Powered by Techcity

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  


Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.

Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay là tổ dân phố Sơn Thắng, phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn). Thuở nhỏ, ông rất thông minh, học giỏi. Năm 1625, Đào Duy Từ rời đất Bắc vào sinh sống và gây dựng sự nghiệp ở đất Tùng Châu, huyện Bồng Sơn, phủ Hoài Nhơn (nay là khu phố Ngọc Sơn Bắc, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ: Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc

Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ tại phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn.

Thời gian đầu nơi xứ người, ông phải đi làm thuê để sinh sống. Nhưng, với bản tính siêng năng, cần cù, ông đã gắng công học tập, tu luyện đức tài, nhờ đó danh tiếng của ông bay xa, lan rộng, nức tiếng là “thông kim, bác cổ”. Nhờ vậy, quan Khám Lý Trần Đức Hòa đến mời Đào Duy Từ về nhà dạy học và cũng từ đây, danh tiếng của ông lan truyền đến phủ Chúa. Ông được chúa Nguyễn Phúc Nguyên mời ra làm quan để giúp chúa dựng nghiệp lớn ở Đàng Trong.

Năm 1627, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng và giao chức quan Nha úy Nội tán Tước Lộc Khê Hầu, trông coi việc quân cơ quốc chính. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi 8 năm, Đào Duy Từ đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự và văn học nghệ thuật, là một nhân vật lịch sử lớn của thế kỷ XVII ở nước ta, được ca ngợi là một tài năng “Kinh bang hoa quốc, thống nhất xã thư”.

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ: Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ được thị xã Nghi Sơn tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của ông đối với đất nước, quê hương.

Ông đã có công khai khẩn, mở rộng vùng đất phương Nam, đặc biệt là công trình quân sự nổi tiếng là Lũy Trường Dục (Lũy Thầy); có nhiều công trạng đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, như: sửa sang chính trị; quan chế; thi cử, thuế khóa, nội trị, ngoại giao, làm cho Đàng Trong phồn vinh và hùng cường; đồng thời để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, điển hình như: “Ngọa Long cương vãn”. Ông cũng chính là khởi tổ của môn hát tuồng, đặc biệt là kiệt tác vũ khúc tuồng Sơn Hậu.

Đào Duy Từ mất ngày 17/10 âm lịch năm Giáp Tuất (năm 1634), hưởng thọ 63 tuổi. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn Phúc Nguyên phong tước hiệu “Hiệp đồng mưu đức công thần, Đặc tiến kim tử vinh lộc Đại phu, Thái Thường Tự Khanh, tước Lộc Khê Hầu; ban tên thụy là Trung Lương và cho đưa về táng tại Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn (nay là phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) và sắc lập đền thờ. Năm thứ 9 đời Gia Long đã tôn ông là đệ nhất công thần nhà Nguyễn, đưa về Thái miếu để thờ chung với các chúa Nguyễn.

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ: Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc

Đoàn rước kiệu tại lễ hội.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy phong Khai Quốc công thần Đặc Tiến Vinh Lộc Đại Phu, Đông các Đại học sĩ Thái sư và được phong tước Hoằng Quốc Công. Năm 1939, Đào Duy Từ được vua Bảo Đại truy phong là “Khai Quốc công thần, Đặc tiến Vinh Lộc, Đông các Đại học sĩ, Thái Sư, Hoằng Quốc Công, Trác vĩ Thượng đẳng thần”; truyền cho dân làng Nổ Giáp đem kiệu lên ga Văn Trai đón rước sắc và lập đền thờ Đào Duy Từ trên quê hương mình.

Trên quê hương phường Nguyên Bình (thị xã Nghi Sơn), đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ là di tích lịch sử văn hoá đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 29/QĐVH ngày 30/2/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch). Tháng 12/2021, Di tích lịch sử Đền thờ được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ: Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2023.

Trong các ngày 16 và 17/11/2024 (tức ngày 16 và 17/10 năm Giáp Thìn), thị xã Nghi Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ. Sự kiện nhằm tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ (17/10 năm Giáp Tuất 1634 – 17/10 năm Giáp Thìn 2024).

Lễ hội được tổ chức với các nội dung: Lễ rước kiệu danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ; trình tấu chúc văn; khai chuông, khai trống; diễn văn tưởng nhớ 390 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ; cắt băng khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ giai đoạn 2.

Cùng với đó, là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa nhân vật lịch sử Đào Duy Từ với chủ đề: “Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ – Đệ Nhất Khai Quốc công thần” gồm có 3 chương nhằm tái hiện đậm nét thân thế, sự nghiệp và những công lao đóng góp to lớn của ông đối với quê hương, đất nước. Trong khuôn khổ của lễ hội cũng sẽ diễn ra Giải cờ tướng và trưng bày, giới thiệu cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ”.

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ: Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc

Nhà tả vu và gác chuông Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.

Đây là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng; đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, góp phần phát triển du lịch, giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, văn hoá và con người thị xã Nghi Sơn.

Quang Chung (CTV)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/le-hoi-den-tho-thai-su-hoang-quoc-cong-dao-duy-tu-khoi-day-net-dep-truyen-thong-van-hoa-long-tu-hao-dan-toc-nbsp-nbsp-230362.htm

Cùng chủ đề

Một số sự kiện văn hóa, du lịch tại Thanh Hóa trong tháng 11

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/infographics-mot-so-su-kien-van-hoa-du-lich-tai-thanh-hoa-trong-thang-11-229313.htm

Ngày hội lớn của non sông

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang của dân tộc - với kỷ nguyên độc lập, tự do gắn liền CNXH.TP Thanh Hóa rực rỡ sắc cờ mừng Ngày Quốc khánh 2-9. Ảnh: Lê HợiTừ ngày thu độc lập đầu tiên...Lễ Quốc khánh đầu tiên - ngày 2/9/1945, sẽ...

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu

Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.Đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn...

Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức

Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm.Ảnh minh họa.Thực hiện Công điện số...

Đoàn đại biểu TP Hải Phòng viếng Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Thanh...

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2024), Đoàn đại biểu của TP Hải Phòng do đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng dẫn đầu, đã tới dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ (TP Thanh Hóa).Các đại biểu TP Hải Phòng và tỉnh Thanh Hoá dâng hương, dâng hoa...

Cùng tác giả

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố thị. Chị Nguyễn Thị Bích (30 tuổi, Nam Định) chia sẻ, bản thân rất thích cảm giác ngồi thư giãn, nhâm nhi cà phê trong không gian ngập cây xanh. “Tôi cảm giác như mình đang ở trên tổ chim khi ngồi...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 15/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 15/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-15-11-2024-230403.htm

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

HAGL gặp khó, ‘tướng’ mới SLNA xuất trận

Ba trận đấu thuộc vòng 8 V-League 2024 – 2025 diễn ra từ chiều nay (15.11), gồm: CLB Quảng Nam gặp CLB SLNA (17 giờ), CLB Hà Tĩnh chạm trán CLB HAGL (17 giờ), trong khi CLB Thể Công Viettel tiếp đón đội đầu bảng Thanh Hóa (19 giờ 15). Những màn so tài này đều hứa hẹn hấp dẫn. Cuộc đối đầu với CLB Quảng Nam là trận ra mắt của tân HLV trưởng Phan Như Thuật trong màu áo SLNA, kể...

Cùng chuyên mục

Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa - văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho Nhân dân.Tủ sách pháp luật tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh).Ông...

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất