Powered by Techcity

Khẳng định sức sống của di sản văn hóa phi vật thể sau khi được vinh danh


Thanh Hóa sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) phong phú và đa dạng với nhiều di sản đã vượt ra ngoài giới hạn địa lý và không gian sinh hoạt của một cộng đồng, trở thành DSVHPVT quốc gia. Đây chính là niềm tự hào và cũng đặt ra trách nhiệm cho các địa phương, người dân trong việc chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản ngày càng khẳng định được sức sống trong cộng đồng.

Khẳng định sức sống của di sản văn hóa phi vật thể sau khi được vinh danhĐội hát sắc bùa của người Mường (Ngọc Lặc).

Ai đã từng đến Ngọc Lặc một lần, được hòa mình vào những lời ca, điệu múa trong tiếng cồng chiêng giục giã của lễ hội Pồn Pôông, hay những làn điệu xường giao duyên đằm thắm, những câu hát sắc bùa vui tươi, phấn khởi… chắc hẳn sẽ mãi lưu luyến với vùng đất này. Nói đến hát sắc bùa không thể không nhắc đến Nghệ nhân Ưu tú Phạm Vũ Vượng, thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung. “Hát sắc bùa là một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc của người Mường, có từ rất lâu đời được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nếu như trước đây, hát sắc bùa chỉ có trong các lễ hội, ngày tết, thì từ sau khi được vinh danh là DSVHPVT quốc gia, hát sắc bùa dường như đã trở thành một phong trào, được hát trong những ngày lễ, hay các hoạt động văn nghệ của địa phương, đám cưới, mừng sinh nhật, mừng thọ, xông đất đầu năm… Đội hát sắc bùa đi đến đâu, làng xóm râm ran, không khí vui tươi, sảng khoái đến đó. Các điệu hát sắc bùa rất phong phú, như điệu mở cổng, giao đất, chúc năm mới… vừa đáp ứng được nguyện vọng, ước mơ, tình cảm của người nghe, người xem, lại vừa kết nối mối quan hệ giữa người với người, với thiên nhiên và với môi trường xã hội. Hiện tại, đội văn nghệ hát sắc bùa trong huyện cũng ngày càng thu hút được nhiều thành viên tham gia, độ tuổi cũng dần được trẻ hóa và thường xuyên tập luyện nhằm đem lời ca, tiếng hát làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Cùng với đó, lớp nghệ nhân chúng tôi cũng thường xuyên truyền dạy hát sắc bùa cho học sinh tại các trường học trong huyện nhằm tiếp tục trao truyền di sản cho thế hệ sau” – Nghệ nhân Ưu tú Phạm Vũ Vượng, chia sẻ.

Hiếm có vùng đất nào như Ngọc Lặc mà chỉ nhắc đến thôi cũng đủ cho người ta liên tưởng đến “kho” DSVHPVT hết sức đa dạng và giàu giá trị. Trong đó, phải kể đến hệ thống các di sản đã được công nhận là DSVHPVT quốc gia như, trò diễn Pồn Pôông, nghệ thuật diễn xướng xường giao duyên, nghệ thuật trình diễn dân gian hát sắc bùa, tập quán xã hội và tín ngưỡng nghi lễ nhảng chập đáo (Tết nhảy) của người Dao quần chẹt; tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường (chung của dân tộc Mường 11 huyện miền núi trong tỉnh). Mỗi một di sản đều mang trong mình những nét riêng biệt, độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn. Để rồi, khi các di sản ấy hòa cùng dòng chảy phát triển của lịch sử, sẽ tạo thành bức tranh văn hóa các dân tộc đa sắc màu. Những năm qua, để các di sản sau khi được vinh danh ngày càng lan tỏa và khẳng định được sức sống trong cộng đồng, huyện đã thực hiện nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo.

Ông Phạm Đình Cường, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ngọc Lặc, chia sẻ: “Những năm qua, các di sản văn hóa sau khi được vinh danh đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong việc làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương. Đồng thời, đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn tinh hoa văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong huyện. Ngoài ra, các DSVHPVT quốc gia còn là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng đóng góp vào việc thúc đẩy du lịch của huyện phát triển, tạo sức hấp dẫn du khách đến tham quan. Bởi vậy, huyện sẽ tiếp tục quan tâm đến việc tạo thêm “đất diễn” để các di sản ngày càng lan tỏa trong đời sống cộng đồng thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, đưa di sản đi biểu diễn ở khắp các nơi cả trong và ngoài tỉnh. Quan tâm đến đời sống các nghệ nhân, những người nắm giữ và trao truyền di sản cho lớp kế cận. Đồng thời, gắn việc phát huy giá trị các di sản với phát triển du lịch”.

Tại huyện Thiệu Hóa, nghề đúc đồng truyền thống làng Chè (Trà Đông), xã Thiệu Trung được công nhận là DSVHPVT quốc gia, đã khẳng định được giá trị trong đời sống cộng đồng. Với bàn tay khéo léo tài hoa và trí thông minh, các nghệ nhân ở đây đã sáng tạo ra những sản phẩm đồ đồng truyền thống đa dạng, phong phú như: trống đồng, tượng nhân vật lịch sử, lư hương, chiêng, đồ thờ, tranh đồng, đồ gia dụng bằng đồng… Các sản phẩm cũng ngày càng tinh xảo nên đã dần vượt ra khỏi lũy tre làng, không những vươn khắp thị trường trong nước, nhiều sản phẩm còn xuất khẩu sang Hoa Kỳ và một số nước qua các công ty trung gian. Không chỉ vậy, từ nhiều năm nay làng nghề đúc đồng còn đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch của xã phát triển, thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm quá trình sản xuất. Ngoài ra, các nghệ nhân cũng đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm đồ đồng nhỏ, gọn để phục vụ du khách đến mua sắm đồ lưu niệm. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều di sản được đưa vào Danh mục DSVHPVT quốc gia, như, trò Xuân Phả (Thọ Xuân); lễ hội Trò Chiềng (Yên Định); lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy (Như Thanh); trò diễn dân gian Ngũ trò Viên Khê (Đông Sơn); lễ hội Cầu Ngư (Hậu Lộc); lễ hội đền Độc Cước (TP Sầm Sơn); lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa); lễ hội đền Mưng (Nông Cống)… Mỗi một di sản là một “công trình văn hóa” được “xây” nên từ bàn tay và khối óc của Nhân dân lao động và lấy cảm hứng từ cuộc sống hằng ngày. Song, tất cả đã được thử thách qua thời gian, được chắt lọc và bồi đắp qua nhiều thế hệ, để vượt ra ngoài giới hạn địa lý và không gian sinh hoạt của một cộng đồng và trở thành tài sản chung của cả dân tộc. Đặc biệt, sau khi được vinh danh, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của các di sản ngày càng được các cấp, ngành, các địa phương và Nhân dân quan tâm thực hiện một cách có lộ trình cụ thể, rõ ràng, khoa học, có hiệu quả. Trong đó, chú trọng đến việc đưa di sản vào đời sống, kết nối di sản với phát triển du lịch. Chính sách đãi ngộ và tôn vinh các nghệ nhân văn hóa dân gian cũng được quan tâm thực hiện tốt… Từ đó, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cho muôn đời sau.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/khang-dinh-suc-song-cua-di-san-van-hoa-phi-vat-the-sau-khi-duoc-vinh-danh-219869.htm

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân

Sáng 6/11, tại xã Yên Nhân (Thường Xuân), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT; Cầm Bá Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Xuân đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử triTại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3)

Để gắn trách nhiệm của địa phương, đơn vị, các dự án đầu tư công do tỉnh quản lý yêu cầu nguồn vốn đối ứng được UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định tại chủ trương đầu tư. Trong điều kiện nguồn thu ngân sách chưa đa dạng và vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tiền thu sử dụng đất, thì “bài toán” vốn đối ứng là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các địa phương phải có nhiều...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 2)

Hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh và việc huy động các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở hạ tầng... Chính vì lẽ đó, rốt ráo gỡ vướng các bất cập phát sinh trong giải ngân nguồn vốn hết sức quan trọng này, là tiền đề để Thanh Hóa vươn lên top các tỉnh/thành có tỷ lệ giải...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất