cực thu hoạch diện tích cây trồng cuối vụ đông; tranh thủ thăm đồng, gieo và chăm sóc mạ, chuẩn bị các điều kiện xuống đồng gieo cấy lúa vụ xuân trong khung thời vụ tốt nhất.Người dân xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) chăm sóc mạ. Ảnh: Lê NgọcTheo kế hoạch, vụ xuân 2025, huyện Thọ Xuân gieo cấy 7.850ha lúa, trong đó có...

Thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại miền núi

Với đặc thù địa lý, miền núi vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng thương mại tại các huyện miền núi không chỉ giúp nâng cao đời sống của người dân mà còn tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế vùng.Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.Trên địa bàn 11 huyện miền núi...

Góp ý dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 11/1, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ 25 lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Dự thảo Báo...

Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2024

Ngày 11/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025.Agribank Bắc Thanh Hóa được vinh danh đơn vị đạt giải Ba toàn hệ thống năm 2024.Với nhiều giải pháp điều hành linh hoạt sáng tạo, năm 2024, Agribank Bắc Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, đạt giải...

Cùng chuyên mục

Du lịch nông thôn – hướng đi đầy triển vọng

Với mạng lưới sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, du lịch Thanh Hóa đang từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ du lịch quốc gia. Trong đó, phát triển du lịch vùng nông thôn, mà trọng tâm là sản phẩm du lịch nông nghiệp là một trong những định hướng quan trọng nhằm mở rộng mạng lưới điểm đến và hệ thống du lịch của tỉnh Thanh Hóa.Làng du lịch...

Du lịch xứ Thanh có gì trong tháng đầu tiên của năm mới?

Với quyết tâm nâng cao vị thế du lịch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch (gọi tắt là sự kiện). Trong đó có gần 20 sự kiện sẽ được tổ chức trong tháng 1, trọng tâm là các lễ hội mùa xuân mang đậm nét văn hóa truyền thống, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn.Đến với Bảo tàng tỉnh...

Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi

Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB...

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII tại Thanh Hóa tổ chức vào ngày 11 và 12/2

Sáng 8/1, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXIII, năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND thành phố Thanh Hóa cùng các đơn vị, các câu lạc bộ thơ.Họa sĩ Phạm Duy Phương, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh phát biểu tại hội nghị.Nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân...

Nhìn từ Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách

Các em học sinh được nhập vai vào câu chuyện và nhân vật, biến nội dung trong cuốn sách thành những tiết mục sinh động qua hình thức kể chuyện kết hợp sân khấu hóa. Hơn thế, từ mỗi câu chuyện, các em biết liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm ý nghĩa. Đó chính là điểm nổi bật của Hội thi thiếu nhi kể chuyện theo sách, góp phần khơi dậy đam mê đọc sách,...

đầm ấm, đầm đìa, đần đù, đầy đọa

Trong chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa số trước, chúng tôi đã nêu ra bốn từ ghép bị Từ điển từ láy tiếng Việt nhận lầm là từ láy: nôn nao, cồn cào, cơ cực, cục cằn. Trong bài này chúng tôi tiếp tục phân tích nghĩa đẳng lập của 4 từ: đầm ấm, đầm đìa, đần đù, đầy đọa (phần để trong ngoặc kép sau số mục là nguyên văn của Từ điển từ láy tiếng Việt...

Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 6/1, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa khen thưởng 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển hội năm 2024.Năm 2024, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nhiệm vụ, chương trình, trong đó...

Trò diễn Xuân Phả nghìn năm tuổi chỉ có ở Thanh Hóa

Mùa lễ hội, nếu có dịp về Thanh Hóa ghé huyện Thọ Xuân, nơi được mệnh danh là đất hai vua, lữ khách đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chứng kiến một di sản độc nhất vô nhị của người địa phương: Trò diễn Xuân Phả. Năm 2016, trò Xuân Phả trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của Thanh Hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh. Ảnh: Nhân vật cung...

Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của thị xã công nghiệp

Việc xây dựng con người thị xã Bỉm Sơn có nếp sống văn minh đô thị được triển khai gắn với các phong trào, cuộc vận động do các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể phát động. Trong đó nổi bật là gắn với việc thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).Phong trào VHVN phát triển rộng khắp ở các khu dân cư trên địa...

Không gian sách cũ

Khu phố trung tâm thương mại lớn nhất ở TP Thanh Hóa san sát những quán hàng, cửa hiệu lúc nào cũng đông đúc. Ở đây thường xuyên có các sự kiện quảng bá được tổ chức, thu hút đông đảo người dân tham gia.Tôi vốn dị ứng với những hoạt động đông người như thế nên dù đi qua khu vực ấy mỗi ngày, nhưng chẳng mấy khi chú ý. Cho đến lần chờ một cuộc hẹn, tôi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất