Powered by Techcity

Phát triển làng nghề đáp ứng nhu cầu thị trường


Thanh Hóa được biết đến là địa phương có nhiều nghề, làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, với nhiều sản phẩm có tính đặc trưng, mang đậm hồn cốt văn hóa của mỗi địa phương. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, nhiều làng nghề đã thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cả về mẫu mã và chất lượng. Đồng thời, quan tâm, xây dựng các kênh bán hàng thương mại điện tử để quảng bá, tìm kiếm thị trường, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và sử dụng mạng xã hội để xúc tiến thương mại cho sản phẩm làng nghề vươn xa.

Phát triển làng nghề đáp ứng nhu cầu thị trườngNgười dân tìm hiểu mua sản phẩm đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa).

Nếu như trước đây, hầu hết các hộ dân, cơ sở sản xuất trong làng nghề đều làm thủ công, sử dụng máy móc công nghệ cũ, bán tự động khiến cho hiệu suất lao động thấp, tốn nhiều nhân lực thì đến nay, cơ bản các làng nghề trên địa bàn tỉnh đang dần thay đổi, phát triển mạnh nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất. Trong đó, các làng nghề cơ khí, đúc kim loại ở tỉnh ta đã khẳng định những thành công bất ngờ với nhiều sản phẩm có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong nước và thậm chí còn vươn xa ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điển hình như nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) có 132 cơ sở tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ trong khâu mài giũa đồng, làm nguội, tức chuyển từ công năng qua điện năng, hay việc dùng khuôn bằng composite, silicon, áp dụng công nghệ để tạo mẫu hoa văn 3 chiều… Từ đó giúp cho các sản phẩm đồng Trà Đông liên tục được cải tiến mẫu mã, chất lượng ngày càng nâng cao, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng và phục vụ tín ngưỡng của khách hàng trong nước và quốc tế.

Hay tại làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn vốn nổi tiếng với sản phẩm nước mắm chắt nguyên chất, có độ đạm cao nhưng rất “kén” khách do mùi khá nồng, vị mặn và thường đóng gói thủ công. Những năm gần đây, nhiều hộ dân, cơ sở sản xuất tại làng nghề đã có sự thay đổi tích cực theo xu hướng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Người làm nghề đã khắc phục mùi của nước mắm truyền thống bằng cách thay những bể làm mắm bằng xi măng thành những chum, vại sành để ủ cá; lắng lọc, phơi nắng nhiều lần; ứng dụng hệ thống pin mặt trời để tạo nhiệt lượng làm ấm các bể mắm và vận hành hệ thống khuấy đảo nước mắm tự động; ứng dụng công nghệ vi sinh đa enzyme kết hợp với nhiệt độ, rút ngắn quá trình thủy phân protein của cá; sử dụng hệ thống lọc nước theo công nghệ thẩm thấu ngược lọc những phần thịt cá nhỏ li ti, cặn và vi khuẩn để cho ra thành phẩm trong, bắt mắt hơn nước mắm truyền thống… Việc đóng gói thành phẩm cũng có những thay đổi đáng kể, như thay vì sử dụng chai nhựa đã chuyển dần sang chai thủy tinh có dung tích phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng (làm quà, sử dụng hàng ngày), có túi giấy thiết kế bắt mắt; quy trình đóng chai, dán nhãn cũng được đầu tư bằng dây chuyền tự động theo đúng quy chuẩn…. Nhờ đó, sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên.

Toàn tỉnh hiện có 37 nghề, hơn 110 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận đạt các tiêu chí theo quy định. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề là một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, đóng góp cho chương trình XDNTM và nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn.

Sự phát triển của làng nghề còn tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được lưu giữ. Những năm qua, các địa phương trong tỉnh luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống và phát triển làng nghề mới. Trong đó, tập trung phát triển các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế, hàm lượng văn hóa cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Bên cạnh đó đẩy mạnh hỗ trợ sáng tạo phát triển sản phẩm, hình thành các cơ sở sản xuất mới tại địa phương. Đồng thời, chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Các cơ sở quy mô nhỏ thì giới thiệu, quảng cáo, rao bán sản phẩm trên các kênh miễn phí như: Facebook, Zalo, Lazada. Những doanh nghiệp, cơ sở quy mô lớn đã sẵn sàng bỏ chi phí để quảng cáo sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến Facebook, Zalo, Youtube… để thu hút khách hàng. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm đã được tổ chức tạo cơ hội cho các làng nghề quảng bá giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm mở rộng thị trường…

Những sản phẩm nổi tiếng của các làng nghề như: Chiếu cói Nga Sơn; đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa); nước mắm Khúc Phụ (Hoằng Hóa); nước mắm Ba Làng (thị xã Nghi Sơn)… đã vượt ra khỏi “lũy tre làng”, vươn tới các thị trường lớn trong nước và quốc tế, đem lại những giá trị kinh tế cao cho sản phẩm; đời sống của người dân làng nghề vì thế ngày càng khấm khá hơn.

Bài và ảnh: Minh Hà



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/phat-trien-lang-nghe-dap-ung-nhu-cau-thi-truong-219652.htm

Cùng chủ đề

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động

Công nghệ lạc hậu, quy trình sản xuất chưa tối ưu, đội ngũ lao động vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng... Đó là những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa vẫn thấp hơn so với nhiều địa phương trong cả nước. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp (DN) dệt may cần tìm ra những giải pháp hiệu quả, để vừa nâng cao năng suất lao động, vừa góp...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham quan Khu trưng bày gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo

Sáng 10/10, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến tham quan Khu trưng bày, giới thiệu các gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2024 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Dạ Lan Event (TP Thanh Hóa).Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của hội viên, phụ nữĐến tham quan các gian...

Hành trình “có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc” của chàng trai phố biển

Danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa có sự góp mặt ngày càng đông đảo của những người trẻ. Vì sao chương trình OCOP lại có sức hấp dẫn đối với người trẻ như vậy? Câu trả lời không dừng lại ở giá trị kinh tế, hào quang của người làm chủ... Điều quan trọng mà chương trình OCOP mang lại chính là cơ hội, điểm tựa để nuôi dưỡng và chinh phục ước mơ, niềm đam...

“Bệ phóng vàng” cho khởi nghiệp đột phá

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, sự phát triển kinh tế số (KTS) đã tạo ra môi trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp. Từ khả năng mở rộng thị trường, thu hút tệp khách hàng đa dạng đến việc tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn, KTS đã thay đổi cách các DN trẻ phát triển và cạnh tranh.Kinh tế số là yếu tố quan trọng giúp các sản phẩm của Công...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng và kết hợp trực tuyến tới 14.535 điểm cầu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

Bắt giữ kẻ bị truy nã khi đang làm thủ tục xuất nhập cảnh

Ngày 1/12, thông tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh, lực lượng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài vừa phát hiện và bắt giữ 1 người đang bị Công an TP Nha Trang phát lệnh truy nã, khi người này làm thủ tục xuất nhập cảnh. Theo đó, khoảng 9h25 phút ngày 30/11, trong lúc làm thủ tục nhập cảnh cho công dân, Tổ công tác Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài phối hợp Công an huyện Tân...

Du khách Hà Nội vây kín xem ‘robot nấu phở’, chờ hàng giờ để thưởng thức

Hai ngày cuối tuần, hàng ngàn người dân và du khách đã tới tham gia Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội diễn ra tại Công viên Thống Nhất. Lễ hội quy tụ hơn 80 gian hàng với rất nhiều món đặc sản của Hà Nội, 8 tỉnh thành khác trong nước (Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình) và 16 đại sứ quán như Ấn Độ, Nhật Bản,...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 1/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 1/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-1-12-2024-231985.htm

Tọa đàm cùng Sao Đỏ chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân” 

Tối 30/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Tọa đàm cùng Sao Đỏ với chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân”. Chương trình thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp (DN) tham gia trực tiếp và theo dõi livestream trên fanpage Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa.Chương trình thu hút đông đảo hội viên tham gia trực tiếp.Diễn giả của chương trình là 2 doanh nhân Sao Đỏ: ông Nguyễn Hồng Phong,...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm cùng Sao Đỏ chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân” 

Tối 30/11, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Tọa đàm cùng Sao Đỏ với chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân”. Chương trình thu hút đông đảo cộng đồng doanh nghiệp (DN) tham gia trực tiếp và theo dõi livestream trên fanpage Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa.Chương trình thu hút đông đảo hội viên tham gia trực tiếp.Diễn giả của chương trình là 2 doanh nhân Sao Đỏ: ông Nguyễn Hồng Phong,...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác tưới tiêu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 30/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tưới tiêu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa; lãnh đạo Chi cục Thủy lợi, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Thủy lợi...

Doanh nghiệp dệt may, da giày nỗ lực vượt khó, tiếp cận thị trường mới

Hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may và da giày trên toàn quốc đang ghi nhận những tín hiệu tích cực với tốc độ tăng trưởng mở rộng so với những tháng đầu năm 2024. Cùng chung xu hướng này, các doanh nghiệp (DN) trong nhóm dệt may, da giày tại Thanh Hóa cũng đạt được nhiều kết quả tăng trưởng đáng khích lệ, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho...

Tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh giữa Thanh Hóa

Hai tỉnh Thanh Hóa - Hòa Bình có 135km chiều dài vùng giáp ranh. Đây là khu vực được xác định có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, có nhiều động vật quý hiếm sinh sống. Để bảo vệ an toàn diện tích rừng giáp ranh, những năm qua, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình đã ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy,...

Ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh vận tải hành khách

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành xu thế tất yếu trong hầu hết các ngành nghề. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải đã giúp các doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao hiệu quả vận hành, cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo ra sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.Nhân viên Công ty Vận tải quốc tế Đức Phát kiểm tra...

Từ trí thức Nho học đến chí sĩ yêu nước

Là nhà nho yêu nước, Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đã để lại gia tài văn chương đồ sộ với hơn 600 bài thơ. Nhưng hơn hết ông là một chí sĩ nổi bật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác động không nhỏ đến các sĩ phu yêu nước của Thanh Hóa.Với những gắn bó, đóng góp cho vùng đất xứ Thanh, Nguyễn Thượng Hiền được đặt tên cho một tuyến đường giữa lòng TP Thanh...

Hành trình 5 năm kiến tạo, khẳng định thương hiệu Bất động sản Bắc Bộ từ những giá trị vững bền

Ngày 29/11/2024 đánh dấu hành trình 5 năm phát triển của Công ty Cổ phần Bất động sản Bắc Bộ. Từ những bước đi đầu tiên đầy thử thách, doanh nghiệp đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới sáng tạo và khẳng định vị thế là một trong những nhà phân phối, phát triển dự án bất động sản hàng đầu khu vực.Đội ngũ nhân sự tràn đầy nhiệt huyết của Bất động sản Bắc Bộ.5 năm - Hành...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Tin nổi bật

Tin mới nhất