Powered by Techcity

Phát triển du lịch bền vững từ cách tiếp cận thị trường nguồn


Ngành “công nghiệp không khói” Thanh Hóa đang có bước tăng trưởng tích cực, khi doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 20 nghìn tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, sự tăng trưởng này có sự đóng góp tích cực từ nguồn khách đến từ một số trọng điểm du lịch trong cả nước.

Phát triển du lịch bền vững từ cách tiếp cận thị trường nguồnHiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng mở rộng (tháng 4/2024).

Xác định liên kết, hợp tác với các địa phương trọng điểm du lịch trong nước là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển du lịch bền vững. Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đa dạng các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch như: Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh “Một hành trình – Nhiều trải nghiệm” (sự kiện Bên lề Hội chợ Du lịch quốc tế VITM – Hà Nội 2024”; Hội nghị liên kết phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh đồng bằng sông Hồng mở rộng, tại tỉnh Bắc Giang; đón đoàn famtrip, presstrip các tỉnh, thành đến từ Tây Bắc và Đông Nam bộ; quảng bá du lịch Thanh Hóa tại các cảng hàng không lớn trong nước và trên kênh truyền hình quốc tế CNN; làm việc với đại diện Tập đoàn BBC (Vương quốc Anh) về kế hoạch hợp tác quảng bá du lịch Thanh Hóa trong thời gian tới…

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2024, các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã đón gần 9,8 triệu lượt khách, tăng 16,1% so với cùng kỳ 2023. Tổng thu du lịch ước đạt 19.848,5 tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2023 và đạt 61,3% kế hoạch năm 2024.

Đại diện một số đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh nhận định, chiến lược tiếp cận các thị trường nguồn của tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới đã, đang được triển khai một cách đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt cho các doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Đồng thời cho biết, kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2024 có sự đóng góp tích cực của thị trường khách đến từ các nguồn cung lớn trong nước như: TP Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Giám đốc Vietravel chi nhánh Thanh Hóa Trần Thị Nga khẳng định: “Từ đầu năm đến nay, lượng khách đến từ một số trọng điểm du lịch cả nước có sự tăng trưởng tích cực, tăng khoảng 20% so với năm 2023. Với nhu cầu thị trường như hiện nay, đặc biệt là khi công viên nước Sầm Sơn – Sam Son Water Park đã chính thức mở cửa đón khách, không chỉ riêng Vietravel mà chắc chắn các đơn vị lữ hành khác sẽ khai thác được lượng khách lớn đến Thanh Hóa tham quan, nghỉ dưỡng từ các tỉnh, thành phố Đông Nam bộ và một số tỉnh, thành phía Bắc”.

Theo dự báo, trong những tháng cuối năm, thị trường khách đến từ các trọng điểm du lịch cả nước, kể cả thị trường khách du lịch truyền thống đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc đến Thanh Hóa vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, đặc biệt là dòng khách MICE và nghỉ dưỡng. Cùng với đó, sản phẩm du lịch biển năm nay sẽ kéo dài thời gian khai thác, đối với các sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái cộng đồng sẽ được doanh nghiệp lữ hành khai thác triệt để nhằm hút khách trong những tháng cuối năm.

Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại và Du lịch Lê Gia (TP Thanh Hóa) Phan Thị Hà cho rằng: “Thời gian gần đây, du khách lựa chọn Thanh Hóa là điểm đến yêu thích không chỉ bởi du lịch biển, khám phá thiên nhiên mà còn bởi sự tò mò với các sản phẩm, dịch vụ mới. Hơn nữa, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô lớn, hấp dẫn đã, đang tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị lữ hành đẩy mạnh khai thác nguồn khách từ các thị trường du lịch trọng điểm. Với chiến lược làm mới sản phẩm hiện có và không ngừng tung ra thị trường các sản phẩm du lịch mới, là cơ sở để Thanh Hóa trở thành một trong những điểm đến “hot” nhất miền Bắc trong những tháng cuối năm. Về phía các doanh nghiệp dịch vụ du lịch rất mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm định hướng trong công tác phát triển, xây dựng sản phẩm, nhằm đưa ra thị trường tour, tuyến du lịch chất lượng, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của du khách đến từ các trọng điểm du lịch mà tỉnh đang hướng tới”.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2024, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trọng điểm về phát triển du lịch, trọng tâm là tỉnh Lâm Đồng. Cùng với đó, chú trọng tổ chức một số hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch như: công bố các tour, tuyến điểm du lịch mới; đón các đoàn famtrip, presstrip khu vực Đông Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên đến khảo sát, đánh giá sản phẩm du lịch, kết nối tour tuyến du lịch tại Thanh Hóa; đón đoàn famtrip các nước châu Á đến khảo sát, đánh giá sản phẩm và tổ chức hội thảo chuyên đề các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa, tư vấn hoàn thiện tour tuyến du lịch… Qua đó, không chỉ hướng tới khai thác nguồn khách từ các thị trường trọng điểm du lịch trong nước mà còn vươn xa thu hút dòng khách quốc tế, góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Bài và ảnh: Hoài Anh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/phat-trien-du-lich-ben-vung-tu-cach-tiep-can-thi-truong-nguon-218857.htm

Cùng chủ đề

Quản lý, bảo vệ rừng bền vững ở Thường Xuân

Đón chúng tôi, anh Lang Hữu Phước - chủ trang trại rừng tại xã Yên Nhân (Thường Xuân) hồ hởi chia sẻ, gia đình anh được hợp đồng khoán bảo vệ rừng (BVR) với diện tích 19,47ha rừng phòng hộ.Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân kiểm tra rừng tại xã Xuân Lộc.Từ năm 2019 đến nay gia đình đã trồng, chăm sóc được 7ha rừng keo, trong đó có 4,5ha keo lai. Cán...

Phát triển rừng luồng theo hướng thâm canh bền vững

Đến tháng 9/2024, huyện Bá Thước có hơn 11.000ha rừng luồng. Các tháng vừa qua, huyện đã thực hiện kế hoạch năm 2024 thâm canh, phục tráng 1.095ha rừng luồng năm thứ nhất và chăm sóc, bón phân năm thứ 2 cho 390ha. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động tuyên truyền hiệu quả phát triển vùng luồng thâm canh; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng cho các hộ đăng ký...

Giữ “sức khỏe” cho đất

Với quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu, góp phần bảo vệ và phát triển sự đa dạng của hệ sinh vật có ích trong đất, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả và giá trị trong sản xuất nông nghiệp.Anh Trương Ngọc Huy làm đất kết hợp bón...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Chợ truyền thống “thay áo mới” sau chuyển đổi

Với 16 chợ truyền thống đang hoạt động, huyện Hậu Lộc đã chuyển đổi được một số chợ từ mô hình ban quản lý chợ sang doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác. Các chợ sau chuyển đổi như được khoác trên mình “chiếc áo mới”. Ngoài hạ tầng thương mại được đầu tư, chỉnh trang sạch đẹp, các chợ còn phát huy hiệu quả hoạt động buôn bán và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Huyện Kon Rẫy hiện nay đang triển khai thực hiện 08/10 dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Từ năm 2022 đến nay, huyện được bố trí kinh phí hơn 129 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Để đảm bảo nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả, UBND huyện Kon Rẫy đã soát, xác định nhu cầu tình hình thực tế của từng địa phương để phân bổ vốn một cách hợp lý,...

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – NamKết quả nghiên cứu mới nhất của tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam khoảng 4 km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát là 1.541 km. Ảnh minh họa Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên...

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/9 đến 4/10

* Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/10/2024. * Ngày 11/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, 1.200 đồng/CP, ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng...

Người dân ngồi thẫn thờ bên gốc đào và những ruộng lúa chín vàng trên Lào Cai

Các tuyến phố, những vị trí trang trọng ở Hà Nội những ngày này được trang hoàng rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Ảnh: Lê Hiếu. Xem chi tiết bài tại đây: Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô So với các làng đào Nhật Tân và Phú Thượng, làng đào La Cả ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, ngập...

Công tác kinh doanh và dịch vụ góp phần đưa ngành điện đến gần hơn với khách hàng

Lấy khách hàng làm trọng tâm, cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng.Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.Thực hiện dịch vụ điện trực tuyếnCùng với công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, đáp ứng đủ điện...

Cùng chuyên mục

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa...

Đổi mới công tác quảng bá du lịch trong thời đại công nghệ số

Các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo và có nhiều đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, xúc tiến du lịch. Từ đó, góp phần đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đi nhanh và đi xa hơn đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước.Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch qua nền tảng số, du khách đến tham quan...

Khi người trẻ làm du lịch

Cái tên “Ông Hướng Farm Stay” giờ đây hẳn không còn xa lạ với khách du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giới trẻ. Đây là tâm huyết của chàng trai trẻ 9X Nguyễn Hà Đông và các cộng sự “gen Z”.Nguyễn Hà Đông và Đoàn Hữu Ngọ (từ phải qua) tại không gian Ông Hướng Farm Stay.Ông Hướng Farm Stay, thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến (Đông Sơn) là điểm đến mới được đưa vào khai...

Du lịch Thanh Hóa vượt chỉ tiêu lượng khách năm 2024 chỉ trong 9 tháng

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng, tổng lượt khách đến Thanh Hóa ước đạt gần 14,5 triệu lượt, đạt 104,7% kế hoạch năm 2024.Công viên nước Sun World Sầm Sơn - điểm nhấn mới hút khách du lịch khi đến Thanh Hóa.Với việc tổ chức đa dạng các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, cùng với đưa vào khai thác đa dạng sản phẩm du lịch, vui...

Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.Lễ hội Lam Kinh gắn...

xu hướng thể thao của phụ nữ hiện đại

Khỏe mạnh, an tĩnh, nhẹ nhàng và tươi trẻ, đó là những gì mà những người tập Yoga đạt được sau thời gian tập luyện... Với những giá trị mang lại, Yoga đã trở thành xu hướng phổ biến rộng rãi của phụ nữ hiện đại. Đây được coi là bộ môn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, đồng thời là lựa chọn phù hợp đối với nhiều lứa tuổi.Các học viên tại CLB Xanh Club Fitness...

Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào Thái

Người Thái là cư dân gắn bó với nước, giỏi trồng lúa, lấy nước từ sông suối qua hệ thống thủy lợi: mương, pai, lái, lịn tưới cho nương cao, ruộng thấp. Qua thực tiễn cuộc sống, người Thái từng đúc kết “khúc sông, vụng cá”. Nước là khởi nguồn của sự sống, có nước thì con người “không đói cơm đói gạo, không thiếu cá, canh rêu” và “có nước mới có ruộng/có mường mới có Tạo”.Đua thuyền...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất