Powered by Techcity

Tương lai  của thành phố biển…


Định danh Sầm Sơn gợi nhớ về một phức hợp những giá trị thiên tạo và nhân tạo. Bàn tay tạo hóa khéo léo sắp đặt nên cuộc tự tình, giao hữu của sóng nước, đất đai, đá núi… để làm nên thắng cảnh Sầm Sơn say đắm lòng người. Trải qua hàng ngàn năm “quai đê, lấn biển”, các thế hệ người dân Sầm Sơn đã “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” lập nên làng, xã, hăng hái lao động sản xuất để có được cuộc sống như hôm nay. Phát huy những tiềm năng, lợi thế, kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Sầm Sơn đoàn kết, mang hết tâm – trí – lực để tiếp tục thực hiện khát vọng phát triển thành phố trẻ.

Tương lai của thành phố biển...Du lịch Sầm Sơn ngày càng khẳng định được thương hiệu, vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia. Ảnh: Hoàng Đông

Có thể hình dung, Sầm Sơn tựa hồ như một thiếu nữ kiều diễm, mơn mởn sức sống. Sầm Sơn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bãi tắm dài thoai thoải cát trắng, biển cả mênh mông soi bóng dãy Trường Lệ. Hệ thống di tích lịch sử – văn hóa, tâm linh độc đáo như: Đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành, hòn Trống Mái,… gắn liền với các lễ hội dân gian, truyền thống và những câu chuyện kể nhuốm màu sắc tâm linh, huyền thoại… Tất cả đã hòa quyện, đan cài vào nhau, “thanh” – “sắc” đồng hiện, tỏa rạng sức lôi cuốn, hấp dẫn của thành phố du lịch biển có thương hiệu, có bản sắc riêng với nhiều giá trị du lịch độc đáo, nổi trội. Đầu thế kỷ 20, khi người Pháp cho xây dựng đường sá và những công trình hiện đại đầu tiên phục vụ nghỉ dưỡng, du lịch Sầm Sơn dần được khai phá. Sầm Sơn được người Pháp ví như viên ngọc biển, địa danh nghỉ dưỡng lý tưởng nhất Đông Dương.

Cái danh giá, tự hào của vùng đất ghi dấu những vang động lịch sử, lấp lánh tinh hoa văn hóa, truyền thống cách mạng; nơi vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được Đảng, Bác Hồ lựa chọn làm địa điểm đầu tiên cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc… trở thành điểm tựa vững vàng, nguồn lực nội sinh quan trọng cổ vũ, động viên đất và người Sầm Sơn không ngừng nỗ lực, cố gắng. Đồng thời, cũng chính hào quang lịch sử, đẹp đẽ của cội nguồn văn hóa là “chiếc gương soi” để du lịch Sầm Sơn nghiêm khắc nhìn nhận, quyết tâm đổi mới.

Trong chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa, Sầm Sơn luôn được xác định là đô thị du lịch trọng điểm, cần được ưu tiên tập trung đầu tư phát triển. Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “xây dựng và phát triển Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định mục tiêu xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế. Cơ cấu các ngành kinh tế trong giá trị sản xuất: dịch vụ chiếm 84,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 14,3%; nông, lâm, thủy sản chiếm 1,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 200 triệu đồng/năm… Tầm nhìn đến năm 2045, Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu cả nước; kết nối chặt chẽ với TP Thanh Hóa về không gian đô thị, không gian phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ.

Bám sát định hướng, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, những năm qua, TP Sầm Sơn tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý du lịch; kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; một số khu đô thị mới, nhiều công trình lớn hoàn thành, đưa vào sử dụng, làm thay đổi diện mạo đô thị. Sầm Sơn được mở rộng cả về địa giới hành chính và không gian phát triển; tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng… TP Sầm Sơn tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thu hút đầu tư, nhất là các “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cùng “làn sóng” đầu tư nghìn tỷ thông qua các dự án, công trình tầm cỡ tạo nên nguồn động lực to lớn cho những bước chuyển mình mạnh mẽ trên khắp dải bờ biển xứ Thanh nói chung. Việc đẩy mạnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với xây dựng hình ảnh người Sầm Sơn văn minh, thân thiện, đẹp trong lòng bạn bè và du khách được xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa có tính cấp thiết, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài của TP Sầm Sơn…

Nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác, tạo ấn tượng lớn trong lòng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng như: Khu quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn; tổ hợp công viên vui chơi giải trí ngoài trời – Công viên Sun World Sầm Sơn; tuyến phố đi bộ kết hợp với kinh doanh mua sắm hàng lưu niệm, giải khát, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP… Tại khu vực cảng Hới, phường Quảng Tiến, Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc không chỉ tô điểm thêm cho diện mạo, cảnh quan nơi đây, mà sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách, “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử – cách mạng, khơi dậy ý thức, trách nhiệm cống hiến của Nhân dân.

Từ các cồn cát nóng bỏng trưa hè, heo hút những ngày đông, bên cạnh những dải trũng sắc nước bốn mùa trong xanh, còn nguyên vị mặn của thời biển khơi chưa bồi lấp, đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Sầm Sơn đã nỗ lực tạo nên những giá trị mới, tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là kinh tế du lịch.

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, TP Sầm Sơn đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai toàn tỉnh, giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) gấp 1,6 lần năm 2020; thu nhập bình quân đầu người đứng thứ ba toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh cả về quy mô và chất lượng; công nghiệp, xây dựng phát triển khá; sản xuất nông, lâm thủy sản cơ bản ổn định. Thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (DDCI) tăng từ vị trí thứ 9 năm 2021 lên vị trí thứ 2. Thành phố tiếp tục là địa phương dẫn đầu về chỉ số năng động và vai trò của người đứng đầu với điểm số 9,98 điểm…

Du lịch Sầm Sơn tiếp tục khẳng định thương hiệu, vị thế. Doanh thu, số lượt khách du lịch của thành phố ngày càng tăng qua các năm. Tổng lượt khách du lịch 3 năm (2021-2023) ước đạt 15,8 triệu lượt khách. Số lượt khách du lịch của thành phố luôn chiếm từ 65 – 70% tổng số lượt khách của toàn tỉnh; doanh thu du lịch 3 năm ước đạt 32.365 tỷ đồng, gấp 1,6 lần cả giai đoạn 2016-2020. 9 tháng năm 2024, thành phố đón đư­ợc 8,58 triệu l­ượt khách, tăng 11,6% so với cùng kỳ, đạt 100,9% kế hoạch; số ngày khách đạt 16,8 triệu ngày, tăng 14,6% so với cùng kỳ, đạt 102,1% kế hoạch; doanh thu du lịch đạt 16.482 tỷ đồng, tăng 19,7% so với cùng kỳ, đạt 104,8% kế hoạch. Chỉ tính riêng dịp lễ 30/4, 1/5 năm 2024, Thanh Hóa là địa phương đứng đầu cả nước về lượng du khách. Từng bước khắc phục tính mùa vụ của du lịch biển, thời gian qua, thành phố vừa là đơn vị đăng cai, vừa là đơn vị tổ chức, phối hợp tổ chức các sự kiện nối tiếp nhau, trải dài suốt các tháng trong năm. Thông qua các chương trình văn hóa, nghệ thuật và các hoạt động thể thao, du lịch để giới thiệu đến Nhân dân, du khách trong và ngoài nước về những đổi thay tích cực, chuyển biến mạnh mẽ trong diện mạo đô thị và chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn với những sản phẩm du lịch đặc sắc.

Có thể nói, dẫu quá khứ, hiện tại hay tương lai, Sầm Sơn vẫn luôn là vùng đất đặc biệt. Một dải đất hẹp ven biển, thành phố có diện tích nhỏ nhất cả nước mà thăm thẳm bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa; là “đầu tàu” du lịch của xứ Thanh; nằm trong top điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng ấn tượng, từng được công nhận là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam (năm 2017). Và biển muôn đời vẫn ôm ấp, chở che, chắp cánh ước mơ, nuôi lớn khát vọng bay cao, vươn xa của đất và người Sầm Sơn.

Hình dung về “thành phố lễ hội” lại nhớ đến những chia sẻ đầy tâm huyết, trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn Lê Văn Tú tại sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn: Phát huy tiềm năng và lợi thế nổi trội, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố luôn xác định và quyết tâm phấn đấu xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển văn minh, hiện đại, là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước. Để thực hiện thành công mục tiêu đó, bên cạnh sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, TP Sầm Sơn đã và đang quyết tâm tập trung khai thác và phát huy các lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hình thành các khu vui chơi giải trí, khu du lịch mới tầm cỡ quốc tế. Tập trung xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn minh du lịch; hình thành phong cách ứng xử lịch sự, thân thiện, mến khách, tạo tâm lý thoải mái cũng như sự hài lòng của du khách đến với Sầm Sơn. Quyết tâm xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Hương Thảo



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tuong-lai-nbsp-cua-thanh-pho-bien-228372.htm

Cùng chủ đề

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Hà Trung gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu 

Sáng 18/12, huyện Hà Trung đã gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).Các đại biểu dự buổi gặp mặt.Tại buổi gặp mặt, các đại biểu và 158 cán bộ Quân đội, Công an đã nghỉ hưu trên địa bàn huyện cùng nhau ôn lại truyền thống...

Thường Xuân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người, gồm 3 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 55.000 người. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thường Xuân đã và đang gìn giữ các giá...

Khen thưởng 21 tập thể, 69 cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua và cuộc thi tìm hiểu về TP Thanh Hóa

Chiều 15/12, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua và tổng kết cuộc thi trực tuyến chào mừng kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024), 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024).Đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân trao Giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các tập...

Hoằng Hóa: Phát triển doanh nghiệp tạo động lực phát triển kinh tế

Cùng với việc tranh thủ các nguồn lực phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, những năm gần đây huyện Hoằng Hóa luôn quan tâm thực hiện hiệu quả công tác phát triển doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà không ngừng phát triển.Một ca sản xuất của công nhân Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta.Để thu hút các doanh nghiệp vào...

Cùng tác giả

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Thực hiện Nghị quyết số 18 với tư duy “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”

Vận động cán bộ nghỉ hưu trước tuổi để tạo thuận lợi cho việc sắp xếp Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đào Xuân YênPhát biểu tham luận tại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên thống nhất với nội dung báo cáo được trình bày tại hội nghị, đồng thời đề nghị trong bốn bài học mà dự thảo báo cáo đã nêu, cần bổ sung thêm một bài học về việc bố trí...

Cùng chuyên mục

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Gieo những “mùa hoa” trên “cánh đồng” du lịch

Bằng tất cả tình yêu, niềm đam mê và khát khao lập thân lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, nhiều bạn trẻ xứ Thanh đã nêu cao ý chí, nhiệt huyết, mạnh dạn đầu tư phát triển du lịch với mong muốn đóng góp sức mình cùng nhau xây dựng, lan tỏa “hương sắc bốn mùa” xứ Thanh trên bản đồ du lịch Việt.Du khách chụp ảnh lưu niệm bên những đóa hoa cúc họa mi đẹp...

Khởi sắc lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Thanh Hóa

Thời gian qua, hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Thanh Hóa có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Một trong những dấu ấn đậm nét nhất là việc 4 tác giả của Thanh Hóa được trao tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (thứ 3 từ trái sang) nhận tặng thưởng các tác phẩm LLPBVHNT xuất bản năm 2023.Nếu VHNT...

Du lịch Thanh Hóa có gì hút khách trong tháng cuối cùng của năm?

Từ trung tuần tháng 12, không khí chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm trở nên khẩn trương, nhộn nhịp tại khắp các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Lôi cuốn và hấp dẫn nhất vẫn là hai sự kiện Giáng sinh và Tết Dương lịch. Nhiều điểm đến, khu nghỉ dưỡng hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ trong tháng cuối cùng của năm 2024.Lễ thắp sáng cây thông Noel...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách

Việc quảng bá, xúc tiến du lịch đã, đang được tỉnh Thanh Hóa tập trung theo hướng mở rộng và phát triển thị trường khách. Trong đó, trọng tâm là hướng đến các thị trường có nguồn khách lớn, với mức tăng trưởng nhanh trong nước và quốc tế.Quảng bá du lịch Thanh Hóa tại Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024.Năm 2024, du lịch là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế...

Gặp mặt cán bộ quân đội, công an nghỉ hưu, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Sáng 19/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức gặp mặt cán bộ Quân đội, Công an nghỉ hưu, Anh hùng lực LLVT Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất