Powered by Techcity

Tổ chức TCVM Thanh Hóa nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng


Năm 2024 là năm mà Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không ngừng nỗ lực, huy động tối đa các nguồn lực, triển khai hiệu quả nhiệm vụ mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa với mục tiêu quan trọng nhất là đưa nguồn vốn vay đến gần hơn với bản, làng.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồngTổng Giám đốc Tổ chức TCVM Thanh Hóa Nguyễn Hải Đường chia sẻ về mục đích, ý nghĩa khi mở rộng hoạt động trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Là tổ chức tài chính hoạt động với mục tiêu, sứ mệnh “vì sự phát triển cộng đồng”, TCVM Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo mọi cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, nỗ lực cùng tỉnh Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025…

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, ngay từ đầu năm 2024 Tổ chức TCVM Thanh Hóa triển khai đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, mở rộng địa bàn, đổi mới phương pháp tiếp cận, cho vay, quản lý, thu hồi vốn để phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng. Không quản khó khăn, vất vả, những cán bộ tín dụng đã vượt qua những con đường đầy đá sỏi, đèo dốc hiểm trở để đến tận các bản làng xa xôi. Mỗi chuyến đi là một hành trình đầy thử thách, nhưng cũng tràn ngập niềm tin, hy vọng và sự quyết tâm, mang theo những gói vốn vay ý nghĩa đến với từng hộ gia đình, từng người dân nơi đây.

Chính sự kiên trì và nỗ lực ấy đã giúp TCVM Thanh Hóa đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Hiện nay, tổng số khách hàng của TCVM Thanh Hóa là 56.313 người; tổng số khách hàng tham gia vay vốn là 20.000 người, trong đó có 86% khách hàng là phụ nữ, 14% khách hàng là người dân tộc thiểu số. Tổng dư nợ đạt 496 tỷ đồng.

TCVM Thanh Hóa cung cấp các dịch vụ tài chính thiết thực, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng là các hộ nghèo, thu nhập thấp, đồng bào dân tộc thiểu số, doanh nghiệp siêu nhỏ. Ngoài vốn vay dành cho hoạt động kinh doanh, các loại vốn vay hỗ trợ giáo dục, vốn vay xây sửa nhà được khách hàng tích cực tham gia. Từ tháng 5/2024, TCVM Thanh Hóa đã mở rộng địa bàn ra huyện Thọ Xuân và Thường Xuân, giúp các hộ dân nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, đáng tin cậy với thủ tục đơn giản.

Một trong những ưu việt nhất của TCVM Thanh Hóa là thủ tục, cách thức tổ chức cho vay vốn rất đơn giản, linh hoạt, tiện lợi cho khách hàng. Khi tham gia vay vốn của TCVM Thanh Hóa, khách hàng không phải thế chấp tài sản; quá trình tư vấn, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đến thu, phát vốn đều được thực hiện ngay tại nhà văn hóa của các thôn, bản, nên vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại vừa an toàn, thuận lợi.

Xuất phát từ trăn trở về tính hiệu quả, giá trị bền vững mà nguồn vốn vay mang lại cho khách hàng, Tổ chức TCVM Thanh Hóa không đơn thuần là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, mà song song triển khai, thực hiện nhiều chương trình phi tài chính nhằm nâng cao hiểu biết, năng lực quản lý tài chính cá nhân, điều hành cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vi mô; nâng cao kỹ năng quảng bá, tiếp thị, bán hàng trên các nền tảng số…

Đầu năm 2024, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã kết nối với các đối tác, nhà tài trợ quốc tế triển khai Dự án “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi” nhằm đào tạo miễn phí, cung cấp kiến thức và kỹ năng quản lý cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, hỗ trợ tư vấn 1-1 cho học viên là phụ nữ đang làm chủ các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Đây là dự án do Quỹ châu Á (TAF), Trung tâm phụ nữ và phát triển (CWD) tổ chức, Tổ chức TCVM Thanh Hóa là đối tác địa phương, đưa dự án đến với chị em ở Thanh Hóa. Dự kiến dự án được thực hiện trong 3 năm, truyền tải kiến thức cho 10.000 học viên, trong đó có 1.000 học viên được tham gia tư vấn chuyên sâu bởi các chuyên gia tài chính để phát triển mô hình kinh doanh. Dự án được TCVM Thanh Hóa đặc biệt triển khai tại các huyện nông thôn và miền núi nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp siêu nhỏ có thêm kiến thức, kỹ năng mở rộng thị trường kinh doanh online, bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Dự án bao gồm các khóa học trực tuyến và trực tiếp, hiện đã tiếp cận được 2.521 người. Sau khi tham gia khóa học, học viên từng bước áp dụng kiến thức quản trị tài chính và mở rộng thị trường kinh doanh vào mô hình kinh doanh của mình.

Những nỗ lực kinh doanh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa luôn song hành với nhận thức về trách nhiệm xã hội. Tổ chức luôn tích cực tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo do các cấp, ngành phát động. Đặc biệt, thường xuyên phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội. Dịp tháng 7/2024, TCVM Thanh Hóa và Hội LHPN tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành, trao tặng 1 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chị Bùi Thị Nguyệt, người dân tộc Mường, hiện đang sinh sống tại xã Cẩm Phú (Cẩm Thủy). Gia đình chị Nguyệt rất khó khăn, 3 thế hệ cùng sinh sống trong ngôi nhà ngói chật chội, dột nát. Bản thân chị mắc bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn phải bươn chải nuôi mẹ già 80 tuổi và hai con ăn học. Được tặng ngôi nhà kiên cố, gia đình chị Nguyệt vô cùng hạnh phúc và biết ơn. Đây là lần thứ 15 TCVM Thanh Hóa phối hợp Hội LHPN tỉnh trao nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Phía sau món quà ấy không chỉ là câu chuyện kinh phí hỗ trợ mà mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Như tất cả các dòng sông đều đổ ra biển lớn, mọi nỗ lực, cố gắng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa đều hướng tới mục tiêu “vì sự phát triển cộng đồng”. Tổng Giám đốc Tổ chức TCVM Thanh Hóa Nguyễn Hải Đường cho biết: Thời gian tới, TCVM Thanh Hóa tiếp tục tập trung hỗ trợ khu vực miền núi, vùng ven biển, vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển theo hướng tăng cường các sản phẩm tín dụng xanh, tạo động lực cho những doanh nghiệp, doanh nhân đang nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh với mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Chú trọng việc áp dụng công nghệ vào hoạt động, xóa bỏ các rào cản về khoảng cách, để các hộ vùng sâu, vùng xa cũng được tiếp cận dịch vụ tài chính nhanh và thuận tiện, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bài và ảnh: Thảo Linh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/to-chuc-tcvm-thanh-hoa-no-luc-vi-su-phat-trien-cua-cong-dong-227322.htm

Cùng chủ đề

Bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển

Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, logistics giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển vẫn là một thách thức lớn khi hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu...

Giải pháp tài chính thúc đẩy sự phát triển bền vững

Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh trở thành xu thế tất yếu, khách quan, mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh ấy cần nguồn lực tài chính lớn, đảm bảo. Nắm bắt nhu cầu thị trường, trên tinh thần nỗ lực thực hiện mục tiêu “vì sự phát triển cộng đồng”, Tổ chức Tài chính vi...

Tập đoàn Hoa Lợi hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn...

Sáng 13/2, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, đã tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở của Tập đoàn Hoa Lợi.Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà...

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc các sản phẩm hàng hóa

Xác định việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem QR Code để TXNG sản phẩm...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Cùng tác giả

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Quân khu 4 kiểm tra công tác chuẩn bị ra quân huấn luyện năm 2025

Sáng 17/2/, đoàn công tác Quân khu 4 do đồng chí Đại tá Phạm Văn Dũng, Phó Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện, lễ ra quân huấn luyện năm 2025 tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thanh Hóa. Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Đại tá Vũ Văn Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.Đoàn...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Cùng chuyên mục

Khởi công Dự án số 1 – Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt...

Sáng 17/2, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các nhà đầu tư tổ chức Lễ khởi công Dự án số 1 - Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn và Nhà máy sản xuất vải Billion Union Việt Nam.Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ...

Thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên

Năm 2025, thị xã Nghi Sơn phấn đấu thành lập mới 180 doanh nghiệp trở lên, đồng thời tổ chức thành công các lớp khởi sự doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp theo kế hoạch của UBND tỉnh.Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, phường Hải Hòa.Để đạt được mục tiêu đề ra, thị xã Nghi Sơn và 30 xã, phường trên địa bàn thị xã tiếp tục tăng cường sự...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 2)

Cùng với “ngụy trang” dưới các “vỏ bọc”, hay móc nối thành đường dây để thực hiện các công đoạn khác nhau trong khâu sản xuất; các “gian thương” đang tận dụng “tối đa” kẽ hở của pháp luật trong quản lý kinh doanh online để tung “chiêu” lừa bán hàng giả, trục lợi bất chính cũng như trốn tránh sự kiểm soát của pháp luật.Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Vĩnh Lộc bắt quả tang...

Tiếp tục đầu tư lưới điện truyền tải đồng bộ, hiện đại

Bên cạnh phát triển các dự án nguồn điện mới, ngành điện không ngừng đầu tư mới và nâng cấp hệ thống truyền tải qua địa bàn tỉnh. Cùng với giải tỏa công suất cho các nhà máy, lưới truyền tải điện đã đáp ứng nguồn cung chất lượng cao cho sản xuất và tiêu dùng; đồng thời chuyển tải nguồn điện liên miền hiệu quả.Cán bộ kỹ thuật Trạm biến áp 500kV Thanh Hóa sử dụng máy soi...

Đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước từ đầu năm

Năm 2024 thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh đạt 57.052 tỷ đồng, vượt 60% dự toán và tăng 32% so với cùng kỳ. Đây là số thu cao nhất từ trước đến nay.Cán bộ ngành thuế Thanh Hóa tăng cường quản lý, hạn chế nợ đọng thuế, góp phần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và khai thác tăng thêm nguồn thu cho NSNN.Năm 2025 dự toán thu NSNN tỉnh Thanh Hóa được...

Phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Hoằng Hóa”

Sáng 17/2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp Hội) đã tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh hội thảoCăn cứ vào Dự thảo Quy hoạch và các tài liệu có liên quan được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu...

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Bình quân hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao.Cán bộ...

Bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển

Thanh Hóa đang trên đà phát triển mạnh mẽ với những bước tiến vượt bậc trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó, logistics giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bài toán cân đối nguồn lực vận chuyển vẫn là một thách thức lớn khi hạ tầng, nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu...

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,... đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những...

Chống hàng giả: “Cuộc chiến” không của riêng ai (Bài 1)

So sánh trên bình diện cả nước, Thanh Hóa không phải là điểm “nóng” về tập kết hay buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hình thức trung chuyển đa dạng khiến vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả tại Thanh Hóa vẫn diễn biến khó lường, với nhiều vụ việc quy mô rất lớn. Đặc biệt, sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT), các mạng xã hội xuyên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất