Powered by Techcity

Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích lập quy hoạch khoảng 721,09 ha


UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 25/6/2024 về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp (KCN) số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn.

Khu công nghiệp số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích lập quy hoạch khoảng 721,09 ha

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Tân Trường, Phú Lâm, Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn. Ranh giới được giới hạn như sau: Phía Bắc và phía Tây giáp đất lâm nghiệp, phía Nam giáp đất lâm nghiệp và đất ở làng xóm, phía Đông giáp tuyến đường Nghi Sơn – Bãi Trành. Diện tích lập quy hoạch khoảng 721,09 ha.

Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ cụ thể hóa Điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018).

Hình thành KCN để thu hút đầu tư, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, với việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kết nối các KCN với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế Nghi Sơn và khu vực lân cận, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ. Bố trí các loại hình công nghiệp phù hợp, hài hoà với tổng thể kiến trúc, đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Về tính chất, KCN số 15, Khu kinh tế Nghi Sơn được định hướng là KCN đa ngành, trong đó ưu tiên công nghiệp cơ khí chế tạo, chế biến nông lâm sản và công nghiệp điện tái tạo. Quy mô lao động trong KCN khoảng 18.600 người.

Về cơ cấu và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 721,09 ha, trong đó đất xây dựng KCN 691,45 ha; đất rừng phòng hộ và mặt nước 29,64 ha. Đối với 691,45 ha đất xây dựng KCN, đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp chiếm 74,6%; đất công trình dịch vụ, tiện ích công cộng chiếm 1,1%; đất công trình hạ tầng kỹ thuật chiếm 1,1%; còn lại là đất cây xanh, giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác.

Về định hướng tổ chức không gian, KCN số 15 được chia thành 2 khu: Khu A (khu vực dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hoá I) diện tích khoảng 229,18 ha nằm phía Bắc của KCN; Khu B (KCN Đồng Vàng) diện tích khoảng 491,91 ha nằm phía Nam của KCN.

Đối với Khu A, quy hoạch không gian dự án dựa theo địa hình tự nhiên, giảm tối đa việc san gạt địa hình. Đối với Khu B, quy hoạch phân lô các lô đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp linh hoạt, có thể ghép nối nhiều lô đất để đáp ứng yêu cầu xây dựng của các nhà máy có quy mô lớn. Chú trọng thu hút các doanh nghiệp lớn mang tính chất mỏ neo cho phát triển KCN.

Đối với khu dịch vụ, tiện ích công cộng: Văn phòng điều hành, đội PCCC được bố trí tại trung tâm khu công nghiệp; các công trình như: cơ quan quản lý, cơ sở lưu trú, các công trình dịch vụ thương mại và trưng bày sản phẩm, trung tâm văn hóa thể thao khu công nghiệp… được bố trí ở gần lối ra, vào của KCN.

Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Trạm điện, xử lý nước thải… được bố trí riêng biệt cho từng khu (Khu A và Khu B) và được bố trí giáp các tuyến đường giao thông thuận lợi cho việc đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN.

KCN phải bố trí các khu công viên cây xanh tập trung trong KCN tại các khu vực trung tâm, kết hợp hài hòa với các khu vực đất rừng phòng hộ được giữ lại tạo thành những mảng xanh mát lớn, cảnh quan và góp phần cải thiện môi trường sinh thái trong KCN. Ngoài khu cây xanh tập trung, còn bố trí cây xanh tại các dải phân cách, dọc các trục đường giao thông, xung quanh các khu hạ tầng kỹ thuật và dải cây xanh cách ly tối thiểu 10 m, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và mỹ quan cho KCN.

Hệ thống giao thông nội khu được thiết kế theo dạng ô bàn cờ, thuận lợi kết nối với các tuyến đường giao thông đối ngoại, đảm bảo tiếp cận thuận tiện đến từng lô đất.

Đối với công tác bố trí tái định cư, khi thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN phải đồng thời thực hiện dự án khu tái định cư, đảm bảo hoàn thành xây dựng khu tái định cư trước khi thực hiện di chuyển các hộ dân. Tổng diện tích đất khu tái định cư khoảng 12,17 ha, được chia thành 2 khu. Cụ thể đối với các hộ thuộc xã Phú Lâm được bố trí vào Khu đô thị Phú Lâm, tại các lô đất từ TDC:01 đến TDC:06, với tổng diện tích khoảng 7,48 ha. Các hộ xã Tùng Lâm được bố trí vào Khu dân cư Tùng Lâm, tại lô đất TĐC-01, diện tích khoảng 4,69 ha. Đồng thời, để tạo điều kiện về nhà ở công nhân, dự kiến bố trí khoảng 13,07 ha đất nhà ở xã hội tại Khu đô thị Phú Lâm.

Về công tác tổ chức thực hiện, UBND tỉnh giao Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức công bố, công khai nội dung quy hoạch phân khu xây dựng; tổ chức kêu gọi đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt. Tham mưu tổ chức thực hiện cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt theo quy định. Tổ chức bàn giao hồ sơ quy hoạch phân khu xây dựng cho Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch – Kiến trúc Thanh Hóa và chính quyền địa phương, làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

UBND thị xã Nghi Sơn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN và các cơ quan liên quan kiểm tra, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt và quản lý quy hoạch theo quy định của pháp luật. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan được giao, bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phân khu xây dựng được duyệt.

Việt Hương



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/khu-cong-nghiep-so-15-khu-kinh-te-nghi-son-co-dien-tich-lap-quy-hoach-khoang-721-09-ha-218815.htm

Cùng chủ đề

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Để “rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương”

Năm 2020 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trong đó xác định vai trò trồng và bảo vệ rừng của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư là vô cùng quan trọng.Sơ kết 3 năm thực hiện đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bên cạnh những địa phương thực hiện đạt kết quả cao, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã hưởng...

Đảm bảo an ninh trật tự lễ hội đầu xuân

Những ngày đầu xuân, các khu du lịch, di tích, danh thắng và lễ hội tâm linh trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài tỉnh đến du ngoạn, tham quan, chiêm bái. Để bảo đảm cho Nhân dân và du khách thập phương phấn khởi, yên tâm du xuân trong dịp đầu năm mới, Công an tỉnh đã tăng cường lực lượng, triển khai các phương...

Du xuân vãn cảnh đầu năm

Trong tiết trời lạnh của những ngày đầu năm mới, người dân khắp nơi lại tấp nập đến các di tích lịch sử - văn hóa, các ngôi đền, đình chùa trên địa bàn tỉnh để du xuân vãn cảnh, cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.Du khách dâng hương tại chùa Vồm, phường...

Phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn

Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa trải qua một năm bứt phá, tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, cao nhất từ trước đến nay. Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao, ngành NN&PTNT đang thực hiện quyết liệt các biện pháp tái cơ cấu, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.Giám đốc Sở...

Cùng tác giả

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 7/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (7/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 42; Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đi kiểm tra các công trình trọng điểm về giao thông và văn hóa. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-7-2-2025-238875.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 7/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 7/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-7-2-2025-238882.htm

Hàng ngàn du khách đổ về Am Tiên ngày “mở cổng trời”

Từ sáng sớm 6/2 (tức mùng 9 Tết Nguyên đán) hàng ngàn du khách đổ về Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) để chiêm bái, vãn cảnh và cầu bình an.Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng trời” trên đỉnh núi Nưa. Nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất...

Cùng chuyên mục

Sức hút từ các sự kiện văn hóa, du lịch đầu xuân

Nói đến trải nghiệm du lịch đầu xuân xứ Thanh không thể không nhắc đến các lễ hội truyền thống và chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch hấp dẫn. Phát huy giá trị, nỗ lực sáng tạo và khẳng định bản sắc từ các sự kiện văn hóa, du lịch đã giúp Thanh Hóa thu hút lượng lớn khách du lịch từ những ngày đầu xuân.Một góc chợ quê tại sự kiện “Tết xưa làng cổ” (TP Thanh...

Hỗ trợ vốn vay cho hội viên phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp hội LHPN trong tỉnh. Nhiều năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội thực hiện nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.Chị Doãn Thị Hiền, chi hội phụ nữ phố Dinh Xá, phường Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa) được...

Kết nối Quốc lộ 45 với Quốc lộ 1A

Dự án tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa) có tổng chiều dài 14,6km với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng được UBND tỉnh khởi công xây dựng từ tháng 1/2023. Với sự quyết tâm của Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thông xe kỹ thuật, đưa vào sử...

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Kỳ vọng ngành bán lẻ bứt phá trong năm 2025

Năm 2025 ngành bán lẻ Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

PC Thanh Hóa triển khai giải pháp nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp

Thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2025, ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã bắt tay ngay vào công việc sau kỳ nghỉ tết.Ngày 04/02, PC Thanh Hóa đã tổ chức họp triển khai giải pháp thực hiện văn bản số 457/EVNNPC-KH+KT, ngày 24/01/2025 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc lập phương án đầu tư...

Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê...

Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê Gia Sáng ngày 5/2/2025, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự lễ ra quân sản xuất, kinh doanh đầu năm Ất Tỵ tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, (H. Hoằng Hóa). Page Content ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất