Powered by Techcity

Cần làm rõ việc không hợp thức hóa các vi phạm về bất động sản   


Ngày 28/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

ĐBQH Lê Thanh Hoàn (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa ): Cần làm rõ việc không hợp thức hóa các vi phạm về bất động sản

Tham gia góp ý, về cơ bản, ĐBQH Lê Thanh Hoàn đánh giá cao Báo cáo của Đoàn giám sát. Báo cáo đã khái quát và đưa ra được bức tranh tổng thể về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội trong thời gian qua.

Để làm rõ hơn, đại biểu Lê Thanh Hoàn có một số ý kiến đó là: Trong dự thảo Nghị quyết giám sát giao Chính phủ có cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, trên cơ sở xem xét toàn diện các yếu tố thực tiễn khách quan, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đánh giá đầy đủ lợi ích – chi phí và tính khả thi của phương án giải quyết để thị trường bất động sản bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp, vì lợi ích chung, giải phóng nguồn lực cho thị trường bất động sản, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội; hướng dẫn rõ nội hàm “không hợp thức hóa các vi phạm” để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thực thi pháp luật.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn thể hiện sự đồng tình và thấy cần làm rõ thêm về quan điểm “không hợp thức hóa các vi phạm” để có cơ sở giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn đọng đối với các các dự án bất động sản. Đây cũng là khó khăn mà Tổ công tác được thành lập theo Quyết định số 153 tháng 1/2022 của Thủ tướng Chính phủ đang gặp phải mà chưa có giải pháp hữu hiệu tháo gỡ.

Trên thế giới, khái niệm “chính thức hóa những thứ không chính thức” hoặc tệ hơn là “hợp pháp hóa những thứ bất hợp pháp” thường là một lập luận khó khăn về mặt chính trị, vì có vẻ như Chính phủ đang thiên vị hay ưu ái đối với những người không tôn trọng pháp luật. Do vậy, sự phản đối thường rất mạnh mẽ, nhưng thường đi kèm với việc chưa xét đến lợi ích toàn diện của việc chính thức hóa hoặc chi phí của việc không làm gì cả. Ví dụ, thuế bất động sản, thuế chuyển nhượng sẽ được thu nếu các công trình vi phạm được hoàn thành, được đăng ký và được đưa vào sử dụng. Việc chính thức hóa các công trình xây dựng không chính thức sẽ đưa chúng trở lại nền kinh tế, trên cơ sở đó, các giao dịch bất động sản như cho thuê, mua bán, thừa kế, sử dụng và thế chấp sẽ được hỗ trợ về mặt pháp lý, kỹ thuật và tài chính.

Đối với các dự án, công trình xây dựng vi phạm chỉ có hai lựa chọn khả thi: thu hồi dự án, phá bỏ công trình vi phạm hoặc chính thức hóa. Không làm gì cả hoặc “giải cứu trong một thời gian giới hạn” không phải là hợp lý trừ khi các vấn đề các dự án đó chỉ có tác động không đáng kể đến thị trường bất động sản và nhà ở.

Khi phá dỡ các công trình xây dựng vi phạm thường lãng phí nguồn lực xã hội, với chi phí đáng kể về kinh tế, chi phí pháp lý, hành chính, tòa án, xã hội, lượng khí thải carbon và ảnh hưởng đến môi trường. Những chi phí này hiếm khi xứng đáng so với lợi ích của việc phá dỡ. Ngoài ra, trong một số trường hợp phải bố trí tái định cư khi người ở đó không có nơi cư trú nào khác.

Một biến thể khác là hợp thức hóa hành vi vi phạm trong một thời gian giới hạn và áp dụng các hình thức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ hay còn gọi là “giải cứu trong một thời gian giới hạn”. Điều này có nghĩa là cho phép nhà nước cứu vãn các công trình xây dựng không chính thức trong một thời gian giới hạn. Và trong tương lai, nhà nước sẽ cung cấp một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn để trật tự xây dựng được đảm bảo. Cách tiếp cận này không được các quốc gia trên thế giới khuyến khích vì nó ảnh hưởng đến tính tuân thủ pháp luật, chi phí xã hội và có nguy cơ cao là hành vi vi phạm sẽ không được tiếp tục chấp nhận.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng, có trường hợp vi phạm điều cấm, như xây dựng công trình không đúng quy hoạch, vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì cũng đã có quy định về tạm đình chỉ và cho phép người vi phạm thực hiện việc xin giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng trong một thời hạn nhất định. Theo Nghị định 16 năm 2022 tại Điều 81, trường hợp vi phạm pháp luật về xây dựng nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau: Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Trường hợp này có là biến thể của hợp thức hóa vi phạm pháp luật về xây dựng đã xảy ra trên thực tế hay không?

Hay như theo Luật Đất đai năm 2024, tại điểm d khoản 2 Điều 152 quy định Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận đã cấp trong trường hợp giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất… Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều này có quy định loại trừ và theo đó, Nhà nước không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, mặc dù Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất… đối với trường hợp đã chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Như vậy, để bảo vệ người thứ ba ngay tình, Luật Đất đai cũng đã chấp nhận hợp pháp hóa quyền sử dụng đất cho dù mảnh đất đó có nguồn gốc ban đầu xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật.

Qua giám sát đã cho thấy thực trạng vướng mắc, khó khăn của các dự án bất động sản và dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nếu chúng ta không quyết liệt để rà soát từng dự án, có giải pháp tháo gỡ với từng dự án trên quan điểm, nội dung nào cần phải sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật, nội dung nào cần xử lý bằng bản án, bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền… thì bản chất là chúng ta “không làm gì cả” và cuối cùng vẫn là những dự án tiếp tục để cỏ mọc, công trình dở dang nằm phơi nắng mưa, nguồn lực xã hội vẫn “đắp chiếu” để đó. Do vậy, việc “không hợp thức hóa sai phạm” cần phải được làm rõ nội hàm, và đây là một vấn đề rất phức tạp, bởi khó có thể có một quy định chung đúng cho tất cả các trường hợp. Với tinh thần “không hợp thức hóa sai phạm” và phải tìm cơ chế, chính sách giải quyết việc này để giải phóng nguồn lực nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc Quy định 178 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật là một vấn đề khó, cần phải được cụ thể hóa và sớm có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền. Cần xác định là nếu hành vi vi phạm pháp luật là nghiêm trọng, qua xem xét, tổng kết thi hành pháp luật thấy không có vấn đề vướng mắc đã phù hợp với thực tiễn, thì phải triệt để thi hành cưỡng chế, khắc phục vi phạm, chế tài mạnh như tịch thu, sung công hay là phá dỡ triệt để. Còn nếu thực sự do pháp luật không phù hợp mà cần sự chỉnh sửa, bổ sung và được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì nên hồi tố để miễn trừ trách nhiệm, nhưng cũng cần có giải pháp để hài hòa lợi ích, đặc biệt chú trọng đến lợi ích của người dân, của cộng đồng, của Nhà nước.

Do đó, với tinh thần không sợ khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu nhiệm, vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Nhân dân, lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm là “Khó đến đâu gỡ đến đó, nhìn từng cái để gỡ, không để tình trạng, quy định mà đến Nhà nước còn không làm được thì doanh nghiệp sao làm được”, đề nghị Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần quyết liệt vào cuộc, rà soát từng dự án, đưa ra giải pháp xử lý đối với từng dự án để chấm dứt tình trạng này.

Quốc Hương



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/dbqh-le-thanh-hoan-doan-dbqh-thanh-hoa-can-lam-ro-viec-khong-hop-thuc-hoa-cac-vi-pham-ve-bat-dong-san-nbsp-nbsp-228862.htm

Cùng chủ đề

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá) đã góp ý như sau:Về bổ sung nước giải khát theo Tiêu...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)   

Sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).Góp ý về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia một số ý kiến, cụ thể đó là:Về...

Đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tham gia Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp, thảo luận, kiến nghị về nhiều nội dung quan trọng cho công tác xây dựng pháp luật cũng như đóng góp các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhằm thúc đẩy kinh tế- xã hội của đất nước, của tỉnh tiếp tục phát triển.ĐBQH Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Cùng tác giả

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Cùng chuyên mục

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Đại biểu Quốc hội lo nước dừa cũng bị đánh thuế, Phó thủ tướng trấn an

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) – Ảnh: Quochoi.vn Chiều 27-11, tại phiên thảo luận ở hội trường về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội. Bổ sung diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng cần làm rõ đối tượng Nhất trí bổ sung nước giải khát có đường theo...

[Bản tin 18h] Tối thiểu 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025

27/11/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Tối thiểu 122.250 tỷ đồng phát triển...

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).Tham gia góp ý về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá) đã góp ý như sau:Về bổ sung nước giải khát theo Tiêu...

Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024

Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 Ngày 26/11/2024, Phiên họp chuyên đề UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 được diễn ra dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội tỉnh năm 2025. Page Content Quang cảnh Phiên họp Tham dự Phiên họp có các đồng...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)   

Sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).Góp ý về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia một số ý kiến, cụ thể đó là:Về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất