Powered by Techcity

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ Thanh


Căn cứ vào truyền thuyết, huyền thoại được lưu truyền đến ngày nay thì thần Đồng Cổ là vị thần đã đồng hành, che chở, phù trợ cho dân tộc Việt tự thuở mở đầu dựng nước. Trong cái danh giá ngàn năm của văn hóa xứ Thanh, thần Đồng Cổ và hai ngôi đền thờ thần Đồng Cổ điểm xuyết những sắc thái đặc trưng, tiêu biểu. Đó là ngôi đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) và ngôi đền Đồng Cổ ở làng Mỹ Đà, xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa).

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ ThanhĐền Đồng Cổ, làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) nép mình bên núi Tam Thai.

“Ai về Đồng Cổ – Đan Nê”…

Trong cả nước hiện có 2 địa phương thờ thần Đồng Cổ là Hà Nội và Thanh Hóa. Trong đó, những truyền thuyết, huyền thoại dân gian hay chính sử đều ghi chép về ngôi đền Đồng Cổ tại làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) như là nơi phát tích, thờ chính. Bỏ mặc tất cả những hối hả, xô bồ phía bên ngoài tam quan, con đường dẫn vào đền Đồng Cổ cũng chính là con đường của an yên, tự tại. Bóng sông lồng bóng núi. Hồ bán nguyệt lóng lánh nắng thu. Nét trầm mặc, cổ kính của ngôi đền như nét chấm phá tinh tế, vừa cho thấy phong vị rất riêng của cảnh sắc vừa gợi lên khí thiêng của vùng đất này.

Đền Đồng Cổ, làng Đan Nê có lịch sử hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm. Từ khi chỉ là ngôi miếu nhỏ, đền Đồng Cổ có lúc bề thế, quy mô, kết cấu “tiền nhất – hậu đinh”, 38 gian, nghinh môn 3 tầng 8 mái. Đền tọa lạc dưới chân núi Tam Thai, từ trên đỉnh núi trông xuống thấy dòng sông Mã uốn khúc lượn quanh co với bến Trường Châu “từ xưa tập hợp thuyền buôn, cột buồm dựng đứng như cây rừng, thật là một nơi đô hội của đất Ái Châu”. Nội dung tấm bia thời Tây Sơn do Tuyên công Nguyễn Quang Bàn (con vua Quang Trung) soạn năm 1802 nhận định: “Núi và đền Đồng Cổ là một di tích thiêng liêng hiển hách vào bậc nhất của tỉnh Thanh Hóa”.

Không chỉ là vùng thắng tích, tâm linh, khu vực đền Đồng Cổ, làng Đan Nê ghi dấu nhiều sự kiện tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lịch sử của ngôi đền hòa cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc, ngay cả vào những thời điểm cam go, khốc liệt nhất. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hang Ích Minh trong lòng ngọn núi Tam Thai là xưởng sản xuất vũ khí của quân đội ta. Khi giặc Pháp phát hiện ra, chúng đã cho ném bom vào khu vực này, biến nơi đây trở thành phế tích, chỉ còn lại nền móng và nghi môn ở phía Tây ngôi đền. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, một phân xưởng nhà máy điện cũng sơ tán về đây, hoạt động trong lòng hang Nội nằm ở ngọn núi phía bên trái ngôi đền.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Đồng Cổ có được diện mạo, kiến trúc như hôm nay. Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, kiến trúc độc đáo của ngôi đền cùng sắc màu tâm linh xoay quanh các truyền thuyết, huyền thoại về sự linh ứng của thần Đồng Cổ làm nức lòng du khách. Cùng với đó, hằng năm, vào ngày 15/3 âm lịch, lễ hội đền Đồng Cổ được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao sôi động, hấp dẫn đông đảo du khách tham gia như: Rước kiệu, lễ cáo yết, đua thuyền, chơi cờ người, bịt mắt bắt vịt…

Với những nét đặc trưng, tiêu biểu ấy, năm 2001, đền Đồng Cổ được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2019, Di tích lịch sử văn hóa Núi và đền Đồng Cổ được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch. Những năm gần đây, huyện Yên Định đã nỗ lực, cố gắng triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích núi và đền Đồng Cổ gắn với phát triển du lịch.

Làng Mỹ Đà có đền Đồng Cổ

Từ làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định) về với làng Mỹ Đà (thuộc xã Hoằng Minh cũ, sau sáp nhập thuộc xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng nơi đây tồn tại ngôi đền Đồng Cổ với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.

Làng Mỹ Đà xưa có tên là Kẻ Cổ, nằm tách biệt về phía Nam. Trước đây, muốn đi vào làng phải đi theo những lối mòn băng qua cánh đồng Tam Tổng. Bước ra khỏi làng phóng tầm mắt nhìn ra một vùng lúa mênh mông, bát ngát. Ngôi làng có truyền thống hiếu học, bề dày lịch sử văn hóa. Được biết, trước đây, làng Mỹ Đà có văn chỉ, có ngôi chùa 3 gian thờ phật, cách giếng thiên tạo khoảng 30m về phía Nam. Chùa có 5 pho tượng phật bằng gỗ quý, một chuông đồng và nhiều hiện vật khác… Tuy nhiên, đến nay, chùa không còn, chỉ còn lại giếng thiên tạo; văn chỉ cũng không còn, lưu lại dấu tích là bệ đá. Duy chỉ có ngôi đền Đồng Cổ trải qua biến thiên thời gian, thăng trầm lịch sử vẫn vững vàng tọa lạc phía đầu làng, trở thành “điểm tựa tâm linh” của các thế hệ cháu con nơi đây.

Hai ngôi đền Đồng Cổ ở xứ ThanhNgôi đền Đồng Cổ ở làng Mỹ Đà, xã Hoằng Đức (Hoằng Hóa).

Lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đền này có liên quan mật thiết đến ngôi đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ (Yên Định). Tục truyền năm 1020, Thái tử Lý Phật Mã (con vua Lý Thái Tổ) đem quân đi đánh giặc phương Nam, qua Hoằng Hóa, đến làng Mỹ Đà lúc giữa trưa, bỗng thấy trời nổi mưa gió, sấm chớp dữ dội, không thể tiến quân tiếp được, Thái tử cho quân nghỉ lại ở đây. Nhìn bao quát, Thái tử nhận ra địa hình của vùng đất này như một đóa hoa sen, cho là sự lạ nên sai tùy tùng lập đàn tế ngay tại đây. Đêm đến, linh ứng thấy thần Đồng Cổ hiện lên xưng danh: “Ta là Sơn Thần Đồng Cổ, theo vua đi dẹp giặc. Nay thấy nơi đây là đất linh thiêng cho nên hiển ứng” rồi biến mất.

Ngày ra trận giữa lúc hai bên đang tả xung hữu đột, bỗng tiếng trống đồng rung lên vang dội, quân ta đại thắng. Lúc khải hoàn trở về, Thái tử khao quân tại làng Mỹ Đà. Tưởng nhớ công ơn vị thần và sự linh thiêng của vùng đất Mỹ Đà, triều đình ban sắc chỉ về làng, truyền cho dân dựng đền thờ; đồng thời ban lệnh cấp thêm cho dân làng 70 quan tiền để làm công quỹ hương khói, sửa sang đền. Việc lương, binh, phu, dịch cũng được hoãn trong 3 năm. Vì vậy, đền Đồng Cổ, làng Mỹ Đà còn tên gọi khác là Liên Hoa linh từ. Vua ban mỹ tự cho thần là “Thượng đẳng phúc thần”, ngàn năm thờ cúng, cùng hưởng lộc nước mãi mãi. Sắc phong ghi rõ: “Bản cảnh Thành hoàng Bảo hựu hiển ứng Thượng đẳng phúc thần Đại vương”. Các triều đại nhà Lê, nhà Nguyễn đều có ban sắc phong.

Đền cũ được xây dựng 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, 3 gian nghinh môn, tả hữu mỗi bên có 4 gian dải vũ. Có thời điểm, đền bị phá hủy. Năm 2000, đền được khôi phục lại với kiến trúc hình chữ Đinh. Khu tiền đường thiết kế 5 gian; ngay giữa tiền đường là nơi đặt hương án hội đồng; bên phải thờ công chúa Kim Dung, bên trái thờ Bác Hồ. Hậu cung thờ thần Đồng Cổ; phía trong có chuông đồng, trống đồng, lư hương bằng đồng…

Ông Lê Viết Bách, người trông coi đền Đồng Cổ cho biết: “Đền xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp. Dịp cuối năm 2023, Nhân dân trong làng đã phát tâm, đóng góp, cung tiến nhằm sửa sang lại khuôn viên, tường rào bao quanh, thay hoành tải, đảo ngói, lát lại nền phía trong đền”… Từ lâu, đền Đồng Cổ làng Mỹ Đà, xã Hoằng Đức đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân trong vùng. Đặc biệt, lễ hội đền Đồng Cổ được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng hai (âm lịch) là lễ lớn của làng. Trong khí xuân, sắc xuân ngập tràn, chính quyền và Nhân dân địa phương lại háo hức, nô nức tổ chức rước kiệu từ đền đến văn chỉ của làng sau đó tại vị ở đền. Tế thần được thực hiện trang nghiêm, thành kính. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, thể thao sôi nổi khắp làng. Ngôi đền Đồng Cổ đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2004.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh Hóa có khoảng hơn 1.500 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; 755 di sản văn hóa phi vật thể với gần 300 lễ hội, lễ tục, phong tục tập quán, các trò chơi, trò diễn dân gian… Trong muôn sắc hương ấy, hai ngôi đền Đồng Cổ vẫn tạo được dấu ấn riêng, vẫn song hành với nhịp sống đương đại, trong sự yêu mến, ngưỡng vọng, chung sức đồng lòng bảo tồn và phát huy của các thế hệ cháu con.

Bài và ảnh: Thảo Linh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hai-ngoi-den-dong-co-o-xu-thanh-226119.htm

Cùng chủ đề

Từ đường họ Tăng nơi hoạt động bí mật của các chiến sĩ cách mạng

Nằm bên hữu ngạn sông Lèn, vùng quê cách mạng xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) hôm nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Bởi người dân nơi đây một lòng theo cách mạng nên trong thời kỳ các phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh đang phải hoạt động bí mật, Hưng Lộc được chọn làm nơi nuôi giấu, che chở các cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Những ngày đó, dòng họ Tăng đã lấy...

Tổng duyệt Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp “Niềm tin và khát vọng”

Tối 31/8, tại Khu Lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học miền Nam tập kết ra Bắc (TP Sầm Sơn), Ban Tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneve và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã tổ chức tổng duyệt Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp “Niềm tin và khát vọng” kết nối với 3 điểm cầu: TP Hồ Chí Minh, Thanh Hoá và Đồng...

“Giữ lửa” tuồng cổ trên quê hương xứ Thanh

Nghệ thuật tuồng có trong đời sống văn hóa của người Thanh Hóa từ rất sớm. Chỉ tính riêng giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thanh Hóa đã có gần 30 gánh hát tuồng.Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn trích đoạn tuồng “Ông già cõng vợ đi xem hội” tại sân khấu Quảng trường Lam Sơn, phố đi bộ Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa.Những người gắn bó với...

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu

Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.Đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn...

Thắng lợi vẻ vang, tinh thần bất diệt

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là trang sử vàng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là một bước ngoặt cách mạng chưa từng có trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên một sự kiện “long trời, lở đất” chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do cho dân tộc...

Cùng tác giả

Điểm tin nổi bật sáng ngày 29/9

Những thông tin đáng chú ý: Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3; Dự kiến khởi công Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa vào tháng 11; Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh tránh thảm họa sạt lở đất ở Mường Lát... BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/podcast-6am-diem-tin-noi-bat-sang-ngay-29-9-226137.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 29/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 29/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-29-9-2024-226151.htm

Chủ động ứng phó với mưa lớn

Chiều 28/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 124 /PCTT,TKCN&PTDS gửi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Điện lực Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với...

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 26 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ hội nghị được...

Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa dự kiến sẽ khởi công tháng 11/2024

Sáng 28/9, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và kế hoạch chuẩn bị lễ khởi công thực hiện Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lê Anh Xuân, Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa; đồng...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tại huyện Hoằng Hóa

Sáng 28/9, tại Quảng trường huyện Hoằng Hóa, Sở Công Thương phối hợp UBND huyện Hoằng Hóa tổ chức khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024.Toàn cảnh phiên chợ.Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Trần Đức Lương phát biểu khai mạc.Các đại biểu cùng doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tham dự khai mạc phiên chợ.Trước thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ nhiều phía như: khâu sản xuất, chế...

Tạo cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiềm năng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như các đối tác trong khu vực và quốc tế, ngành công thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), chương trình kết nối giao thương cho các DN. Qua đó, các DN trong tỉnh không những được học hỏi kinh nghiệm phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp cận công nghệ tiên...

Gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Từ chỉ đạo “nóng” của UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án cụm công nghiệp (CCN), các ngành, các địa phương đang tích cực vào cuộc tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, thủ tục đầu tư, đặc biệt là chỉ tiêu sử dụng đất. Sự quyết liệt này bước đầu đã có tác dụng gỡ khó, đưa một số CCN bước vào giai đoạn triển khai.Chủ đầu tư chuẩn bị phương...

Bảo đảm an toàn cho tàu thuyền mùa mưa bão

Mùa mưa bão 2024 đến muộn hơn so với nhiều năm, nên những tháng cuối năm, tình hình vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền vẫn đang được các tỉnh và các đơn vị liên quan quan tâm, nhất là trong những đợt bão lớn.Tàu thuyền ngư dân Sầm Sơn và huyện Quảng Xương được bố trí neo đậu tại Âu neo đậu tránh trú bão Lạch Hới...

Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc

Trong các ngày từ 18 đến 25/9, đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Trung Quốc. Cùng tham gia đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào Xuân Yên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy;...

Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin tạo nền móng vững chắc để Công ty Điện lực Thanh Hóa thực hiện chuyển...

Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện được điều này, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin (VT&CNTT) chính là nền móng vững chắc, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa Công ty hoàn thành tốt các chỉ tiêu,...

UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất cụ thể

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt hỗ trợ và bổ sung kinh phí thực hiện thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất cụ thể cho các huyện, thị xã, thành phố. Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất cụ thể cho thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng, trung du là 50% nhu cầu kinh phí thực hiện. Các huyện miền...

Hơn 394ha nuôi thuỷ sản truyền thống và 525m 3 lồng bè bị thiệt hại do mưa lũ

Từ ngày 21/9 đến 24/9 trên địa bàn Thanh Hóa xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống Nhân dân.Diện tích nuôi cá lồng tại xã Ái Thượng (Bá Thước) bị ảnh hưởng bởi mưa lớn.Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh có hơn 394ha ao cá truyền thống bị ngập, thiệt hại tại các huyện Thường Xuân 1,31ha, Quan Hóa 0,7ha,...

Hơn 394ha nuôi thuỷ sản truyền thống và 525m3 lồng bè bị thiệt hại do mưa lũ

Từ ngày 21/9 đến 24/9 trên địa bàn Thanh Hóa xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống Nhân dân.Diện tích nuôi cá lồng tại xã Ái Thượng (Bá Thước) bị ảnh hưởng bởi mưa lớn.Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh có hơn 394ha ao cá truyền thống bị ngập, thiệt hại tại các huyện Thường Xuân 1,31ha, Quan Hóa 0,7ha,...

Đưa công tác quản lý trật tự xây dựng đi vào nền nếp

Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD), từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp; nhiều dự án, công trình được đầu tư xây dựng đúng quy định đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tỷ lệ công trình vi phạm trên tổng số công trình được...

Tin nổi bật

Tin mới nhất