Powered by Techcity

Giải bài toán bỏ ruộng hoang


Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX, doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn…

Giải bài toán bỏ ruộng hoangCánh đồng Dọc Khang ở xã Dân Quyền (Triệu Sơn) nhiều năm không được canh tác.

Theo ông Vũ Quang Trung, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh: “Ở Thanh Hóa, tình trạng bỏ ruộng nhiều nhất là giai đoạn 2013-2015 với khoảng 5.200ha đất không canh tác. Điển hình nhất vào thời điểm ấy là 2 xã Thiệu Giao (Thiệu Hóa) và Tiến Lộc (Hậu Lộc), mỗi xã hàng trăm ha. Sau đó, tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đưa ra và thực hiện hàng loạt các giải pháp khắc phục. Từ đó đến nay, bài toán ruộng hoang dần được khắc phục, nhiều diện tích được tái sản xuất, phát huy được giá trị quỹ đất.

Trở lại xã Thiệu Giao trong vụ lúa thu mùa vừa qua, những “bờ xôi ruộng mật” đã thay thế cho hàng loạt khu ruộng hoang những năm trước. Chia sẻ kinh nghiệm xóa bỏ ruộng hoang của địa phương, Chủ tịch UBND xã Thiệu Giao Nguyễn Đình Bảy, cho biết: “Giai đoạn 2017-2018, xã có cả chương trình riêng về nhiệm vụ tích tụ, dồn đổi đất nông nghiệp lại thành các nhóm hộ sản xuất. Nhiều cá nhân có nhân lực và tư duy đổi mới, được xã tạo điều kiện dồn đổi, thuê lại đất của những hộ không sản xuất để hình thành vùng lúa hàng chục ha. Khi có diện tích lớn, các hộ tự đầu tư máy móc, đưa cơ giới hóa vào thay thế sức người, trở thành những mô hình sản xuất có trình độ thâm canh và cơ giới hóa cao. Những năm gần đây, hàng loạt điển hình tích tụ đất trồng lúa liền vùng trong xã như hộ bà Lê Thị Tú 15ha, hộ ông Lê Thiện Cần 20ha, các hộ ông bà: Lê Viết Tâm, Lê Thị Mười, Lê Hữu Phước, mỗi hộ 10ha… Thu nhập của các hộ này đạt 400 đến 500 triệu đồng/năm, trở nên khá giả, đồng thời cùng địa phương xóa bỏ tình trạng bỏ ruộng hoang. Đến nay, Thiệu Giao không còn diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang”.

Tại xã Tiến Lộc, những cánh đồng hoang hóa của người dân địa phương nhiều năm trước, nay đã được phủ xanh bởi những cây trồng nông nghiệp xanh mướt. Nơi đây có nghề rèn truyền thống nên nhiều hộ dân không còn làm ruộng, song với sự động viên và định hướng, tạo điều kiện của chính quyền, nhiều người đã thuê máy móc, tự tích tụ thành những khu canh tác lớn. Đi khắp các cánh đồng của xã thời điểm này, đất nông nghiệp đã được khơi dậy. Duy chỉ có cánh đồng Ngõ Tháp của người dân làng Sơn do giáp khu dân cư, lại trũng thấp nên thường xuyên ngập lụt, vẫn bị bỏ hoang.

Những năm gần đây, xã Dân Quyền (Triệu Sơn) được coi là một trong những địa phương có diện tích ruộng hoang và bỏ cấy vụ mùa lớn nhất nhì ở huyện Triệu Sơn. Tổng hợp từ UBND xã Dân Quyền, địa phương có gần 100ha đất một vụ lúa không ăn chắc. Những diện tích này hay bị ngập lụt nên các hộ dân thường không cấy vào vụ mùa, trong đó có khoảng 30% bỏ hoang nhiều năm. Từ năm 2022 đến nay, được sự khuyến khích, gia đình anh Trần Văn Thanh ở thôn 10 trong xã đã thuê lại toàn bộ khu Đồng Kha với diện tích 20ha để sản xuất. Có được diện tích tập trung lớn, anh Thanh đầu tư luôn 2 máy cấy, 2 máy làm đất, 1 máy gặt, cơ sở sản xuất mạ khay để vừa làm dịch vụ, vừa canh tác cho gia đình. Tổ chức sản xuất tốt, anh thu lợi nhuận khoảng 400 đến 500 triệu đồng ở các vụ lúa xuân và khoảng từ 200 đến 300 triệu đồng ở vụ lúa mùa.

Không những trở nên khá giả, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, anh Trần Văn Thanh đang cùng xã Dân Quyền khắc phục được 20ha ruộng hoang. Hiện xã cũng đang kêu gọi cá nhân, tổ chức thuê đất phát triển diện tích sản xuất lớn ở những diện tích người dân không còn mặn mà canh tác.

Nhìn lại lộ trình giải bài toán bỏ ruộng hoang của tỉnh trong nhiều năm qua, ông Vũ Quang Trung khẳng định: “Ngành nông nghiệp đã tham mưu với tỉnh chỉ đạo các địa phương từng bước tháo gỡ bằng nhiều cách. Đầu tiên là thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tập trung, có sự hợp tác giữa các nhóm hộ, giữa nông dân với HTX hoặc doanh nghiệp. Tín hiệu vui là đến thời điểm hiện nay, khoảng 30% diện tích trồng trọt của tỉnh đã được liên kết sản xuất, tương đương khoảng 80 nghìn ha mỗi năm. Giải pháp hiệu quả khác là Thanh Hóa có bước tiến lớn trong phát triển hạ tầng nông nghiệp. Tỉnh cùng các địa phương đã hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, hệ thống điện cho sản xuất nông nghiệp… để từng bước hoàn thiện điều kiện cho sản xuất hiện đại”.

Cũng theo ông Trung, rõ nhất về đầu tư hạ tầng để khắc phục tình trạng bỏ ruộng hoang chính là khu vực các xã vùng 3 huyện Nông Cống. Khi được đầu tư hệ thống tiêu hiện đại, đã có hơn 200ha đất nông nghiệp được sản xuất trở lại. Nhiều diện tích khác được các địa phương trong huyện khuyến khích người dân dồn đổi để xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, cho hiệu quả kinh tế cao.

Gần 10 năm qua, tính trung bình, mỗi năm, tỉnh Thanh Hóa dành khoảng 150 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp. Với các cơ chế, chính sách phù hợp đã giúp các địa phương và người nông dân cơ cấu lại cây trồng, bố trí các vùng sản xuất đan xen để khắc phục bỏ phí đất đai.

Tuy diện tích ruộng bị bỏ hoang, bỏ vụ đã được cải thiện đáng kể, song những vụ gần đây nhất, tình trạng bỏ ruộng vẫn diễn ra nhiều nơi trong tỉnh. Nguyên nhân được các địa phương đánh giá là do nhiều nghề phụ phát triển, thu hút lao động nông nghiệp sang nhiều lĩnh vực khác. Những người trong độ tuổi lao động chuyển sang làm công nhân và các nghề khác cho thu nhập cao hơn nhiều những mảnh ruộng manh mún, sản xuất thủ công. Đó là chưa kể, nông nghiệp nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, lại vất vả hơn nhiều ngành nghề khác…

Thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, thời điểm năm 2024 này, vẫn còn tình trạng nông dân bỏ ruộng với diện tích khoảng từ 1.300 đến 1.400ha, chủ yếu là đất lúa ở vụ mùa. Tỉnh vẫn đang tích cực kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất, ứng dựng công nghệ cao, hiện đại. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tích tụ đất đai, khuyến khích nông dân dồn đổi, cho thuê những ruộng không sản xuất để các tập thể, cá nhân có tiềm lực đứng ra tổ chức sản xuất lớn, xây dựng các nông trại hiện đại. Những khu đồng sâu trũng, nhiều địa phương đã dồn đổi, kêu gọi người dân kết hợp nuôi trồng thủy sản, thành lập các trang trại, gia trại cũng đang là giải pháp tốt để phát huy quỹ đất bỏ hoang.

Bài và ảnh: Linh Trường



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/giai-bai-toan-bo-ruong-hoang-230517.htm

Cùng chủ đề

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Hà Trung gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu 

Sáng 18/12, huyện Hà Trung đã gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).Các đại biểu dự buổi gặp mặt.Tại buổi gặp mặt, các đại biểu và 158 cán bộ Quân đội, Công an đã nghỉ hưu trên địa bàn huyện cùng nhau ôn lại truyền thống...

Thường Xuân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người, gồm 3 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 55.000 người. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thường Xuân đã và đang gìn giữ các giá...

Khen thưởng 21 tập thể, 69 cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua và cuộc thi tìm hiểu về TP Thanh Hóa

Chiều 15/12, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua và tổng kết cuộc thi trực tuyến chào mừng kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024), 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024).Đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân trao Giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các tập...

Cùng tác giả

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Thực hiện Nghị quyết số 18 với tư duy “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Vận động cán bộ nghỉ hưu trước tuổi để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đào Xuân YênPhát biểu tham luận tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên thống nhất với nội dung báo cáo được trình bày tại hội nghị, đồng thời đề nghị trong bốn bài học mà dự thảo báo cáo đã nêu, cần bổ sung thêm một bài học về việc bố trí...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Cùng chuyên mục

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Tiến Nông được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024

Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Tiến Nông) đã được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024. Đây là lần thứ 6 Tiến Nông ghi tên trong danh sách những thương hiệu xuất sắc nhất cả nước, minh chứng cho hành trình không ngừng đổi mới và cống hiến hơn 30 năm qua.Ông Nguyễn Trung Trụ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Phục...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Nỗ lực ngăn chặn khai thác IUU

Khắc phục và giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương có biển. Đây cũng là nội dung được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng, quyết liệt triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu...

Hyundai Lam Kinh: Tri ân khách hàng 2024

“Ngày hội khách hàng 2024 - Kết nối giá trị bền lâu” không chỉ là hoạt động được tổ chức thường niên của Đại lý Hyundai Lam Kinh nhằm tri ân đến những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hyundai, mà còn góp phần tạo sự gắn kết giữa khách hàng với đại lý, cũng như để khách hàng gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tạo nên một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất