Powered by Techcity

Sẵn sàng tâm thế “chạy nước rút”


Năm 2024 đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm (2020-2025) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Do đó, việc đạt cho được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong 3 tháng còn lại của năm 2024, phải trở thành nhiệm vụ chính trị lớn nhất và đòi hỏi tâm thế sẵn sàng “chạy nước rút” cao nhất của mọi cấp, ngành, địa phương, đơn vị.

Nỗ lực cán đích các mục tiêu năm 2024 (Bài cuối): Sẵn sàng tâm thế “chạy nước rút”Trung tâm điều hành Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (Khu Kinh tế Nghi Sơn). Ảnh: Khôi Nguyên

Triển vọng và thách thức

Những con số tăng trưởng kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2024, không thể phủ nhận, đã mang lại nhiều sự kỳ vọng về một năm “bội thu” cho Thanh Hóa. Đặc biệt, “soi” vào 27 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, đã được đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 1/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, càng cho thấy triển vọng 3 tháng cuối năm là rất khả quan.

Theo đó, trong 26 chỉ tiêu được đưa ra xem xét, đánh giá (còn 1 chỉ tiêu chưa đánh giá, đó là tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ), thì có 9 chỉ tiêu dự kiến vượt kế hoạch (gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024; giá trị xuất khẩu; tổng huy động vốn đầu tư phát triển; thu ngân sách Nhà nước; xây dựng nông thôn mới; thành lập mới doanh nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý; số đảng viên kết nạp mới). Có 15 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch (gồm: Tổng sản lượng lương thực có hạt; diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; tỷ lệ đô thị hóa; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tốc độ tăng dân số; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội; giảm tỷ lệ hộ nghèo; số bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm; tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ xã, phường, thị trấn, đạt tiêu chí an toàn về an ninh trật tự). Có 2 chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành, gồm cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP và GRDP bình quân đầu người.

Có thể thấy, triển vọng hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch phần đa các chỉ tiêu là rất rõ. Song đồng thời, thách thức đặt ra cũng không ít nếu đi sâu vào phân tích vai trò, tầm quan trọng của 2 chỉ tiêu khó có khả năng hoàn thành nêu trên. Đồng thời, trong từng lĩnh vực cũng không khó nhận thấy vẫn còn những “góc khuất”, những bất cập đang tồn tại và cần được “mổ xẻ”, nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa (tại Hội nghị lần thứ 34, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, diễn ra ngày 4/10/2024), thì một trong những bất cập, hạn chế cần phải nhìn nhận thấu đáo lúc này là tăng trưởng tín dụng còn ở mức thấp, mới đạt 6,5% trong khi cả nước tăng 7,5%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, không vay được vốn, không có tài sản đảm bảo… Tóm lại, không có tăng trưởng tín dụng thì không mở rộng được quy mô sản xuất. Đặc biệt, sự khó khăn trong tăng trưởng tín dụng cũng phản ánh thực trạng các dự án chưa hiệu quả, chưa thuyết phục được đơn vị tài trợ vốn. Vậy nên, câu hỏi đặt ra là liệu môi trường đầu tư đã thực sự hấp dẫn? Thêm một số hạn chế, bất cập nữa đã được lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư nêu ra, đó là số doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động, thông báo giải thể và số doanh nghiệp giải thể còn ở mức cao. Bên cạnh đó, có quá ít sản phẩm mới được đưa ra thị trường, chủ yếu vẫn là sản phẩm cũ (vật liệu xây dựng, may mặc, thực phẩm…). Ngoài ra, nhiều dự án chậm tiến độ, nên chưa đưa sản phẩm mới theo đúng dự kiến, kế hoạch đề ra…

Có thể thấy trong nhiều ngành, kể cả ngành “xương sống” như công nghiệp, nông nghiệp, dù đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, song vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Ví như sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi giá trị vẫn phát triển chậm so với kỳ vọng. Tiến độ thực hiện của nhiều dự án giao thông trọng điểm, các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, du lịch, công nghiệp, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp… còn chậm và chưa có dấu hiệu chuyển biến. Việc tính tiền sử dụng đất, giao đất của một số dự án còn bất cập, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh… Ngoài ra, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lý cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính còn chậm, lúng túng, dẫn đến hư hỏng, xuống cấp, lãng phí tài sản Nhà nước. Công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vướng mắc, chậm được tháo gỡ. Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số địa phương còn kéo dài. Tình trạng thiếu giáo viên được quan tâm giải quyết nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số bệnh viện tuyến huyện và khu vực miền núi gặp khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm…

Những hạn chế bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hay một số quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng còn thiếu thống nhất…); thì không thể không nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan. Đó là năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa một số ngành, đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, trách nhiệm chưa cao. Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát, đôn đốc cấp dưới thực hiện nhiệm vụ ở một số ngành, địa phương chưa sâu sát, quyết liệt; kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ có nơi chưa nghiêm…

Đồng lòng vượt khó

Nhiệm vụ còn lại của 3 tháng cuối năm vẫn còn rất lớn. Trong đó, trước mắt là tập trung cao nhất cho việc khắc phục hậu quả do lũ lụt sau cơn bão số 3, số 4 gây ra, nhằm sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống Nhân dân. Song song với đó là chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn, trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch và các dự án khác đã thu hút đầu tư từ những năm trước, để sớm đi vào hoạt động, sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiến hành các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn; thực hiện các thủ tục theo quy định để hoàn thành việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 trước ngày 30/12/2024…

Để triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trên, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị phải đoàn kết, đồng lòng và bám sát định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như tình hình thực tế, để có phản ứng kịp thời, phù hợp, hiệu quả đối với các vấn đề phát sinh. Đồng thời, đánh giá, xác định rõ các nội dung, công việc còn lại của 3 tháng cuối năm 2024 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024. Bởi lẽ, trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mỗi sở, ngành, địa phương ví như một mắt xích, một bộ phận quan trọng cấu thành nên “guồng máy” đang liên tục vận động. Do đó, “sức khỏe” của mỗi mắt xích, hay cụ thể hơn là tinh thần trách nhiệm, sự linh hoạt, sáng tạo, sâu sát của mỗi ngành, địa phương, sẽ góp phần tạo nên một lực đẩy để “guồng máy” chuyển động mạnh mẽ hơn.

Nhận thức được điều đó và xác định rõ nhiệm vụ cần triển khai thực hiện đến cuối năm 2024, yêu cầu đặt ra cho Sở Kế hoạch và Đầu tư lúc này là tập trung tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ động đấu mối, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để sớm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét các nội dung đề xuất chỉnh sửa, bổ sung Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, thường xuyên theo dõi sát diễn biến, tình hình trong tỉnh, trong nước và quốc tế để kịp thời tham mưu, đề xuất bổ sung các giải pháp chỉ đạo, điều hành, đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024…

Hay đối với Sở Công Thương, đó là tăng cường kiểm tra, làm việc với các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh. Từ đó, đảm bảo doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, nhất là các sản phẩm có khả năng gia tăng sản lượng, phát huy tối đa công suất để bù đắp phần thiếu hụt giá trị sản xuất công nghiệp cho các sản phẩm có sản lượng giảm. Đồng thời, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu để có phương án từ sớm, từ xa bảo đảm cân đối cung – cầu, chống đầu cơ, tích trữ hàng hóa dịp cuối năm. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối, kích cầu tiêu dùng trong nước. Thường xuyên nắm bắt thông tin các chương trình xúc tiến thương mại để cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đồng thời, làm sâu sắc hơn mối quan hệ gắn bó với các đối tác truyền thống, tìm kiếm thị trường mới gắn với nhóm hàng hóa xuất khẩu tiêu biểu của tỉnh…

Cùng với triển khai thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ từ nay đến cuối năm 2024, thì việc đề ra những đường hướng, mục tiêu của năm 2025, cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi đây sẽ là cơ sở, là “kim chỉ nam” để tiếp tục thôi thúc tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực, quyết tâm của các sở, ngành, địa phương. Do đó, kết luận Hội nghị lần thứ 34, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (diễn ra ngày 4/10/2024), đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhấn mạnh: Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành, MTTQ, các đoàn thể trong tỉnh phải nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung. Đồng thời, bám sát chỉ đạo, định hướng của tỉnh và tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 của ngành, địa phương, đơn vị, với tinh thần phấn đấu cao, khả thi, đảm bảo thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, kế hoạch 5 năm (2021-2025) của ngành, địa phương, đơn vị.

Kỳ vọng rằng, với sự chủ động nắm bắt thời cơ, dự báo thách thức và tích cực, đồng bộ, trách nhiệm trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024, Thanh Hóa sẽ cán đích các mục tiêu đề ra. Từ đó, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 – năm có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Khôi Nguyên



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/no-luc-can-dich-cac-muc-tieu-nam-2024-bai-cuoi-san-sang-tam-the-chay-nuoc-rut-227751.htm

Cùng chủ đề

Trên đường ta đi tới…

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong khí thế, dòng chảy chung ấy, Thanh Hóa đã và đang tiếp tục kiến tạo thế và lực, chuyển hóa mạnh mẽ về “chất” sau khi đã tích đủ “lượng”. Với sứ mệnh “đi trước mở đường”, phát triển hạ tầng giao thông là mở ra con đường vươn tới tương lai...Tuyến đường Vạn Thiện đi Bến En...

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Ngành Nội vụ nỗ lực lớn, quyết tâm cao, triển khai kịp thời, hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng 

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Phát triển du lịch gắn với chợ truyền thống

Chợ truyền thống là trung tâm của các hoạt động thương mại và văn hóa ở các vùng quê. Những năm gần đây, nhờ sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt động mua bán, cách thức phục vụ khách hàng, nên nhiều chợ truyền thống đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.Chợ Bái Thượng, xã Xuân Bái (Thọ Xuân).Từ xưa đến nay, chợ phiên phố Đoàn, xã Lũng Niêm...

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024

Chiều 20/12, UBND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.Các đại biểu tham dự hội nghị.Tham dự có các đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; đại diện các vụ, cục của...

Cùng tác giả

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

Cùng chuyên mục

Tiến Nông được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024

Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Tiến Nông) đã được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024. Đây là lần thứ 6 Tiến Nông ghi tên trong danh sách những thương hiệu xuất sắc nhất cả nước, minh chứng cho hành trình không ngừng đổi mới và cống hiến hơn 30 năm qua.Ông Nguyễn Trung Trụ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Phục...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Nỗ lực ngăn chặn khai thác IUU

Khắc phục và giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương có biển. Đây cũng là nội dung được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng, quyết liệt triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu...

Hyundai Lam Kinh: Tri ân khách hàng 2024

“Ngày hội khách hàng 2024 - Kết nối giá trị bền lâu” không chỉ là hoạt động được tổ chức thường niên của Đại lý Hyundai Lam Kinh nhằm tri ân đến những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hyundai, mà còn góp phần tạo sự gắn kết giữa khách hàng với đại lý, cũng như để khách hàng gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tạo nên một...

Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.Theo Quyết định nêu rõ, đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng...

Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Từ sự chung tay, góp sức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa), những năm qua, nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở khang trang, ấm áp nghĩa tình.Agribank Nam Thanh Hóa khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Lò Thị Tư ở thôn Tân Thành, xã Thanh Hòa...

Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông – lâm

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đối với các nhóm này không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, mà còn gia tăng đáng kể giá trị cho vùng nguyên liệu dồi dào của xứ Thanh.Chế biến ngao xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ...

Chủ động phục vụ nước tưới sản xuất vụ chiêm xuân năm 2025

Đến tháng 12/2024, hệ thống thủy lợi của huyện Hậu Lộc có 568,99km kênh mương. Trong đó, Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc quản lý 106,43km; kênh thuộc xã quản lý 462,56km, đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho hơn 6.000ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.Nhân dân xã Đại Lộc phát dọn cây, rác thải trên hành lang công trình thủy lợi.Đối với kênh do Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc quản lý mới có 35,87km...

Hàng Việt chiếm ưu thế

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường giỏ quà Tết những ngày này đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhu cầu mua sắm tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng quà biếu, quà tặng. Giỏ quà Tết năm nay ưu tiên các sản phẩm nội địa nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, đây cũng là xu hướng ngày càng được ưa chuộng bởi chất...

Trên đường ta đi tới…

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong khí thế, dòng chảy chung ấy, Thanh Hóa đã và đang tiếp tục kiến tạo thế và lực, chuyển hóa mạnh mẽ về “chất” sau khi đã tích đủ “lượng”. Với sứ mệnh “đi trước mở đường”, phát triển hạ tầng giao thông là mở ra con đường vươn tới tương lai...Tuyến đường Vạn Thiện đi Bến En...

Tin nổi bật

Tin mới nhất