Powered by Techcity

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)


Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều giải pháp nhằm cân đối nguồn vốn, để sớm đưa dự án vào triển khai và phát huy hiệu quả.

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3) - Giải “bài toán” vốn đối ứngKhu dân cư khu 3, thị trấn Quán Lào (Yên Định) được đầu tư hạ tầng hiện đại để tổ chức đấu giá, tạo nguồn thu ngân sách. Ảnh: PV

Trầy trật tiến độ vì thiếu nguồn vốn đối ứng giải phóng mặt bằng

Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực – Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018 và điều chỉnh chủ trương đầu tư năm 2023, với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là hơn 2.314 tỷ đồng; trong đó vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB) là 1.199 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn là 1.115 tỷ đồng.

Với 8 hạng mục, trong đó có nhiều hạng mục công trình quan trọng, như: xây dựng 9,9km tuyến đường bộ ven biển đoạn từ xã Ninh Hải đến cầu Lạch Bạng; xây dựng 2,1km tuyến đường Bình Minh đi Sao Vàng; cải tạo 5,6km kênh Than từ đoạn cầu Mai đến cống Đò Bè…, dự án kỳ vọng mang lại “bộ mặt” mới để cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối các khu vực trong Khu Kinh tế Nghi Sơn. Tuy nhiên, theo Hiệp định tài trợ vốn đã ký với WB, thời gian đóng khoản vay là ngày 30/6/2025 nhưng phần việc giải phóng mặt bằng (GPMB) hiện vẫn ngổn ngang.

Theo chủ đầu tư – Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, khối lượng công tác GPMB và khối lượng xây lắp hạng mục đường giao thông còn lại rất lớn (5,7km tuyến số 1 và 1,1km tuyến số 2). Khó khăn trong GPMB cùng với việc chậm trễ triển khai thi công của một số nhà thầu suy giảm năng lực, dự án khó có thể hoàn thành trong thời gian theo hiệp định đã ký. Nhiều hạng mục công trình vẫn còn thi công dở dang và chưa thể kết nối với các tuyến đường hiện hữu. Lũy kế giải ngân dự án đến nay mới đạt 1.144,5 tỷ đồng, đạt 49,5% tổng vốn đầu tư. Trong đó, vốn vay WB mới giải ngân 693,7 tỷ đồng (đạt 57,8% tổng vốn ODA). Vốn đối ứng mới giải ngân 450,8 tỷ đồng (đạt 40,4% tổng vốn đối ứng). Năm 2024, dự án được giao số vốn hơn 295,7 tỷ đồng nhưng đến nay, chủ đầu tư mới thực hiện giải ngân được hơn 31,5 tỷ đồng, chỉ đạt 10,7% so với kế hoạch vốn giao.

Được biết, với dự án này, ngân sách thị xã Nghi Sơn tham gia đối ứng 537,8 tỷ đồng. Nguồn vốn này được HĐND tỉnh thống nhất phương án từ 2 nguồn là thu tiền sử dụng đất của dự án khu dân cư phường Nguyên Bình; giao đất và thu tiền sử dụng đất của các khu tái định cư. Tuy nhiên dự án khu dân cư phường Nguyên Bình tiếp tục gặp vướng mắc trong GPMB do chưa có đầy đủ cơ sở giao đất tái định cư và thu tiền sử dụng đất (Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2024 của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã hết hiệu lực từ 1/8/2024 khi Luật Đất đai số 31/2024/QH15 và Nghị định số 88/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có hiệu lực thi hành); vì vậy, việc tạo nguồn vốn đối ứng cho dự án rất khó khăn. Đến nay, thị xã Nghi Sơn mới thu được 15 tỷ đồng từ việc giao đất tái định cư và vay 60 tỷ đồng từ Quỹ phát triển đất tỉnh Thanh Hóa. Số tiền đã phê duyệt nhưng chưa có kinh phí để chi trả là 163,9 tỷ đồng/232 lượt hộ và tổ chức. Số tiền còn thiếu so với nhu cầu là 462,8 tỷ đồng.

Tại thị xã Bỉm Sơn, Dự án đường giao thông nối từ đường Trần Phú đến đường Nam Bỉm Sơn 6, thị xã Bỉm Sơn cũng đang gặp khó khăn trong bố trí nguồn vốn đối ứng. Với tổng mức đầu tư gần 336 tỷ đồng, ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 117 tỷ đồng cho chi phí xây dựng; thị xã Bỉm Sơn cần đối ứng thêm 219 tỷ đồng, bao gồm 1 phần chi phí xây dựng và kinh phí GPMB. Tuy nhiên, công tác đấu giá quyền sử dụng đất 2 năm vừa qua chưa đạt kỳ vọng nên thị xã cũng chưa bố trí được nguồn kinh phí để hoàn thành công tác GPMB. Hiện nay, dự án mới bàn giao khoảng 70% diện tích cần GPMB; khối lượng thực hiện đạt khoảng 33% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 20% so với hợp đồng.

Dự án đường từ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường ven biển đoạn Nga Sơn – Hoằng Hóa cũng đang có nguy cơ trễ hẹn về đích tháng 12 năm nay. Giá trị thực hiện phần xây lắp của dự án đến nay mới giải ngân 295/536 tỷ đồng, đạt 55%. Nguyên do là công tác bồi thường, GPMB đoạn tuyến qua địa bàn huyện Nga Sơn gặp vướng mắc trên chiều dài 0,728km, ảnh hưởng tới 98 hộ dân có đất ở.

Theo đại diện lãnh đạo huyện Nga Sơn, liên quan đến dự án này, huyện Nga Sơn có khối lượng công việc GPMB rất lớn, với chiều dài tuyến 16,442km, diện tích bị ảnh hưởng là 48,33ha, số hộ bị ảnh hưởng 626 hộ. Trong đó có 267 hộ ảnh hưởng đất ở với diện tích gần 4,3ha; số hộ phải bố trí tái định cư 77 hộ. Cùng với công tác xác minh nguồn gốc đất ở phức tạp, kéo dài, việc đấu giá các mặt bằng để thu tiền sử dụng đất trong năm nay cũng không đạt kế hoạch. Đây là khó khăn lớn nhất của địa phương, khiến việc huy động vốn đối ứng dành cho công tác GPMB không đáp ứng được yêu cầu.

Được biết, tổng kinh phí cho công tác GPMB dự án này qua địa bàn huyện Nga Sơn khoảng 370,647 tỷ đồng, tăng hơn 149 tỷ đồng so với dự toán trong tổng mức đầu tư. Đến nay, nguồn kinh phí GPMB mới bố trí được hơn 109 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện bố trí hơn 59,2 tỷ đồng và vay từ Quỹ phát triển đất tỉnh Thanh Hóa 50 tỷ đồng, còn thiếu so với dự toán phê duyệt 93,6 tỷ đồng và so với nhu cầu thực tế hiện nay là còn thiếu hơn 261,4 tỷ đồng. Mới đây, Sở Giao thông – Vận tải đã lập điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nguồn vốn tỉnh hỗ trợ cho huyện Nga Sơn là 200 tỷ đồng để hoàn thành GPMB dự án.

Giải quyết nguồn lực vốn đối ứng bằng cách nào?

Khảo sát tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cho thấy, do nguồn thu chưa đa dạng nên việc huy động vốn đối ứng của các dự án đầu tư đa phần được cân đối từ nguồn thu thuế sử dụng đất. Tuy nhiên, vào các thời điểm thị trường không thuận lợi, bất động sản đóng băng, việc “trông chờ” vào nguồn thu này thường không đạt được kỳ vọng. Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, đến ngày 10/10/2024, thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất mới đạt gần 9.283 tỷ đồng/22.876,6 tỷ đồng, đạt 40,6% theo kế hoạch, dẫn đến đa phần các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí GPMB đối ứng cho các dự án.

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3) - Giải “bài toán” vốn đối ứngDự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 506B đoạn từ nút giao với Quốc lộ 45 đến nút giao với đường nối 3 quốc lộ (Quốc lộ 45 – Quốc lộ 217 – Quốc lộ 47) tại xã Thiệu Ngọc (Thiệu Hóa) đang được đẩy nhanh tiến độ.

Tại thị xã Bỉm Sơn, dự toán thu nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2024 do HĐND thị xã giao là hơn 397 tỷ đồng; trong đó sẽ thực hiện điều tiết về ngân sách tỉnh gần 163 tỷ đồng, điều tiết về ngân sách huyện, xã hơn 234 tỷ đồng. Tuy nhiên, 9 tháng năm nay, kết quả thu tiền sử dụng đất mới đạt 201 tỷ đồng. Cùng với các nhiệm vụ khác phải chi theo dự toán; nguồn bố trí vốn cho các dự án đầu tư mới đạt 43,4 tỷ đồng.

Đại diện Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND huyện Quảng Xương chia sẻ, năm 2024, số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn không đạt kế hoạch đề ra do thị trường bất động sản trên địa bàn huyện trầm lắng. Nhiều mặt bằng quy hoạch đưa ra đấu giá nhưng không có khách hàng tham gia. Theo đó, khi đưa ra đấu giá 16 mặt bằng quy hoạch thuộc 13 xã, với tổng số lô đất đưa ra đấu giá là 499 lô nhưng đến nay, mới có 151 lô (2,32ha) trúng đấu giá, đạt 30%, với số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất là 113,7 tỷ đồng.

Đồng chí Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận định: “Hầu hết các dự án sử dụng vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất là dự án trọng điểm của tỉnh hoặc đối ứng cho các dự án sử dụng vốn nước ngoài, nên quy mô đầu tư, phạm vi GPMB rất lớn, cần nhiều thời gian để thực hiện; đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài, dễ phát sinh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, biến động của thị trường bất động sản trong những năm qua ảnh hưởng đến nguồn thu tiền sử dụng đất của các địa phương. Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 với nhiều quy định, nội dung mới so với trước đây, chưa có các thông tư hướng dẫn, các quy định cụ thể của tỉnh để triển khai thực hiện cũng là một lý do khiến các địa phương, chủ đầu tư còn lúng túng trong quá trình thực hiện, dẫn tới chưa triển khai được các dự án để đưa vào đấu giá kịp thời”.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang hướng dẫn, đề nghị các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất đối với các lô, khu đất đủ điều kiện; đôn đốc người trúng đấu giá nộp tiền sử dụng đất, bảo đảm thu ngân sách theo kế hoạch và kịp thời bố trí vốn GPMB, thúc đẩy tiến độ dự án. Thực tế thời gian qua, ngay trong thời điểm các địa phương khác gặp vướng mắc hoặc “chật vật” khi thực hiện đấu giá thì vẫn có những địa phương kịp thời và khai thác hiệu quả nguồn thu này.

Điển hình như tại huyện Yên Định, năm 2024, huyện tổ chức đấu giá 10 mặt bằng, đấu giá thành công 427/603 lô đất, với số tiền thu gần 542 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, cân đối ngân sách địa phương không chỉ đối ứng đủ cho các dự án trọng điểm do tỉnh quản lý đang triển khai mà địa phương còn tổ chức thi công nhiều dự án trong kế hoạch đầu tư công của huyện. Từ đầu năm đến nay, huyện Yên Định đã khởi công mới được 34 dự án, với tổng mức đầu tư 422,3 tỷ đồng. Trong đó có 6 dự án trong lĩnh vực giao thông; 5 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp; 8 dự án lĩnh vực giáo dục; 9 dự án lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật…

Tại huyện Thiệu Hóa, năm 2024, thu tiền sử dụng đất đối với 19 dự án đấu giá đạt hơn 720 tỷ đồng, trong đó điều tiết ngân sách huyện là 220 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã thực hiện đối ứng hơn 399 tỷ đồng/534 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch giai đoạn 2020-2025. Riêng trong năm 2024, nguồn vốn này đạt hơn 163 tỷ đồng.

Đồng chí Trịnh Đình Tùng, Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: “Thời gian qua, địa phương đã tập trung cao độ cho công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch chi tiết 1/500 mặt bằng dân cư mới nói riêng. Đến nay, địa phương đã thực hiện hơn 100 đồ án quy hoạch bao gồm: quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết 1/500 các khu dân cư, khu thương mại, quy hoạch 1/500 cụm công nghiệp… Việc “phủ kín” và công khai các quy hoạch đã giúp địa phương tăng khả năng cạnh tranh với các địa phương khác khi mời gọi các nhà đầu tư; đồng thời thúc đẩy việc khai thác quỹ đất, đặc biệt là đất ở để hình thành các khu dân cư mới, khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ. Cùng với đó, địa phương cũng triển khai hiệu quả công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới để đưa vào đấu giá cấp quyền sử dụng đất, đặc biệt tại các khu vực có tiềm năng cao như thị trấn Thiệu Hóa. Công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB, thi công hạ tầng khu dân cư cũng được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng, sớm đưa các dự án vào đấu giá đất để tạo nguồn thu; từ đó có nguồn lực bố trí cho chi đầu tư, nhất là đối ứng các dự án trọng điểm trên địa bàn”.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng kế hoạch vốn đầu tư công cân đối ngân sách địa phương năm nay là 9.539,746 tỷ đồng, có gần 7.924,981 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất. Đến ngày 16/10, toàn tỉnh giải ngân được gần 5.715,7 tỷ đồng nguồn vốn này, tuy cao hơn so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả tỉnh nhưng mới đạt 72,1% kế hoạch.

Tại hội nghị toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được tổ chức ngày 30/10, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng tham mưu báo cáo UBND tỉnh về chỉ đạo công tác thanh tra trên lĩnh vực xây dựng; trong đó tập trung vào các nội dung như chất lượng hồ sơ mời thầu, chất lượng công trình, mà đặc biệt là hoạt động tư vấn còn yếu kém. Thực tế thời gian qua, tiến độ một số dự án trọng điểm của tỉnh gặp khó khăn, có lúc “bế tắc” có một phần nguyên nhân lớn từ công tác lập dự án đầu tư của đơn vị tư vấn chưa sát thực tiễn. Nhiều dự án khi đi vào triển khai đã bị “đội vốn” GPMB, gây bị động và “nặng gánh” cho nhiều địa phương khi phải “cáng đáng” một nguồn vốn đối ứng lớn.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương phối hợp thật tích cực để hoàn thành bổ sung giá đất đối với các đường, phố chưa có tên trong bảng giá đất theo Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 10/4/2024 của UBND tỉnh; điều chỉnh bảng giá đất theo chủ trương đã được UBND tỉnh đồng ý, làm cơ sở pháp lý cho các địa phương giải quyết căn bản một số khó khăn trong việc giao đất tái định cư, thu tiền sử dụng đất; thúc đẩy GPMB các dự án sử dụng đất để tổ chức đấu giá, đấu thầu, tạo nguồn thu thuế sử dụng đất phục vụ chi đầu tư phát triển.

Nhóm PV

Bài cuối: Tăng tốc về đích



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/giai-ngan-von-dau-tu-cong-quyet-tam-giu-vi-the-top-dau-bai-3-giai-bai-toan-von-doi-ung-229616.htm

Cùng chủ đề

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Ngành VH, TT&DL Thanh Hóa xác định mục tiêu đề ra cho năm 2025 có tính phấn đấu cao và giải pháp thực hiện...

Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024,...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên chung vui, chúc mừng Giáo phận Thanh Hóa và đồng bào Công giáo nhân...

Tối 24/12, tại Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến chung vui, chúc mừng Giám mục Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa; các linh mục, chức sắc, chức việc cùng đồng bào...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Cùng tác giả

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Cùng chuyên mục

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Tiến Nông được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024

Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Tiến Nông) đã được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024. Đây là lần thứ 6 Tiến Nông ghi tên trong danh sách những thương hiệu xuất sắc nhất cả nước, minh chứng cho hành trình không ngừng đổi mới và cống hiến hơn 30 năm qua.Ông Nguyễn Trung Trụ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Phục...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Nỗ lực ngăn chặn khai thác IUU

Khắc phục và giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương có biển. Đây cũng là nội dung được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng, quyết liệt triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất