Powered by Techcity

“Gõ cửa” miền Tây xứ Thanh (Bài 1): Phong phú sản phẩm


Diện tích rộng lớn, lại được thiên nhiên ưu đãi với địa hình và khí hậu đặc trưng, 11 huyện miền núi xứ Thanh đang “sở hữu” những sản vật địa phương phong phú. Với định hướng kêu gọi, thu hút đầu tư nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể đã đầu tư hình thành các cơ sở sản xuất chuyên nghiệp, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.

“Gõ cửa” miền Tây xứ Thanh (Bài 1): Phong phú sản phẩmNguồn nguyên liệu tre, luồng là điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi phát triển sản phẩm đồ dùng, đồ lưu niệm độc đáo. Ảnh: Tùng Lâm

Những sản vật đặc sắc

Không chỉ là địa điểm hấp dẫn dành cho du khách thích khám phá trải nghiệm thiên nhiên, dãy núi Pù Sèo rộng lớn của huyện Thường Xuân với nguồn cây rừng, hoa rừng tự nhiên quanh năm từ lâu đã được người dân tận dụng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Ong ở đây đã phát triển lên quy mô 1.000 đàn, cung cấp hàng nghìn lít mật ra thị trường mỗi năm.

Cũng với sản phẩm mật ong, tại xã Bình Lương (Như Xuân), với lợi thế diện tích rừng đặc dụng lớn, người dân nơi đây đã phát triển rất thành công nghề nuôi ong lấy mật. Câu lạc bộ nuôi ong tại xã Bình Lương cũng ra đời nhằm hỗ trợ người dân về kỹ thuật nuôi, cách làm thùng nuôi, cách chăm sóc, tạo ong chúa, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ mật ong. Nhờ biết cách chọn ong chúa, ong đực có chất lượng để nhân đàn, một số hộ nuôi ong trên địa bàn xã đã tạo được tính tụ đàn cao, ít thoái hóa giống nên sản lượng, chất lượng mật thu về cũng rất hiệu quả. Xã Bình Lương hiện đã phát triển được khoảng 700 đàn ong mật, trung bình mỗi năm cho thu hoạch 1.500 đến 2.000 lít mật ong.

Được biết, toàn tỉnh hiện có 100.000 đàn ong mật, phần lớn tập trung tại các huyện miền núi như Thạch Thành, Thường Xuân, Như Thanh, Cẩm Thủy… Một số địa phương đã định hướng và xây dựng thành công sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, như: mật ong Hưởng Hoa (Thạch Thành), mật ong hoa rừng Yên Nhân (Thường Xuân), mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất Bình Sơn (Triệu Sơn)…

Ngoài mật ong, 11 huyện miền núi còn có hàng trăm sản vật đặc sắc, có thương hiệu, đạt chứng nhận sản phẩm OCOP. Điển hình như huyện Thường Xuân với sản phẩm: dưa Kim Hoàng Hậu, rau củ quả an toàn, quế và các sản phẩm từ quế, các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ như ống hút tre, điếu, cây giống, sinh vật cảnh, ẩm thực đặc sản vùng miền. Huyện Cẩm Thủy với các sản phẩm đặc trưng như miến dong, mật ong, nếp hạt cau, nem chua… Huyện Quan Hóa nổi tiếng với kẹo nhãn, mật ong, măng khô, gạo nếp và nhiều món ẩm thực vùng cao, như: thịt trâu gác bếp, thắng cố, bánh ú, cá nướng… Huyện Như Xuân có thế mạnh với vùng cây ăn quả 982ha và các sản phẩm OCOP như: trà thảo mộc Queen; muối mắc khẻn…

Đưa sản phẩm lợi thế thành sản phẩm giá trị cao

Mặc dù còn nhiều khó khăn về địa hình, vốn, công nghệ, nhưng với các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh và địa phương, nhiều huyện miền núi đã bắt đầu đón nhận những tín hiệu tích cực khi có các doanh nghiệp, HTX quan tâm phát triển các dự án; hỗ trợ chuyển giao công nghệ nhằm biến tiềm năng ở các huyện miền núi thực sự trở thành lợi thế.

“Gõ cửa” miền Tây xứ Thanh (Bài 1): Phong phú sản phẩmCác sản phẩm đặc trưng của huyện Quan Hóa trưng bày tại Hội chợ Thương mại miền Tây năm 2023.

Thanh Hóa có vùng tre, nứa, luồng, vầu lớn nhất cả nước với 78.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi. Đây là cơ hội, là kỳ vọng cho sự phát triển của các ngành nghề chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa cao hơn nhiều lần so với xuất bán thô, đây còn là cơ hội để phát triển du lịch làng nghề với các trải nghiệm thú vị cho du khách.

Từ năm 2021, Dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng tại cụm công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn Lang Chánh, do Công ty CP Bamboo King Vina đầu tư xây dựng đã và đang hiện thực “giấc mơ” biến cây tre, luồng thành sản phẩm có giá trị cao của Thanh Hóa. Với công suất 1.500 tấn/ngày, nhà máy đưa ra thị trường 8 nhóm sản phẩm chính như: cây trồng nông nghiệp, hàng rào tre luồng, nội thất tre luồng, thanh nan phay ba mặt phục vụ trang trí nội thất, modul nhà ở dân dụng bằng tre luồng, hàng thủ công mỹ nghệ bằng tre luồng, tre luồng ép thanh và tre luồng ép khối. Nguồn nguyên liệu có chất lượng, được chế biến trên hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa của Đức và Trung Quốc; đặc biệt là công nghệ biến tính không dùng hóa chất, sản phẩm hiện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, EU, Hàn Quốc… Được biết, thiết kế nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động trong thời gian tới sẽ bao gồm diện tích rừng luồng rộng lớn lại các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước… mở ra hướng đi mới cho vùng luồng của tỉnh.

Tại huyện Như Thanh, sản xuất miến dong là nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Yên Lạc. Từ năm 2021, khi HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Yên Lạc đầu tư liên kết nâng cao chất lượng sản xuất và đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm đã đưa thương hiệu miến dong Yên Lạc đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ông Phạm Công Bảo, giám đốc HTX, cho biết: “Mỗi năm, HTX sản xuất và tiêu thụ khoảng 12 – 13 tấn miến dong, với doanh thu 1,2 – 1,3 tỷ đồng, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện về việc làm cho lao động và ổn định thu nhập cho người dân trồng dong ở địa phương”.

Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, cho biết: “Cùng với khuyến khích nông dân sản xuất, chúng tôi đã động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư thêm các loại máy móc, công nghệ; đồng thời tham gia các chương trình, hoạt động quảng bá để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng của huyện đã được các cơ sở sản xuất theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn thực phẩm khi đưa ra thị trường được người tiêu dùng tin cậy đón nhận”.

Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một trong những tiềm năng lớn mà các huyện miền núi của tỉnh cần tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển, chính là việc phát triển các sản phẩm lưu niệm, quà tặng nhằm tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và lan tỏa, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. Đây không chỉ đơn thuần là hoạt động mang lại lợi ích kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, gia tăng cơ cấu hàng xuất khẩu mà còn góp phần khẳng định, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ra khắp các địa phương trong và ngoài nước.

Theo đó, mỗi địa phương cần quan tâm sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch từ sản vật địa phương, như: luồng Lang Chánh, quế Thường Xuân, thổ cẩm tại các huyện miền núi Thanh Hóa… Đặc biệt, cần chú trọng đa dạng mẫu mã hàng hóa, nâng cao chất lượng, tăng yếu tố thẩm mỹ và tính ứng dụng của mỗi sản phẩm; kết hợp các yếu tố truyền thống với xu hướng hiện đại để tạo ra những sản phẩm độc đáo, thu hút khách du lịch, hướng tới xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm quà lưu niệm thủ công truyền thống của miền núi xứ Thanh.

Tùng Lâm

Bài 2: Vươn tầm sản phẩm OCOP



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/go-cua-mien-tay-xu-thanh-bai-1-phong-phu-san-pham-232230.htm

Cùng chủ đề

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Thời điểm này, những hộ chăn nuôi gia cầm tại các địa phương đang tăng cường vận chuyển, xuất bán con nuôi cùng với điều kiện thời tiết cuối năm lạnh, khô... sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm (CGC) lây lan và bùng phát mạnh. Trước thực tế đó, với tổng đàn gia cầm lớn, ngành nông nghiệp và người chăn nuôi đang tăng cường các biện pháp chủ động trong phòng, chống dịch...

Tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Để nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.Chế biến lâm sản xuất khẩu tại Công...

Thực hiện nghiêm, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính

Chiều 15/1, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ chín của Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC năm 2024; phương hướng, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước.Toàn cảnh phiên họp...

Các địa phương xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”

Sáng 14/1, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU) tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ XII với 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU chủ trì hội nghị.Điểm cầu Hà Nội và các...

Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá”.Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương - Ảnh: VGP/Nhật BắcĐạt...

Cùng tác giả

Các hãng hàng không Việt Nam tăng thêm 586 chuyến bay Tết

Một trong ba chiếc Airbus A320 được Vietnam Airlines thuê ướt (bao gồm tổ bay) để khai thác dịp Tết Nguyên đán 2025 – Ảnh: VNA Cục Hàng không Việt Nam cho biết sau khi được cục tiếp tục phân bổ slot (giờ cất, hạ cánh), so với tuần trước đó (tính từ 10 đến 17-1), các hãng hàng không Việt Nam đã tăng thêm 586 chuyến bay, tương ứng khoảng 134.800 ghế trong giai đoạn từ 17-1 đến 12-2-2025....

Gần 14.000 thí sinh đầu tiên thi đánh giá tư duy tranh suất vào đại học

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025, diễn ra chiều 18-1 – Ảnh: NGUYÊN BẢO Nhiều thí sinh dự thi đánh giá tư duy đợt 1 cho biết tham dự với tinh thần thoải mái, thử sức để lấy kinh nghiệm cho những đợt thi lần 2, 3. Thí sinh từ khắp nơi về Hà Nội tìm cơ hội vào đại học sớm Có mặt tại Đại học Bách khoa Hà Nội trước giờ thi...

Hơn 13.000 thí sinh dự thi, có quá tải?

TPO – Chiều nay, trên 13.000 thí sinh dự thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Đây là đợt thi đầu tiên của kì thi đánh giá tư duy và cũng là kì thi riêng đầu tiên do các cơ sở giáo dục đại học tổ chức để tuyển sinh năm 2025. PGS. TS Nguyễn Phong Điền – Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết, năm...

“Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho người lao động Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh...

Chiều 18/1, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS & CKCN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025.Chủ tịch Công đoàn KKTNS & CKCN Ngô Thế Anh phát biểu khai mạc chương trình.Để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) một cách tốt nhất, thời gian qua các công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn KKTNS & CKCN tỉnh Thanh...

Đội suýt xuống hạng bất bại 10 trận liên tiếp ở V.League

Trên sân nhà, Đông Á Thanh Hóa tiếp đón Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trong trận đấu của vòng 10 V.League. Đây không phải quãng thời gian mà đội bóng xứ Thanh có phong độ cao. Ngay ở phút 11, từ pha đá phạt góc bên phía cánh trái, Igor Salatiel phòng ngự không tốt, để Geovane Magno bật cao đánh đầu tung lưới Thanh Hóa. Bất ngờ bị dẫn trước từ sớm, đội chủ nhà tràn lên tấn công. Tuy nhiên,...

Cùng chuyên mục

Mở hướng thoát nghèo từ trồng vầu

Vầu là loại cây lâm nghiệp, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các huyện miền núi, đặc biệt là ở các huyện miền núi biên giới. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vầu mang lại, những năm qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương vận động người dân mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu. Hiện, cây vầu đang là...

An toàn, thông suốt hoạt động ngân hàng trong dịp Tết Nguyên đán

Càng gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhu cầu sử dụng tiền mặt cũng như giao dịch tiền mặt qua hệ thống các ngân hàng của người dân càng có xu hướng tăng cao. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn chủ động điều hòa cung ứng tiền mặt, bảo đảm dịch...

Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

Ngày 17/01/2025, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.Đập Tá Hướng, xã Ban Công (Bá Thước).Theo đó, UBND tỉnh xác định năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế -...

Chủ động vận hành, điều tiết nước hồ Cửa Đạt

Chúng tôi đến thăm công trình hồ Cửa Đạt (Thường Xuân) vào ngày đầu năm mới 2025 - thời điểm cán bộ, công nhân Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 3 đang triển khai các giải pháp ưu tiên nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.Kỹ sư, công nhân Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 3 trực vận hành tại hồ Cửa Đạt.Tại đây, ông Lê Bá Huân, phụ trách...

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

Thời điểm này, những hộ chăn nuôi gia cầm tại các địa phương đang tăng cường vận chuyển, xuất bán con nuôi cùng với điều kiện thời tiết cuối năm lạnh, khô... sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch cúm gia cầm (CGC) lây lan và bùng phát mạnh. Trước thực tế đó, với tổng đàn gia cầm lớn, ngành nông nghiệp và người chăn nuôi đang tăng cường các biện pháp chủ động trong phòng, chống dịch...

Bảo đảm nguồn nước gieo trồng vụ xuân

Theo kế hoạch vụ xuân năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng 189.000ha cây trồng các loại, để đảm bảo nguồn nước cho người dân gieo trồng đúng khung thời vụ, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi đang tích cực phối hợp với địa phương thực hiện các biện pháp cung cấp nguồn nước cho vụ sản xuất đạt hiệu quả cao.Cán bộ Công ty TNHH MTV Sông Chu kiểm tra hoạt động của các trạm bơm...

Tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Để nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và quốc tế, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.Chế biến lâm sản xuất khẩu tại Công...

Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia

Ngày 16/1, tại Hà Nội, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm “Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40N” của Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia (Hoằng Hóa) được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.Sản phẩm nước mắm Lê Gia được công nhận đạt chuẩn OCOP 5...

Bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý IV/2024

Ngày 16/1, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình bấm số lựa chọn “Hóa đơn may mắn” quý IV/2024.Toàn cảnh chương trình.Tại chương trình, dưới sự chứng kiến của Hội đồng giám sát, Ban tổ chức đã bấm nút lựa chọn ngẫu nhiên trong số 301.708 hóa đơn đủ điều kiện quay thưởng. Đây là số hóa đơn đã lập trong quý IV/2024 của người nộp thuế, do Cục Thuế tỉnh quản lý trên hệ thống...

Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ trong các năm vừa qua khiến xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã, đê tả và hữu sông Lạch Trường, đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Công ty CP Xây dựng nông nghiệp Thanh Hóa gấp rút thi công tuyến đê hữu sông Mã thuộc TP Thanh Hóa.Để bảo vệ an...

Tin nổi bật

Tin mới nhất