Powered by Techcity

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách


Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du kháchDi tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.

Đến với Thường Xuân, du khách không thể bỏ qua Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Cửa Đạt, nơi có khung cảnh thiên nhiên xanh tươi, mát mẻ, lại có đền thờ Cầm Bá Thước và đền thờ Bà chúa Thượng Ngàn rất linh thiêng. Theo sử sách ghi lại, vào cuối thế kỷ 19, Cầm Bá Thước, người dân tộc Thái đã lãnh đạo Nhân dân trong vùng hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp. Dù cuộc khởi nghĩa sau đó bị kẻ thù đàn áp, song thủ lĩnh Cầm Bá Thước luôn là vị anh hùng được người dân tôn kính. Để tưởng nhớ công lao của ông, sau khi ông mất, Nhân dân trong vùng đã lập dựng đền thờ. Cùng với đền Cầm Bá Thước, đền thờ Bà chúa Thượng Ngàn là vị Mẫu thần cai quản miền rừng núi, gắn bó với con người, cỏ cây, muông thú. Vị Mẫu thần dạy cho muôn loài biết sống hòa hợp, dạy con người biết cách sinh tồn, hái hoa thơm, trái ngọt trong rừng về để sinh sống, xây dựng cuộc sống bình yên, no ấm.

Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình cùng các công trình mang yếu tố tâm linh nên những năm qua, Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Cửa Đạt được khá nhiều du khách lựa chọn là điểm đến tham quan, tìm hiểu. Là một trong những người thường xuyên đến Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Cửa Đạt, bà Mai Thị Ánh (Nga Sơn) cho biết: “Mỗi năm tôi đến Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Cửa Đạt vài lần, vào các dịp lễ, ngày mùng 1 hoặc đi du lịch với bạn bè người thân. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, thoáng đãng và mát mẻ. Hơn nữa, công tác an ninh trật tự được đảm bảo, an toàn giao thông được thực hiện tốt, nhất là tuyệt đối không có tình trạng xô đẩy, chen lấn và trộm cắp nên tôi rất yên tâm khi đến đây”.

Ông Lê Hữu Giáp, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thường Xuân, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Cửa Đạt đón được khoảng trên 100.000 lượt khách đến tham quan, dâng hương. Để đảm bảo an toàn cho du khách, đặc biệt là dịp cao điểm như lễ, tết, lễ hội, huyện đều ban hành kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban liên quan, yêu cầu ban quản lý khu di tích phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc đón tiếp du khách, mở rộng và nâng cấp các bãi đỗ xe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch. Cùng với đó, phải chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn cháy nổ để đảm bảo an toàn cho người dân đến dâng hương, vãn cảnh.

Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh) cũng là địa điểm được khá nhiều du khách lựa chọn khi hành hương về miền du lịch tâm linh trên mảnh đất xứ Thanh. Theo dự tính, vào dịp cuối năm, lượng du khách tìm về đây để dâng hương, vãn cảnh tăng cao, do đó, ngay thời điểm này, Ban Quản lý Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na đã đặc biệt chú trọng đến việc chỉnh trang di tích, cắt tỉa cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, bố trí lực lượng, phân công các tổ túc trực tại di tích. Công tác phòng cháy, chữa cháy cũng được quan tâm; chú trọng đến việc kiểm tra hệ thống điện, đồ thờ cúng, việc sử dụng nguồn lửa tại các khu vực thắp hương, hóa vàng mã. Ngoài ra, dọc các lối đi trong di tích đều được lắp đặt biển chỉ dẫn, hướng dẫn khách đến thực hiện các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự.

Ngoài Khu Di tích lịch sử – thắng cảnh Cửa Đạt, Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na, thì trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa đã và đang tạo được sức hút du khách tìm đến tham quan, dâng hương như Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân), chùa Bụt (Hoằng Hóa), đền Sòng Sơn (thị xã Bỉm Sơn)… Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa cũng đã xác định du lịch tâm linh chính là thế mạnh để thu hút khách đến tham quan trong suốt 4 mùa. Chính vì vậy, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm tổ chức nhiều hoạt động nhằm tạo điểm nhấn để phát triển du lịch tâm linh như, tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống kết hợp với hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian. Công tác đầu tư, tu bổ tôn tạo các di tích cũng được quan tâm thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025. Theo đó, sẽ tập trung nguồn lực ưu tiên thực hiện bảo quản, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa, di tích cách mạng đang xuống cấp nghiêm trọng; đầu tư phục hồi, tôn tạo các di tích trọng điểm nhằm bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị di sản văn hóa truyền thống, đưa vào khai thác và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch của các địa phương.

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã có 190 dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích được thống nhất, phê duyệt chủ trương đầu tư (trong đó có 36 dự án hoàn thành, phê duyệt quyết toán, 11 dự án triển khai thực hiện, 44 dự án khởi công mới hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, 64 dự án được Tỉnh ủy thống nhất phương án tu bổ, tôn tạo di tích, 35 dự án được Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất sự cần thiết đầu tư), với tổng mức đầu tư là 4.508,609 tỷ đồng. Từ đó, góp phần tạo nên diện mạo mới cho các di tích, tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh và thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến tham quan, dâng hương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/nhieu-diem-du-lich-tam-linh-tao-suc-hut-du-khach-229820.htm

Cùng chủ đề

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi, làm rõ quy định về hoạt động vận tải; nâng cao điều kiện tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy lái xe; làm rõ quy định về phân cấp quản lý đường bộ.Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước.Sáng 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã...

Đại hội đại biểu lần thứ IV Hội Cựu giáo chức tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/11, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội CGC; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng 116 đại biểu đại diện cho gần 2 vạn hội viên...

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Cùng chuyên mục

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Chiều 30/10, tại TP Thanh Hóa, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có gần 30 doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum và Đắk...

Tin nổi bật

Tin mới nhất