Powered by Techcity

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC


Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSCRừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.

Toàn tỉnh hiện có gần 56 nghìn ha rừng gỗ lớn. Thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cho phép hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu từ rừng.

Việc phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn, ngoài bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với trồng rừng gỗ lớn, trong chu kỳ 7 năm từ khi trồng đến khi khai thác, mỗi ha cho thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bên cạnh đó, khi tham gia trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC, các hộ dân còn được tập huấn nâng cao kiến thức trồng rừng, bảo vệ môi trường rừng và đất.

Ông Lưu Quang Anh, thôn Liên Sơn, xã Thạch Sơn (Thạch Thành) có 2ha trồng keo tai tượng được tham gia vào nhóm chứng chỉ rừng FSC. Sau khi được tham gia ông đã được hỗ trợ mua cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, bón phân, chăm sóc.

Ông Anh chia sẻ: “Trước kia gia đình trồng rừng tự do, chưa chú trọng đến chất lượng giống cây trồng hay kỹ thuật chăm sóc nên cây trồng cho năng suất thấp, giá bán không ổn định, thậm chí bị các thương lái ép giá. Sau khi chuyển sang trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, gia đình đã chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật, cây keo vì thế cũng phát triển tốt hơn, chất lượng gỗ tốt. Sau khi khai thác bán gỗ tôi thu về được 280 triệu đồng. Trừ chi phí khai thác, vận chuyển còn lãi 190 triệu đồng, tăng 50 triệu đồng so với trước khi tham gia chứng chỉ FSC”.

Ông Phạm Thành Đồng, giám đốc HTX quản lý rừng bền vững Thạch Thành, cho biết: “HTX cam kết tuân thủ quy trình, quy định của Nhà nước về quản lý rừng bền vững theo chuẩn FSC, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn và giảm tác động tới môi trường, tạo việc làm, thu hút lao động tham gia các hoạt động lâm nghiệp. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn”.

Là đơn vị thực hiện chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng cho người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành, Công ty CP Xuân Sơn đã xây dựng diện tích rừng tham gia chứng chỉ FSC của các hộ trồng cây keo tại 11 xã. Đồng thời, mở các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, khai thác rừng và mời các tổ chức quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ FSC cho các hộ. Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc công ty, cho biết: “Chúng tôi phối hợp với HTX quản lý rừng bền vững Thạch Thành hỗ trợ người dân trồng rừng tham gia chứng chỉ rừng FSC về các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến kỹ thuật lâm sinh, như: tập huấn về giống cây trồng, trồng chăm sóc, khai thác bảo đảm an toàn lao động, về kỹ thuật xử lý thực bì đốt có kiểm soát. Đồng thời cam kết mua lại cây gỗ với giá cao hơn từ 5 – 10% so với giá thị trường.

Khảo sát thực tế cho thấy, huyện Thạch Thành có hơn 1.500 hộ đang trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với tổng diện tích hơn 3.200ha. Thạch Thành cũng là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC.

Tại huyện Lang Chánh, đến nay có 3.828,8ha rừng trồng sản xuất của Nhân dân được cấp chứng chỉ FSC với 662 hộ trồng rừng tham gia. Trong quá trình triển khai xây dựng chứng chỉ FSC, các hộ dân đã liên kết với Công ty TNHH Tập đoàn Đại Phát để xây dựng chứng chỉ, cam kết duy trì thực hiện theo các quy định nhằm đảm bảo chứng chỉ phát huy hiệu quả. Đến nay, nhiều hộ dân được quy hoạch cấp chứng chỉ đã bước vào khai thác rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Công ty TNHH Tập đoàn Đại Phát thường thu mua nguyên liệu từ các hộ có chứng chỉ cao từ 7 – 10% so với giá thị trường.

Ông Lê Quang Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, cho biết: Việc xây dựng chứng chỉ kinh doanh rừng bền vững FSC được huyện ưu tiên, hướng đến hình thành vùng nguyên liệu FSC đối với toàn bộ diện tích rừng trồng của huyện. Dự kiến đến năm 2030 có 6.000ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Huyện khuyến khích doanh nghiệp chế biến phối hợp, hỗ trợ người dân xây dựng chứng chỉ, hình thành vùng nguyên liệu; cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ về mặt pháp lý, quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy. Huyện cũng tiến hành giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện, kịp thời điều chỉnh những bất cập khi mới phát sinh, đôn đốc công ty, nhà máy chế biến thực hiện nghiêm cam kết với người trồng rừng.

Trong giai đoạn 2016-2024, tỉnh Thanh Hóa có trên 28.000ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC với trên 4.600 hộ tham gia; tập trung ở các huyện Thạch Thành, Thường Xuân, Quan Hóa, Cẩm Thủy, Quan Sơn, Vĩnh Lộc… Nhờ được cấp chứng chỉ FSC cũng như phát triển các mô hình sinh kế, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 sẽ nâng diện tích vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng lên 125.000ha; có thêm 25.000ha rừng trồng gỗ và 10ha rừng tre, luồng, vầu được cấp chứng chỉ FSC.

Bài và ảnh: Anh Tuân



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hieu-qua-tu-trong-rung-theo-tieu-chuan-quoc-te-fsc-235581.htm

Cùng chủ đề

16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Theo Nghị quyết số 608/NQ- HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 có 16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.Dự án nhà ở xã hội tại Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) (tháng 11/2024). Ảnh Đồng Thành.Trong đó có 9 khu đất các dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa thuộc các phường: Lam Sơn, Quảng Hưng, Đông Hương, Đông Sơn,...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Tháo “điểm nghẽn” quỹ đất sạch

Vì nhiều nguyên do lịch sử để lại, nên hiện nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đang thiếu quỹ đất hoặc vướng các thủ tục, quy định về đất hợp pháp. Do đó, nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” quỹ đất sạch, thì sẽ gây cản trở đáng kể đến việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU.Bà Vi Thị Miên ở thôn Tân Sơn (xã Tân Phúc) được lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lang Chánh và...

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Tháo gỡ khó khăn, phát triển hệ thống y tế chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và bền vững

Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2024. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối điểm cầu Chính phủ với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch...

Cùng tác giả

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 diễn ra ở Thanh Hóa

Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước 6/1/1946 tại Thanh Hóa diễn ra ngập tràn niềm vui, phấn khởi, trở thành một ngày hội lớn của Nhân dân khi mọi người lần đầu tiên cảm nhận được quyền lợi chính trị và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân một nước độc lập, tự do.Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946. Ảnh tư liệuNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành thuế Thanh Hóa đạt nhiều kết quả nổi bật

Chiều 6/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tặng cờ thi đua của Bộ tài chính cho Chi cục thuế khu vực Quan...

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục, mức cao nhất trong 4 năm

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp đã đẩy...

Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng

Trước những khó khăn do tác động của kinh tế toàn cầu và những biến động trong nước, việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đã trở thành chiến lược quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN). Đây không chỉ là giải pháp ngắn hạn giúp DN vượt khó mà còn là cách thức hiệu quả để kích thích sự phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.Nhiều hội chợ được Sở Công Thương tổ...

16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Theo Nghị quyết số 608/NQ- HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 có 16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.Dự án nhà ở xã hội tại Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) (tháng 11/2024). Ảnh Đồng Thành.Trong đó có 9 khu đất các dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa thuộc các phường: Lam Sơn, Quảng Hưng, Đông Hương, Đông Sơn,...

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp

Phát huy sức trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp, những năm qua đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, không chỉ giúp thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.HTX mắc ca Thành Phát, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân thu hoạch sản phẩm từ cây...

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất