Powered by Techcity

Giữ “hơi thở” của làng


Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.

Nguồn sống mới cho rừng (Bài 1): Giữ “hơi thở” của làngAnh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) trong lần đi tuần bảo vệ rừng.

Thầm lặng gắn bó

Theo giới thiệu của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, chúng tôi về thôn Tân Hiệp tìm gặp ông Lương Hồng Tiến – người có thâm niên bảo vệ những cánh rừng của quê hương. Đã ngoài 72 tuổi, sức khỏe của ông Tiến có phần yếu đi nhiều so với vài năm về trước. Dẫu vậy, khi hỏi về việc bảo vệ rừng, ông vẫn tinh anh, nói như chạm vào miền ký ức đã cất giữ lâu trong lòng.

Mở đầu cuộc trò chuyện, ông kể cho chúng tôi nghe về những ngày tháng gắn bó với rừng già như một phần của tình yêu, máu thịt cuộc đời mình. Từ nhỏ lớn lên bên rừng, ông vẫn nhớ những lần theo bố mẹ lượm củi, hái măng. Khi đói, lại thấy bố bắt cua, bắt cá bên suối nướng, lượm nhặt những trái cây rừng chín thơm cho ăn. Vì vậy, ý thức bảo vệ rừng đã ăn sâu trong ông, cũng như bà con thôn Tân Hiệp từ thuở ấu thơ.

Khi Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng, ông Tiến vẫn trước sau một lòng gắn với những cánh rừng già, nơi đã nuôi lớn tuổi thơ ông. Ông nhớ, khi được giao quản lý, bảo vệ hơn 40ha rừng tự nhiên ở vùng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An, nhiều người bảo ông là gã “gàn”, vì nhận nơi khó khăn nhất. Nhưng với ông thì khác: “Tôi chỉ nghĩ, bảo vệ rừng bởi tình yêu, trách nhiệm, đâu có gì phải kén chọn”.

Mỗi tháng ông Tiến lên rừng đôi ba lần, mỗi lần đi từ 2 đến 3 ngày. Vào mùa măng, ông thường dựng lán ở lại trong rừng cả tuần. Trước mỗi hành trình, ông phải dậy đi rất sớm, khi con gà còn chưa gáy. Đồ đoàn mang theo cũng đơn giản với cái nồi nhỏ, gạo, mắm muối, lạc vừng, cá khô đủ dùng trong khoảng 3 ngày ở trong rừng… “Đi rừng không buồn đâu, nhất là vào mùa măng, bà con đi thành từng tốp, đông vui lắm!” – ông Tiến vui vẻ nói.

Mỗi lần đi tuần, nếu thấy dấu hiệu chặt phá rừng hay săn bắn trái phép, ông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn. Chưa hết, ông luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tuyên truyền đến người dân sống xung quanh những cách nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng, không xâm hại rừng. Nói về sự nguy hiểm, ông Tiến cũng thường xuyên phải đối mặt với những lời đe dọa từ các đối tượng “lâm tặc”. Ông chia sẻ: “Các đối tượng đi thành đoàn, khi bị phát hiện thì chuyển sang hái măng hoặc tìm cây dược liệu. Bằng kinh nghiệm lâu năm, tôi nắm bắt tình hình, sau đó thông báo cho cán bộ kiểm lâm địa bàn lên phương án ngăn chặn”.

Nguồn sống mới cho rừng (Bài 1): Giữ “hơi thở” của làngNhững cánh rừng tự nhiên tại huyện Thường Xuân đang phát triển xanh tốt.

Ngoài “lâm tặc”, điều những người giữ rừng như ông Tiến lo sợ nhất chính là thời tiết. Vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng rất cao. Ông phải luôn bám sát địa bàn, theo dõi tình hình, tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức sử dụng lửa khi vào rừng, hạn chế nguy cơ gây cháy rừng.

Nhìn vào người con trai, ông Tiến kỳ vọng: “Giờ thì đôi chân đã mỏi rồi, việc bảo vệ rừng đành giao phó lại cho thế hệ trẻ này thôi!”. Với anh Lương Văn Bảy, đây không chỉ là trọng trách, mà còn là công việc đầy thử thách được người cha giao phó. Diện tích rừng rộng hơn 40ha, nếu không có kinh nghiệm của thế hệ đi trước truyền lại thì bản thân anh khó có thể đảm nhiệm.

Thêm động lực giữ rừng

Khi được hỏi về động lực giữ rừng, anh Bảy chia sẻ: “Tình yêu, trách nhiệm và sự hỗ trợ của Nhà nước cho những người bảo vệ rừng là động lực để tôi gắn bó với rừng”. Mới đây, anh được nhận hơn 16 triệu đồng từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo vệ rừng. Nếu như trước đây, những người giữ rừng chỉ nhận hỗ trợ về chính sách chi trả giao khoán bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng, thì nay những người bảo vệ rừng có thêm nguồn thu nhập từ Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (sau đây gọi tắt là chương trình ERPA). Có thêm nguồn thu nhập, phần nào giúp anh Bảy cũng như nhiều người dân trong thôn Tân Hiệp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, tạo động lực bảo vệ rừng. Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, chính sách mới còn thay đổi nhận thức trong cộng đồng về giá trị của rừng. Từ việc cung cấp các lâm sản phụ, nay rừng còn có vai trò trong bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.

Ông Lương Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa, cho biết: “Xã có 787ha rừng tự nhiên đủ điều kiện để thực hiện chi trả theo chương trình ERPA. Trong đó, có 625 ha rừng được giao cho 103 hộ dân quản lý, bảo vệ; 162 ha do UBND xã Thanh Hòa quản lý. Trung bình 1 ha rừng sẽ được chi trả hơn 130 nghìn đồng theo chương trình ERPA. Như vậy, hằng năm người dân trong xã được thụ hưởng hơn 81 triệu đồng từ chương trình ERPA và UBND xã được thụ hưởng khoảng 21 triệu đồng”.

Theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung bộ, Thanh Hóa là một trong 6 tỉnh thực hiện thí điểm. Việc thu lợi từ ERPA hướng đến các mục tiêu như tăng thu nhập, tạo động lực, tính chủ động của người dân trong việc nâng cao ý thức bảo vệ và gắn bó với rừng; từng bước thay đổi nhận thức của bà con về vai trò và tác dụng của rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sống.

Mặc dù đang trong giai đoạn thí điểm nhưng chương trình ERPA đã cho thấy hiệu ứng tích cực trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân sống, gắn bó với rừng, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi. Nhờ nguồn kinh phí này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương. Tuy nhiên, chính sách cũng mới chỉ áp dụng cho rừng tự nhiên, trong khi trữ lượng carbon từ rừng ngập mặn, rừng sản xuất của Thanh Hóa rất lớn.

Đình Giang

Bài 2: Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nguon-nbsp-song-nbsp-moi-nbsp-cho-nbsp-rung-bai-1-giu-hoi-tho-cua-lang-230459.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho Nhân dân.Tủ sách pháp luật tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh).Ông...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 13/11/2024

Hôm nay (13/11), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh làm việc với huyện Đông Sơn và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tiếp xúc cử tri tại thị xã Nghi Sơn; các tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại TP Thanh Hóa, huyện Bá Thước...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-13-11-2024-230194.htm

Thêm nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn

Những năm qua, việc triển khai cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMT. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng...

Tích cực huy động nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp

Thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển nông nghiệp, bảo đảm việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.Người dân xã Yên Trung (Yên Định) ứng dụng phương pháp thủy canh trong trồng trọt.Trong năm 2024, thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh, ngành...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

Cùng tác giả

Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại Nhật Bản năm 2024

Ngày 15/11, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Niigata (Nhật Bản) đã đồng chủ trì tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại Nhật Bản năm 2024.Quang cảnh hội nghị.Dự hội nghị về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy,...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa về tình hình, kết quả hoạt động của Ban; kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiệm vụ trọng tâm trong thời...

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Sáng 15/11, diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn năm 2024 đã chính thức diễn ra. Dự diễn tập có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Ngọc...

Thanh Hóa: Tài xế xe bán tải vi phạm nồng độ cồn, tông 9 ô tô đỗ ven đường

XEM CLIP: video-embed-169"> Sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày 13/11. Vào thời điểm trên, Vũ Huy Hoàng lái ô tô bán tải màu đỏ lưu thông trên đại lộ Lê Lợi (TP Thanh Hóa), hướng từ trung tâm thành phố xuôi về vòng xuyến Big C. Tại khu vực phường Đông Hương, tổ CSGT thấy xe bán tải có dấu hiệu vi phạm nên ra lệnh dừng xe để kiểm tra. Thay vì chấp hành, Hoàng đã lùi xe trên...

Cùng chuyên mục

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Tiết kiệm thế giới

Những ngày này, các hoạt động tuyên truyền, lan tỏa thông điệp ý nghĩa của Ngày Tiết kiệm thế giới được triển khai hiệu quả tại Trụ sở của TYM chi nhánh Thanh Hóa đặt tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương và Phòng giao dịch số 01 tại phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.Việt Hương - Tiến Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tym-chi-nhanh-thanh-hoa-nhieu-hoat-dong-huong-ung-ngay-tiet-kiem-the-gioi-230441.htm

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, thời gian qua, ngành công thương đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.Bánh rau má Văn Trường - sản phẩm OCOP 3 sao của TP Sầm Sơn được quảng bá tại các hội chợ và...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong năm 2024

Chiều 14/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở VH,TT&DL.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hiệp hội Doanh nhân nữ, Hội Doanh nhân trẻ; các tổ chức,...

Phối hợp xây dựng môi trường kinh doanh an toàn

Với mục tiêu bảo đảm an toàn trong quá trình thi công xây dựng, vận hành và hoạt động của các dự án, nhà máy, doanh nghiệp (DN) trong Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực phối hợp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phục vụ phát triển.Lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tổ...

Nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong công tác thi công hotline trung thế

Với mục tiêu từng bước hỗ trợ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) hướng tới xây dựng một mô hình xuất sắc cho hoạt động hotline, trong 2 ngày 7 và 8/11, tại Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc đã phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức thi công hotline trung thế cho cán bộ chuyên môn cơ quan Tổng công...

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Hiệu quả thi hành Luật Lâm nghiệp

Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành đã tạo ra khung pháp lý vững chắc, thúc đẩy bảo vệ rừng bền vững, đem lại lợi ích trên các mặt kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.Cán bộ, chiến sĩ Trạm Kiểm lâm Trung Lý thuộc Hạt Kiểm lâm Mường Lát phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất